265-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm15-11-2018
trong phiên xử chiều cùng ngày.
“Game sắp có giấy phép,
các em cứ thoải mái phát
triển…”
Trả lời thẩm vấn tại tòa, các bị cáo
là đại lý và “con bạc” trong đường
dây cá độ đều thừa nhận hành vi
vi phạm pháp luật, thừa nhận các
số liệu trong hồ sơ vụ án. Nhiều bị
cáo thể hiện sự ăn năn hối lỗi, mong
được có cơ hội để sửa sai…
Bị cáoVũ Bá Dũng, một trong các
đại lý cấp 1, khai trước khi làm đại
lý, bị cáo kinh doanh Internet, mua
bán SIM số và làm đại lý Vietlott.
Dũng khai không quen biết Hoàng
Thành Trung (đang bỏ trốn), người
được cho là giữ vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển đường
dây đánh bạc ngàn tỉ. Tới khi làm
đại lý, Dũng mới biết tới nhân vật
này. “Anh Trung nói các em yên
tâm làm vì có thế lực rất lớn ở trên
bảo kê” - Dũng khai và hai lần nhấn
mạnh ý này tại tòa.
Bị cáo Dũng cũng khai đã phát
triển được hơn 1.000 đại lý cấp 2.
Bị cáo sử dụng 30 tài khoản ngân
hàng để mua bán Rik, chủ yếu là
Vietcombank, Vietinbank, Đông
Á, Sacombank… Tổng số tiền bị
cáo được hưởng lợi khi làm đại lý
cấp 1 cho các game bài là hơn 5,5
tỉ đồng và đã được bị cáo nộp đủ
vào kho bạc nhà nước.
Hiện cơ quan điều tra đang phong
tỏa 30 tài khoản ngân hàng nói trên
với tổng số tiền hơn 15 tỉ đồng. Bị
cáo Dũng thể hiện sự ăn năn hối hận,
mong muốn được nhận lại số tiền
đã bị phong tỏa (sau khi khấu trừ
thực hiện các nghĩa vụ), bởi ngoài
làm đại lý game bài, bị cáo còn kinh
doanh nhiều lĩnh vực khác.
“Trung nói “có thế lực lớn bảo
kê”, theo bị cáo hiểu thì đây là thế
lực gì?” - luật sư Trần Hồng Phúc
(bào chữa cho cựu chủ tịch CNC
Nguyễn Văn Dương) hỏi.
“Bị cáo nghĩ game này là game
hợp pháp” - bị cáo Dũng đáp.
Luật sư Phúc hỏi tiếp: “Vì sao
trong hồ sơ không có lời khai này
của bị cáo?”. Dũng cho hay đây
chỉ là lời nói trong các buổi offline,
không có văn bản, không có bằng
chứng xác thực nên bị cáo không
khai với cơ quan điều tra.
Một đại lý cấp 1 khác, bị cáo
Nguyễn Văn Ngọc cũng khai: “Bị
cáo gặp anh Trung (Hoàng Thành
Trung - PV), anh ấy nói: “Con game
này sắp có giấy phép kinh doanh,
các em cứ thoải mái phát triển,
không ảnh hưởng gì đến pháp luật
đâu”. Ngọc cũng thừa nhận đã phát
triển được hơn 1.000 đại lý cấp 2,
hưởng lợi hơn 3 tỉ đồng từ đường
dây đánh bạc này.
Liên tục phải chăm sóc y tế
Về sức khỏe của ông Vĩnh, vào
giữa tháng 10, ông Vĩnh đã vào BV
đa khoa Phú Thọ để điều trị bệnh
tim mạch cũng như một số vấn đề
về sức khỏe khác. Gần tới ngày mở
phiên tòa, ông mới ra viện, trở lại
trại tạm giam.
Đến buổi chiều cùng ngày, sau
ĐỨCMINH- TUYẾNPHAN
T
rong ngày xét xử thứ ba (14-
11), TAND tỉnh Phú Thọ tiếp
tục thẩm vấn nhóm bị cáo là
đại lý và “con bạc” trong đường
dây cá độ ngàn tỉ.
Đúng 7 giờ 5, đoàn xe thùng chở
cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và
các bị cáo bị tạm giam xuất hiện
trước cổng tòa án. Cũng giống như
hai hôm trước, ông Vĩnh ngồi ở
băng ghế đầu tiên dành cho các
bị cáo. Nhưng đến 9 giờ 35, chủ
tọa phiên tòa thông báo luật sư của
ông Vĩnh vừa đề nghị HĐXX cho
phép bị cáo này được vào phòng y
tế để chăm sóc sức khỏe do huyết
áp của ông tăng cao. Từ đó ông
Vĩnh vắng mặt trên hàng ghế bị
cáo trong suốt thời gian còn lại của
phiên xử sáng và xuất hiện trở lại
ÔngNguyễn ThanhHóa tại tòa. Ảnh: TUYẾNPHAN
Ông Vĩnh,
ông Hóa
tăng huyết
áp tại tòa
Vì lý do huyết áp tăng cao, ông Vĩnh và
ông Hóa được HĐXX cho vào phòng
chăm sóc y tế trong quá trình thẩmvấn.
thời gian nghỉ giữa trưa, ông Vĩnh
đã có thể quay trở lại nơi xét xử.
Tuy nhiên, khi ngồi dự tòa được
khoảng 15 phút, cựu trung tướng
công an lại được cảnh sát hỗ trợ
tư pháp đưa vào trong. Lúc này
chủ tọa không công bố lý do ông
Vĩnh rời ghế bị cáo, khoảng một
giờ đồng hồ sau bị cáo này mới
quay trở lại.
Trong khi đó, quá trình xét hỏi,
chủ tọa phiên tòa cùng thông báo
HĐXX nhận được đề nghị của luật
sư bào chữa cho ông Nguyễn Thanh
Hóa, đề nghị cho bị cáo Hóa được
vào phòng y tế nằm vì huyết áp tăng
cao. Đề nghị này được chấp nhận
và sau đó cảnh sát hỗ trợ tư pháp đã
dẫn giải ông Hóa vào phòng y tế.
Theo quan sát của chúng tôi, ngoài
hai cựu tướng công an trên, trong
quá trình diễn ra phiên xử, nhiều bị
cáo khác cũng được cảnh sát đưa vào
trong, rời khỏi vị trí ghế của mình.
Có những thời điểm tại hàng ghế
dành cho nhóm bị cáo bị tạm giam
chỉ còn hai hoặc ba người.•
Theo cáo buộc của VKS, đường dây đánh bạc ngàn
tỉ do Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch Công ty CNC),
Phan Sào Nam (cựu chủ tịch kiêm giám đốc VTC
Online) và Hoàng Thành Trung (đang bỏ trốn) vận
hành. Trong đó, Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương
giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu; Hoàng Thành Trung có
vai trò thực hành.
Sau 27 tháng vận hành chương trình phần mềm và
giải pháp công nghệ có tích hợp game bài (mang các
tên gọi RikVip/Tip.Club, 23Zdo, Zon/Pen), đường dây
của Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam đã xây dựng
hệ thống gồm 25 đại lý cấp 1, gần 6.000 đại lý cấp 2
để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game
ra tiền thật và ngược lại. Mạng lưới đã lôi kéo được gần
43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc trực tuyến. Tổng
doanh thu bất chính lên tới gần 10.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong vụ án này chỉ có 43 người bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Đây là những
người được xác định đã tham gia“rất tích cực”trên các
hệ thống game nói trên khi họ nhiều lần mua bán tiền
ảo với nhiều đại lý, lượng tiền giao dịch lớn, tham gia
nhiều phiên đánh bạc khác nhau.
Ai cầm đầu đường dây đánh bạc ngàn tỉ?
Có những thời điểm
tại hàng ghế dành cho
nhóm bị cáo bị tạm
giam chỉ còn hai hoặc
ba người.
Tùy từngđối tượngbị cáomà có còng tayhay không
Theo hai luật sư, quy định về việc áp giải bị cáo bị tạmgiamđến tòa có từ năm2006 hiện không còn phù hợp với cải cách tư pháp và vì lý do nhân đạo.
Ngày 14-11, trao đổi với báo chí tại phiên tòa về việc
ông Phan Văn Vĩnh và các bị cáo trong đường dây đánh
bạc ngàn tỉ, thẩm phán Vũ Văn Tuấn (Phó Chánh án
TAND tỉnh Phú Thọ) cho rằng việc không còng tay các bị
cáo trong thời gian xét xử là vì họ chưa được chứng minh
là có tội.
Bên cạnh đó, với lực lượng bảo vệ an ninh nghiêm
ngặt, tình huống bị cáo bỏ trốn hoặc gây mất trật tự ảnh
hưởng tới an ninh phiên tòa sẽ không thể xảy ra. Việc
còng tay thường áp dụng khi lực lượng công an trên
đường dẫn giải các bị cáo tới tòa nhằm phòng tránh nguy
cơ như đã nói ở trên.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng không có quy định
bắt buộc còng tay bị cáo tại tòa, điều này phù hợp xu
hướng tố tụng và tư pháp hình sự nhân văn của các nước
tiên tiến, thậm chí tại một số nước bị cáo không bị còng
tay trên đường dẫn giải...
Luật sư Lê Văn Hoan và luật sư Nguyễn Hoài Nghĩa
(cùng Đoàn Luật sư TP.HCM) đều cho rằng căn cứ vào
khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ thì còng số 8 là một trong những công
cụ hỗ trợ nghiệp vụ.
Công cụ này được sử dụng để thi hành công vụ, thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có
hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy. Nó cũng
giúp bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Điều 8 của Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 của
Bộ Công an quy định việc áp giải bị cáo đang bị tạm giam
đến phiên tòa. Cụ thể, khóa tay bị cáo trước khi áp giải;
xích chân bị cáo đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm
trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, côn đồ hung hãn,
tái phạm nguy hiểm. Việc khóa tay hoặc xích chân bị cáo
phải ghi rõ trong kế hoạch. Việc mở khóa tay, mở xích
chân bị cáo tại nơi xét xử khi có yêu cầu của chủ tọa phiên
tòa.
Từ những quy định trên cho thấy khi chưa xét xử nếu
công an không còng tay hoặc tại nơi xét xử chưa có ý kiến
của chủ tọa mà đã mở còng tay là trái với quy định.
Tuy nhiên, theo hai luật sư, quy định trên có từ năm
2006, hiện không còn phù hợp với cải cách tư pháp và vì
lý do nhân đạo. Hiện nay chúng ta đã áp dụng nguyên tắc
suy đoán vô tội theo BLTTHS. Vì thế, một số quy định
áp dụng đối với bị cáo đã bỏ như vành móng ngựa, trang
phục phạm nhân…
Cho nên Bộ Công an cần sửa đổi quy định trên theo
hướng linh hoạt hơn. Tức là tùy theo từng loại tội phạm
mà có hướng xử lý cho phù hợp chứ không nhất thiết lúc
nào cũng cứng nhắc là cảnh sát tư pháp phải còng tay các
bị cáo khi áp giải đến phiên tòa.
NGÂN NGA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook