265-2018 - page 15

11
Kinh tế -
ThứNăm15-11-2018
Giải quyết thủ tục nhanh, chậm:
Vẫn nặng ở… phong bì!
CHÂNLUẬN
C
ác doanh nghiệp (DN),
chuyên gia đã kể những
câu chuyện thực tại hội
thảo đánh giá về chất lượng
cắt giảmđiều kiện kinh doanh
diễn ra ngày 14-11.
Bỗng nhiên thấy trống
vắng vì mất quyền lực
“Một sốDNnói với tôi điều
kiện kinh doanh (ĐKKD) đã
giảm đi, việc thực hiện các
thủ tục qua mạng đã dễ dàng
hơn. Nhưng khâu cuối cùng
dứt khoát phải tiếp cận cán bộ,
nghĩa là thủ tục hành chính
dù đơn giản thế nào cũng cố
giữ lại khâu gặp trực tiếp giữa
DN và cán bộ” - chuyên gia
kinh tế Lê Đăng Doanh nói.
Chính vì vậy, theo TS
Doanh, các DN vẫn phản
ánh với ông: “Nếu phong bì
nhẹ thì ba tháng thủ tục mới
xong, nếu phong bì đủ nặng
thì chiều đến lấy ngay. Các
DN còn nói chi phí tăng lên có
khi tới 500%. Trước kia chúng
em thuộc loại nhà nghèo, đưa
200.000 đến 500.000 đồng sẽ
được cán bộ giải quyết hoàn
thiện một thủ tục nhưng giờ
mức ấy không ăn thua”.
Vị chuyên gia kinh tế này
đặt vấn đề rằng: Với các chi
phí như vậy thì liệu DN có
cạnh tranh trước sức ép hội
nhập khi sản phẩm, dịch vụ
từ bên ngoài tràn vào hay
không. “Nhiều khi chỉ sai một
dấu phẩy đủ khiến nhà kinh
doanhmất chi phí, cơ hội kinh
doanh. Thậm chí chỉ có nước
phá sản!” - ông Doanh nói.
TS ĐậuAnh Tuấn, Trưởng
ban Pháp chế, Phòng Thương
mại vàCông nghiệpViệt Nam,
cũngđềcập tới nhữngđiềukiện
vô lý như yêu cầu cấp chứng
chỉ này, chứng
kia khiến DN
phải cử nhân
viên đi học lấy
chứng chỉ cho
cólệ.Thậmchí
nhiều công ty
cho biết nhân
viên của họ đến lớp có nhiệm
vụ…dẫn thầy đi nhậu và nộp
tiền lấy chứng chỉ!
Ông Tuấn lấy chính câu
chuyện của… bà xã ra để
kể. “Bà xã tôi đi dạy Yoga,
có những tổ chức quốc tế đã
cấp chứng chỉ. Thế nhưng
vẫn bị yêu cầu phải đi học
chứng chỉ kiểu rất hình thức.
Chủ yếu đến lớp để đọc tài
liệu, rồi nộp tiền lấy chứng
chỉ” - ông Tuấn cho biết.
Cung theo ông Tuân, tuy
công nhận có một số điêu
chinh rất tiến
bộ như bãi bỏ
quyhoạchkinh
doanh xăng
d ầ u nhưng
nhiềuSởCông
Thương các
tỉnh cho biết
họ cảm thấy trống vắng sau
khi quy đinh nay bi khai tư.
“Tôi đi tỉnh, thấy nhiều Sở
CôngThương không quen với
việc bãi bỏ này. Trước đây
rất quyền lực trong việc bàn
chuyên quy hoạch các cây
xăng nhưng giờ họ không có
quyền đó nữa, đâm ra thấy
trống vắng. Họ vẫn đòi phải
có ý kiến và nói lên trên là tại
sao lại bỏ thế” - ông Tuấn nói.
Rất gian khổ
Trình bày sơ bộ về kết quả
rà soát, đánh giá việc cắt giảm
ĐKKD,ôngPhanĐứcHiếu,Phó
Viện trưởngViện Nghiên cứu
quản lýkinh tếTrungương, cho
hay: Đến nay các ĐKKD thực
sựđược bãi bỏ chỉ là 771, trong
khi đó có 29ĐKKDphát sinh.
Nếu tính tổng số các ĐKKD
hiện hành thì việc cắt giảm là
không đạt 50% như yêu cầu
của Chính phủ.
Điểm ra một số ĐKKD
có tác động lớn đến thị
trường, ông Hiếu kể ra một
số ĐKKD về gas trong Nghị
định 87/2018, hay một số
ĐKKD đã quy định về số
lượng nhân sự của ngành
Cần một tư duy mới
TSĐậuAnhTuấn,TrưởngbanPháp chế, PhòngThương
mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận xét hiện nay tư duy
nhà nước can thiệp vẫn phổ biến: Nhà nước quản lý, nhà
nước khôn hơn thị trường. Vai trò của hội, tổ chức bên
ngoài còn yếu. Do đó phải có một quy trình ban hành,
kiểm soát văn bản mới.
“Chẳng hạn như phải đặt ra điều kiện mới phải có
thẩm định tác động về kinh tế. DN lớn sáp nhập còn
phải làm thủ tục về đánh giá hạn chế cạnh tranh. Trong
khi đó, một quy định tác động đến cả ngành hàng, tác
động đến cạnh tranh rất lớn lại không chịu thẩm định
chặt chẽ” - ông Tuấn cho biết.
Ở góc độ khác, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì cho
rằng cần phải có cơ chế để bộ trưởng có thể thay thế
những người làm việc không hiệu quả để tạo sức ép
thực sự. “Muốn vậy thì phải có thước đo đánh giá sự
khác biệt ai làm được, ai không làm được, ai làm được
tới đâu” - ông Cung nói.
Trên thực tế vẫn tồn
tại tình trạng phong
bì nặng giải quyết
nhanh, phong bì
nhẹ thì để đó.
nghề đã rút cực gọn.
Tuy vậy, theo ôngHiếu, vẫn
có những sự cắt giảm chẳng
mang lại tác động gì. Chẳng
hạn như quy định “có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ”, hay
việc sửa đổi các quy định yêu
cầu nhân sự có kinh nghiệm
36 tháng thì được giảmxuống
còn… 30 tháng. Đặc biệt, có
những quy định được bổ sung
gây khó khăn cho DN.
“Cómột điều rất đáng quan
ngại. Đó là trong khi có những
bộ cắt giảmĐKKD thì những
ĐKKDbị cắt giảmấy lại được
bộ khác đưa vào” - ông Hiếu
nói. Ông lấy ví dụ về một số
quy định trong Nghị định
49/2018, quy định về yêu cầu
kiểm định chất lượng giáo
dục. Theo ông, nghị định này
yêu cầu cơ sở kiểm định chất
lượng giáo dục phải có ít nhất
10 kiểm định viên, có trụ sở
ổn định hai năm, có phòng
làm việc cho mỗi kiểm định
viên tối thiểu 8 m
2
Chỉ ra số lượngDNđăng ký
tăng28%nhưng số lượngđóng
cửa tăng đến 47%, chuyên gia
kinh tế Lê Đăng Doanh đánh
giá môi trường kinh doanh
thực sự có vấn đề. Trong khi
cuộc chiến cắt giảmĐKKD là
gian khổ. Bởi thời Thủ tướng
Phan Văn Khải cắt giảm hơn
nửa trong số gần 500 ĐKKD
cũng đã rất gian nan rồi.
“Có luật sư chuyên hỗ trợ
DN nói với tôi, ĐKKD hiện
nay có tới 7.000 chứ không
phải 5.000 hay 3.000 như ta
đang thấy. Vì vậy, cuộc chiến
này vẫn rất khẩn thiết” - TS
Doanh nói. •
Nhiều công ty cho biết nhân viên của họ đến lớp có nhiệmvụ…dẫn thầy đi nhậu và nộp tiền lấy chứng chỉ!
TS PhanĐức Hiếu: Có những quy định bộ này bỏ
nhưng bộ khác lại…bổ sung vào quy địnhmới.
nh: CHÂN LUẬN
TSĐậuAnh Tuấn: Sau khi khai tử giấy phép con,
có cán bộ thấy trống vắng vì mất quyền lực.
Bãi bỏ nghị định về điều kiện kinh doanh
mũ bảo hiểm xe máy
(PL)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 154/2018
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện
đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm
tra chuyên ngành.
Nghi đinh nay đa bãi bỏ Nghị định số 87/2016 về điều
kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Nghị định 87 quy định doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm,
điều kiện về cơ sở vật chất được quy định là có diện tích
mặt bằng phù hợp với quy mô sản xuất; có kho chứa phù
hợp để bảo đảm việc kiểm soát chất lượng của vật tư. Về
thiết bị sản xuất, doanh nghiệp phải có đủ thiết bị ép vỏ mũ,
ép lớp hấp thụ xung động (mút xốp), thiết bị dập đinh tán
và các công cụ khác…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải có hệ thống đại
lý, cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu của mình hoặc đồng sở
hữu, hoặc có giao kèo tiêu thụ sản phẩm bằng hợp đồng
kinh tế; các đại lý, cửa hàng còn phải có địa chỉ rõ ràng,
có biển hiệu treo ở vị trí dễ quan sát…
Đây là những điều kiện kinh doanh gây nhiều khó khăn
cho các doanh nghiệp trong thời gian qua.
MINH LONG
Nhiều m t hàng giá 0 đồng
tại chương trình Online Friday 2018
(PL)- Ngày 14-11, Bộ Công Thương đã họp báo giới
thiệu chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến - Online
Friday 2018”. Chương trình nay dự kiến diễn ra vào ngày
thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 (ngày 7-12). Ban tổ chức
cho biết đã có 3.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký tham
gia chương trình với 5.000 sản phẩm giảm giá. Bộ Công
Thương đặt mục tiêu sẽ có 2 triệu đơn hàng được giao
dịch, trong đó có 5.000 sản phẩm giảm giá tham gia.
Bộ Công Thương cho hay sẽ yêu cầu DN cam kết khi
đưa sản phẩm lên hệ thống phải có văn bản, cung cấp
thông tin chứng nhận về xuất xứ của hàng hóa. Sau khi
mua hàng, khách hàng hoàn toàn có thể gửi phản hồi về
hàng hóa đó với phía ban tổ chức. Nếu thật sự có vấn
đề, toàn bộ hàng hóa của DN đó sẽ bị gỡ xuống khỏi
chương trình.
Đại diện Bộ Công Thương cũng khẳng định Online
Friday năm 2018 sẽ có các sản phẩm có giá 0 đồng hoặc
giảm giá sốc 80%-90%. Theo đó, khách mua hàng vẫn trả
tiền bình thường nhưng sẽ được các DN gửi tặng phiếu
giảm giá bằng với số tiền khách hàng đã bỏ ra. Sau đó,
khách hàng sử dụng phiếu này tiếp tục mua sắm. Hoặc có
DN sẽ khuyến mãi bằng chính sách hậu mãi cho khách
hàng, tùy theo chiến lược của các DN.
TRÀ PHƯƠNG
Kiểm toán Nhà nước lại “đòi” gần
2.500 tỉ đồng từ bia Sài Gòn
(PL)- Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực IV vừa gửi
công văn đôn đốc Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước
giải khát Sài Gòn (Sabeco) thực hiện kiến nghị của kiểm
toán đã được ban hành từ hồi đầu năm 2018.
Cụ thể, từ tháng 2-2018, khi thực hiện kiểm toán đối với
báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử
dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Sabeco, KTNN
đã kiến nghị Sabeco nộp về ngân sách nhà nước trên
2.495 tỉ đồng. Đây là khoản lợi nhuận chia cho cổ đông
nhà nước từ nguồn lợi nhuận từ năm 2016 trở về trước.
Đến tháng 4-2018, Bộ Công Thương đã đề nghị sử dụng
nguồn lợi nhuận này để nộp tiền phạt hành chính về thuế
và tiền phạt chậm nộp đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt bi
truy thu trong giai đoạn 2007-2015. Tuy vậy, đến nay Bộ
Tài chính và Tổng cục Thuế vẫn chưa thực hiện xử phạt
hành chính và truy thu số tiền chậm nộp. Do vậy, KTNN
đề nghị Sabeco nộp số tiền 2.495 tỉ đồng nói trên về cho
ngân sách nhà nước trước ngày 20-11.
CHÂN LUẬN
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook