271-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm22-11-2018
VIẾT LONG
Công tác giám sát, thanh tra nội
bộ vẫn còn nhiều tồn tại, còn
xảy ra thất thoát, tham nhũng
ở nhiều đơn vị. Có tình trạng sân
trước, sân sau. Tôi biết có những
người không chỉ một mà có tới 14,
15 sân sau... Các đồng chí đừng
nghĩ Thủ tướng không biết vấn
đề này đâu”.
Đó là vấn đề được Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại hội
nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) diễn ra ngày 21-11.
Trả lương 1 tỉ đồng,
cả xã hội xôn xao
TheoTSNguyễnĐìnhCung, Viện
trưởng Viện Quản lý kinh tế trung
ương (CIEM), thời gian qua, DNNN
không còn được ưu đãi riêng, không
còn tình trạng chỉ đạo, chỉ định vay
vốn. Nhà nước cũng không cấp vốn
để xử lý các công ty thua lỗ mà áp
dụng nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, ông lưu ý tình trạng
DNNN không được tự chủ trong
hoạt động kinh doanh, rất gò bó,
ràng buộc và không để cho họ hoạt
động theo thị trường.
“Điển hình như việcDNNNkhông
được tuyển dụng, sử dụng, trả lương
cho cán bộ, người lao động theo
nguyên tắc thị trường. Mỗi khi có
ông nào đấy ở DNNN được trả 1 tỉ
hay 1,5 tỉ đồng/năm cả xã hội liền
xôn xao. Vấn đề ở đây không phải
họ nhận được bao nhiêu tiền mà
quan trọng là họ làm ra bao nhiêu
tiền” - viện trưởngCIEMnhấnmạnh.
Về cổ phần hóa, thoái vốn, TS
Nguyễn Đình Cung nhìn nhận vừa
rồi làm rất tốt và nên tiếp tục củng
cố xu hướng thiên về chất lượng,
không chạy theo số lượng. Cổ phần
hóa như cơ cấu lại danh mục đầu
tư của nhà nước và phải chuyển
đổi được từ tài sản kém thành tốt,
tốt thành tài sản tốt hơn, đừng làm
theo xu hướng ngược lại. “Như
vậy mới củng cố được nền tảng
và sức mạnh của khu vực DNNN
nói riêng và khu vực nhà nước nói
chung” - ông Cung nói.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần để
DNNN tự chủ ngành nghề kinh
doanh.“Trong thời gian qua, chúng
ta đã hành chính hóa rất nhiều trong
việc ra quyết định đầu tư kinh doanh,
nên về mặt quản trị nên thay đổi”
- ông Cung kiến nghị.
Trong khi đó, ông Phạm Viết
Thanh, Bí thư Đảng ủy Khối DN
Trung ương, cho rằng vấn đề không
phải là Nhà nước hỗ trợ tài chính,
mà vấn đề lớn là chính sách, thể
chế. Chính phủ phải làm sao tháo
gỡ để các DN nỗ lực, đóng góp, thực
hiện. Nếu thể chế không tháo gỡ thì
tài chính không thể tháo gỡ được.
Bên cạnh đó, ông Thanh cho rằng
hiện việc kiểmsoát nội bộ cácDNNN
không hiệu quả, nhiều nơi gần như
tê liệt. Do đó, trong quá trình sửa
nghị định sắp tới, Chính phủ phải
làm sống lại quy định kiểm soát nội
bộ để kịp thời phát hiện ra sai sót
để chấn chỉnh sửa sai. “Đừng để
khi thanh tra, kiểm toán vào cuộc
thì sự việc đã đẩy qua nhiều năm
và hậu quả rất lớn. Sau đó, nhiều
DN không đứng dậy được do mất
thương hiệu” - ông Thanh kiến nghị.
Chống đi đêm trong
cổ phần hóa
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng
cho rằng tiến độ cổ phần hóa giai
đoạn 2016-2017 là chậm, đặc biệt
tại TP.HCM. DNNN cũng chưa dẫn
đầu, dẫn dắt nền kinh tế, đi đầu trong
đổi mới công nghệ. Nhiều tập đoàn
trong nhiều năm không đầu tư gì,
không có sự chuyển động; nợ xấu,
thua lỗ xảy ra ở nhiều tập đoàn, tổng
công ty rất lớn.
“Việc chậm cổ phần hóa phải
kiểm điểm nghiêm túc. Cả nước
đang thực hiện lộ trình này thì mình
không thể không làm được. Tuy
nhiên, không phải làm ào ào mà
phải thận trọng, có phương án rõ
ràng” - Thủ tướng lưu ý.
Theo Thủ tướng, tâm lý e ngại,
tâm lý sợ mất vị trí, tư tưởng yên
vị đang kìm hãm tiến độ đổi mới,
cổ phần hóa. Mặt khác vẫn còn tình
trạng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Đây là yếu kém trong quản trị.
Đồng thời, việc khởi tố một số
vụ án tại các tập đoàn, tổng công
Thủ tướng: “Có những anh có tới
14 sân sau”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn bánmà như cho không.
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các DNbên lề hội nghị. Ảnh: VIẾT LONG
ty ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình
sản xuất, kinh doanh khiến nhiều
nơi có tâm lý e ngại.
“Sau một cuộc thanh tra, không ai
làm việc gì cả, không chuyển động
phục vụ nhân dân. Nếu cứ im lặng là
vàng thì sao xã hội phát triển được.
Tôi xin nhấn mạnh chống tham
nhũng là chống nhưng làm là vẫn
phải làm” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu
việc cổ phần hóa, thoái vốn theo
nguyên tắc thị trường, công khai,
minh bạch, không làm thất thoát
vốn, tài sản nhà nước. Chống đi
đêm trong cổ phần hóa.
“Vừa rồi một số đơn vị cổ phần
hóa phải thu hồi lại như Hãng phim
truyện Việt Nam, cảng Quy Nhơn.
Trong đó, việc bán cảng Quy Nhơn
làm sai quá trời. Anh bán một cái
cảng lớn như cho không, rất vô lý,
phải xử lý thu lại để bảo đảm tài sản
nhà nước, lập lại kỷ cương trong cổ
phần hóa” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh công tác nhân sự,
bố trí cán bộ tại các tập đoàn, tổng
công ty, Thủ tướng nêu rõ: Cán bộ
lãnh đạo, quản lý và người đại diện
vốn nhà nước phải đủ phẩm chất
đạo đức, năng lực chuyên môn, bố
trí người làm việc chứ không bố trí
người nhà. Kiên quyết không để tình
trạng sân trước, sân sau.•
“Có những anh mười
mấy sân sau, đừng
tưởng Thủ tướng
không biết.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Vượt qua tư duy cũ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết theo kế hoạch được
Thủ tướng phê duyệt, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất
85 DN nhưng đến ngày 10-9 mới cổ phần hóa được 11 đơn vị. Hà Nội và
TP.HCM là hai đơn vị chậm trễ cổ phần hóa trong giai đoạn 2016-2017.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc triển khai thực hiện
là khâu yếu nhất trong quá trình cổ phần hóa. “Cùng một chủ trương,
cơ chế, chính sách nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chậm trễ, làm mãi
không xong, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài. Chúng ta phải quyết tâm
vượt qua tư duy cũ, quyết tâm nói không với tham nhũng, lãng phí, lợi
ích nhóm. Đây cũng là một nguyên nhân chính cản trở quá trình cơ cấu
lại DNNN” - ông Huệ nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm về DNNN: “Chỉ tập trung vào
lĩnh vực then chốt, các địa bàn quan trọng, liên quan tới quốc phòng, an
ninh, các lĩnh vực thiết yếu mà tư nhân không làm, không muốn làm và
thoái vốn tại các DNNN đang làm ăn hiệu quả”.
Ngày 21-11, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Thuận, đã có công văn trả lời đại biểu HĐND
tỉnh liên quan đến việc trái thanh long rớt giá thê thảm,
thậm chí phải bỏ cho trâu bò, gia súc ăn vào tháng 9-2018.
Công văn nêu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do
sản lượng thanh long tăng đột biến trong khoảng thời gian
ngắn với thị trường tiêu thụ chủ lực là Trung Quốc. Giai
đoạn này lại trùng với lễ quốc khánh của Trung Quốc nên
các thương nhân Trung Quốc nghỉ lễ và tạm ngừng các
hoạt động kinh doanh trên 10 ngày... dẫn đến lượng thanh
long tồn đọng ngày càng nhiều.
“Các doanh nghiệp kinh doanh thanh long của tỉnh
mặc dù tập trung thu mua nhưng do sản lượng quá lớn,
thị trường tiêu thụ bị ách tắc nên các kho lạnh dự trữ đầy,
buôn bán cầm chừng khiến giá xuống thấp” - UBND tỉnh
Bình Thuận lý giải.
Đáng chú ý là trong vài năm gần đây, nhiều diện tích
thanh long bị nhiễm các loại nấm bệnh, đặc biệt là thán
thư, đốm nâu, nhất là trong mùa mưa nên trái thanh long
rất dễ bị hư, thối. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không
dám ký kết hợp đồng xuất khẩu thanh long vào các thị
trường có thời gian vận chuyển dài ngày.
Ngược lại, thị trường Trung Quốc tiêu thụ với số lượng
nhiều, yêu cầu về mẫu mã, chất lượng cũng không cao,
loại thanh long bị nhiễm nấm nhẹ vẫn tiêu thụ… nên các
doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thanh long
vào thị trường Trung Quốc. Trong khi thanh long xuất
khẩu chính ngạch vào các thị trường khác như Singapore,
Malaysia, Indonesia, UAE… ngày càng ít dần đi.
“Từ nhiều lý do trên, việc tiêu thụ gặp khó khăn đã dẫn
đến tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ, nhiều nông dân
phải cắt bỏ trái vì không có người mua. Việc triển khai
thực hiện các giải pháp giải cứu chỉ góp phần tăng thêm
số lượng tiêu thụ nhưng không đáng kể so với sản lượng
thu hoạch vừa qua” - UBND tỉnh Bình Thuận cho biết.
Để tránh lập lại tình trạng thanh long trúng mùa mất
giá như vừa qua, UBND tỉnh yêu cầu Sở Công Thương,
Sở NN&PTNT… khuyến cáo đến người dân cần bố trí
sản xuất rải vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất
và tiêu thụ theo mô hình chuỗi liên kết để đáp ứng yêu
cầu của thị trường…, góp phần khắc phục việc hư hại khi
thanh long trúng mùa, thu hoạch rộ.
PHƯƠNG NAM
Thông tin chính thức vụ“thanh long thê thảm, đổ cho bòăn”
Họ đã nói
Tiếp sức cho DN làm ăn
hiệu quả
Trong bảng xếp hạng top 500 DN
lớn nhất toàn cầu vào năm 2017, tập
đoàn có doanh thu thấp nhất khoảng
24 tỉ USD. Cònbaông lớncủa taViettel,
EVN, PVNmới đạt doanh thu khoảng
11 tỉ USD. Do vậy phải tập trung đầu
tư vào những đơn vị làm ăn hiệu quả
để trong một vài năm tới mới có tập
đoàn, tổng công ty nhà nước lọt vào
top 500 toàn cầu.
TS
NGUYỄN ĐÌNH CUNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook