274-2018 - page 13

13
Hỏa trị liệu: Đừng để
tiền mất t t mang
HOÀNG LAN
Đ
ó là thông tin được BS
CKI Nguyễn Tuyết
Mai, Trưởng đơn vị
Hỏa trị liệu BV Châm cứu
Trung ương, cho hay tại hội
thảo khoa học “Điều trị bằng
phương pháp hỏa trị liệu”,
do Viện Y dươc học dân
tộc TP.HCM phối hợp với
BV Châm cứu Trung ương
và Hội Đông y TP.HCM tổ
chức tuần qua.
Chỉ có ba cơ sở
thực hiện
Theo BS Mai, BV Châm
cứuTrung ương là nơi đầu tiên
trên cả nước nghiên cứu ứng
dụng hỏa trị liệu điều trị các
bệnh đau lưng, đau vai gáy,
viêmđại tràngmạn tính, viêm
khớp gối, viêm mũi dị ứng.
Trên cơ sở này, Bộ Y tế đã
ban hành quy trình kỹ thuật
hỏa trị liệu vào tháng 2-2018
và cho phép BV Châm cứu
Trung ương được đào tạo
chuyển giao kỹ thuật này.
Hỏa trị liệu hay còn gọi là
hỏa long cứu, một phương
pháp của y học cổ truyền
thông qua việc dùng lửa đốt
trên cơ thể người có tác dụng
cường tráng chân nguyên, điều
hòa âm dương, ôn thông khí
huyết… Nguyên lý của hỏa
trị liệu là dùng phương pháp
tác động nhiệt lên da: cứu, đốt
lửa, đắp, dán, xông hơi tinh
dầu, day ấn huyệt… có tác
dụng khu phong, tán hàn, trừ
thấp, điều hòa khí huyết, ôn
thông kinh lạc, tăng quá trình
trao đổi chất tế bào.
Với ưu điểm đơn giản,
thuận tiện, chi phí thấp, hiệu
quả cao nên hỏa trị liệu được
các quốc gia
phương Đông
n hư Tr u n g
Quốc, Thái
Lan,Myanmar
ápdụng từxưa
đến nay như
một phương
pháp điều trị
bệnh hiệu quả.
Tại Việt Nam,
hỏa trị liệu cũng được các danh
y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn
Ông sử dụng.
Hiện trên cả nước chỉ có
hai cơ sở được BVChâm cứu
Trung ương chuyển giao kỹ
thuật này làBVYhọccổ truyền
TP Đà Nẵng và Viện Y dược
học dân tộc TP.HCM. Người
được thực hiện kỹ thuật này
phải trải qua ba tháng học lý
thuyết và thực hành trên học
viên theoquy trìnhkỹ thuật của
Bộ Y tế ban hành. Họ phải là
người trong ngành y gồm bác
sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học
cổ truyền, lương y, kỹ thuật
viên được cấp chứng chỉ hành
nghề theo quy
định pháp luật
vàđượcđàotạo
cấp chứng chỉ
vềquy trìnhkỹ
thuật hỏa trị
liệu. Do đó,
người muốn
đượcchữabệnh
bằng hỏa trị
liệu hoặc học
kỹ thuật này cần tìm hiểu kỹ
và học tại nơi được Bộ Y tế
cho phép chuyển giao kỹ thuật.
Đào tạo cấp tốc chỉ…
ba ngày!
Một trong các phương tiện
bắt buộc phải có khi thực hiện
hỏa trị liệu được Bộ Y tế quy
định là một lọ thuốc xịt bỏng
Panthenol và một bình chữa
cháy dạng bọt hoặc khí CO
2
.
“Nhiều bệnh không sử dụng
được hỏa trị liệu như người có
thai,caohuyếtáp,ngườicóbệnh
timmạch... Nếu không học bài
bảnsẽ rất dễđể lại hậuquảđáng
tiếc nhưgây tai biếnmạchmáu
não, sảy thai cho người bệnh”
- BS Mai khuyến cáo.
Là đơn vị được chuyển
giao phương pháp hỏa trị
liệu, TS-BSTrươngThị Ngọc
Lan, Phó Viện trưởng ViệnY
dươc học dân tộc TP.HCM,
cho hay Viện Y dươc học
dân tộc TP.HCM vừa hoàn
thành khóa học chuyển giao
phương pháp với 53 học viên
và đang xin phép thực hiện
phương pháp này. Theo bà
Lan, nhiều nơi đang nở rộ
dịch vụ làm đẹp, chữa bệnh
bằng hỏa trị liệu và nhận đào
tạo học viên cho nhiều người
chỉ trong ba ngày.
“Tôi không tưởng tượng
nổi chỉ trong ba ngày thì thực
hiện ra sao. Trong khi học
viên ở viện chúng tôi học liên
tục sáng chiều cũng mất hơn
một tháng” - bà Lan cho hay.
Bà Lan lo ngại việc đào
tạo cấp tốc tràn lan theo kinh
nghiệmtiềmẩnnhữngnguy cơ
caonhưngười thực hiệnkhông
đúng kỹ thuật chuyên môn có
thể gây bỏng, cháy nổ. Ngoài
ra, người bệnh có thể bị mất
nước và điện giải, kích ứng
da hoặc dị ứng với tinh dầu.
Nguy hiểm hơn, hỏa trị liệu
không đúng cách có thể gây
ra hỏa kiếp, hỏa nghịch, bệnh
nhân bốc hỏa, trụy timmạch. •
Hỏa trị liệu nếu thực hiên không đúng cách có thể gây ra hỏa ki p, hỏa nghịch, bệnh nhân bốc hỏa, trụy timmạch. Ảnh: HOÀNG LAN
Chống chỉ định của hỏa trị liệu
- Các trường hợp bệnh lý có nguyên nhân hư nhiệt, thực
nhiệt.
- Bệnh nhân có các dụng cụ kim loại ở vùng trị liệu, vết
thương hở, bệnh lý ngoài da, bệnh nhân suy kiệt, thiếumáu
nặng, quá no hoặc quá đói.
- Bệnh nhân mắc các bệnh man tính như suy thận, suy
tim, tăng huyết áp, lao, ung thư, bệnh lý cần xử trí ngoại
khoa, rối loạn tâm thần, phụ nữ có thai.
- Thận trọng khi sử dụng vùng có nhiều gân, da sát
xương, những vùng bị mất cảm giác, bệnh nhân có silicon
trong cơ thể.
Nhiều nơi đang nở
rộ dịch vụ làm đẹp,
chữa bệnh bằng
hỏa trị liệu và nhận
đào tạo học viên
cho nhiều người chỉ
trong ba ngày.
Thí sinh thi năng lực tiếng Việt
tăng kỷ lục
Khoa Việt Nam (VN) học Trường ĐH
KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM vừa tổ chức
kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt quốc tế dành
cho người nước ngoài đợt cuối năm 2018. Kỳ thi
này có 146 thí sinh tham gia, chủ yếu là sinh viên
Hàn Quốc, kế đến là sinh viên Đài Loan, Nhật Bản,
Trung Quốc, Úc. Các thí sinh thi tại cơ sở 1 Trường
ĐH KHXH&NV TP.HCM (cơ sở Đinh Tiên Hoàng)
và tại Trường ĐH Busan (Hàn Quốc) tổ chức cùng
lúc theo đường truyền trực tuyến. Đây là kỳ thi có số
thí sinh tăng cao nhất, đạt kỷ lục từ trước tới nay.
Được biết nhu cầu học tiếng Việt và có chứng chỉ
tiếng Việt của người nước ngoài ở TP.HCM và một
số nước rất lớn. Chứng chỉ năng lực tiếng Việt do
Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cấp có giá trị cao,
được các công ty sử dụng để tuyển nhân viên, đồng
thời khoa VN học cũng đã đưa ra khung đánh giá
năng lực tiếng Việt sáu bậc, trong đó bậc 2/6 (A2)
là tiêu chuẩn để tuyển sinh đại học ngành VN học
hệ chính quy nên số lượng người tham gia rất đông
đảo. Trung bình cứ hai tháng, khoa VN học tổ chức
thi một lần ở VN và Hàn Quốc, Đài Loan. Sắp tới,
khoa có kế hoạch mở rộng thêm ở một vài đại học
tại Hàn Quốc và Úc.
TX
Hiệutrưởngxinlỗi
sinhviênvì “sậpmạng”
mônhọc
“Tôi muốn gửi lời xin lỗi các em sinh viên ULIS
đã không thể đăng ký lớp môn học tối nay. Giá như
chúng tôi xử lý vấn đề nhanh hơn. Việt Nam thắng
nhưng đào tạo ULIS chịu một bàn thua. Hơi buồn!”.
Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH
Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã lên tiếng xin
lỗi sinh viên trên Facebook vì sự cố sập mạng cổng
đăng ký môn học của trường tối 24-11.
Lời xin lỗi của thầy Đỗ Tuấn Minh đã nhận
được nhiều chia sẻ của sinh viên. Trong tài khoản
Facebook của mình, thầy Đỗ Tuấn Minh cũng viết:
“Tôi sẽ không thể trả lời tất cả các comment của các
em tại đây nhưng tôi muốn khuyến khích các em cứ
trút vào status này tất cả nỗi bực dọc, thất vọng của
các em về vấn đề đăng ký lịch môn học. Sau khi đã
nguôi ngoai phần nào thì tôi mong các em viết ở đây
những gợi ý, hiến kế của các em để vấn đề được cải
thiện. Trong thời gian tới tôi sẽ chủ trì một hội nghị
“Diên Hồng” chỉ bàn về vấn đề này. Những ý kiến
đóng góp của các em sẽ rất quan trọng đấy”.
Ngay dưới lời xin lỗi của thầy hiệu trưởng, rất
nhiều tài khoản sinh viên tỏ ra lo lắng vì không đăng
ký được có thể sẽ ra trường không đúng thời hạn.
Theo thông tin từ nhà trường, tối 24-11, trang
đăng ký học tập trên cổng thông tin đào tạo của
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội bị
“sập mạng” vì quá tải khi có cùng lúc khoảng 4.500
sinh viên truy cập.
Sau đó, nhà trường đã đề nghị Trung tâm Ứng
dụng công nghệ thông tin có giải pháp để cổng đăng
ký học có thể đáp ứng được nhiều hơn lượng truy
cập cùng lúc. 
Hệ thống sẽ chính thức mở lại từ 14 giờ ngày
25-11 và tiếp tục kéo dài cho sinh viên đăng ký đến
ngày 2-12.
TN
Đời sống xã hội -
ThứHai 26-11-2018
“Hỏa trị liệu (chữa bệnh bằng lửa) dùmới được triển khai ở Việt Nam
nhưng đã được Bộ Y tế ban hành quy trình chuẩn. Người dân cần chọn
lựa các cơ sở hỏa trị liệu được cấp phép để tránh hậu quả đáng tiếc”.
TSĐỗ TuấnMinh, Hiệu trưởng TrườngĐHNgoại ngữ - ĐH
Quốc giaHàNội, xin lỗi sinh viên “đã không thể đăng ký lớp
môn học” tối 24-11. Ảnh chụpmàn hình
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook