274-2018 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 26-11-2018
Tiêu điểm
ĐĂNGKHOA
H
ọpbấtthườngtạiBrussels
(Bỉ) ngày 25-11, các
lãnhđạoLiênminhchâu
Âu (EU) chính thức thống
nhất với Thỏa thuận rút và
tuyên bố chính trị về tương
lai quan hệ EU-Anh, hay còn
gọi là kế hoạch Brexit (Anh
rút khỏi EU), mà Thủ tướng
Anh Theresa May trình bày.
Thỏa thuận cân bằng
cho hai phía
Cuộc họp chủ yếu mang
tính biểu tượng và các lãnh
đạo EU chỉ mất chưa tới nửa
giờ để thống nhất. Bản Thỏa
thuận rút có giá trị ràng buộc
pháp lý, quy định các điều
khoản liên quan việcAnh rời
khỏi EU. Tuyên bố chính trị
không có giá trị ràng buộc,
vạch ra các mong muốn của
hai bên trong tương lai, trong
đó có duy trì quan hệ thương
mại, các chính sách đối ngoại
và quốc phòng chung, phối
hợp tư pháp.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy
ban châuÂu (EC) Jean-Claude
Juncker lần nữa cho biết rất
buồn trước “thảmkịch”Brexit.
Tuy nhiên, ông cũng tuyên
bố ủng hộ kế hoạch của Thủ
tướng May và cho rằng đây
là thỏa thuận tốt nhất có thể
với Anh. Thủ tướng Hà Lan
Mark Rutte cũng cho rằng
Brexit “không phải chiến
thắng của ai, tất cả chúng ta
cùng thua” nhưng vẫn đồng ý
thỏa thuận “có thể chấp nhận
được”. Các lãnh đạo EU khác
cũng đồng tình rằng đây là
thỏa thuận cân bằng cho cả
hai phía, Anh và EU.
Diễn biến 27 lãnh đạo
EU thống nhất kế hoạch
Brexit của Anh đến sau hơn
18 tháng thương lượng khó
khăn giữa hai bên. Các cuộc
thương lượng bắt đầu từ khi
Anh kích hoạt Điều khoản
50 sau cuộc trưng cầu dân
ý năm 2016 chấp thuận cho
Anh rời khỏi EU. Theo lịch
trình thì Quốc hội Anh bỏ
phiếu về thỏa thuận này vào
ngày 11-12 tới. Và theo thỏa
thuận thì Anh sẽ chính thức
không còn là thành viên của
EU từ ngày 29-3-2019, bước
vào giai đoạn chuyển tiếp,
kéo dài đến tháng 12-2020.
Thủ tướng May
đang ngồi ghế nóng
Dànxếpxongvới EUnhưng
Tổng thống Iran kêu gọi người
Hồi giáo chống Mỹ
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Mỹ
đang “bị cô lập hơn bao giờ hết” sau khi áp lệnh
trừng phạt lên Iran,
Sputnik
đưa tin ngày 24-11.
Vị tổng thống lên tiếng kêu gọi người Hồi giáo
trên toàn thế giới, trong đó có Saudi Arabia cùng
thống nhất lại để tăng cường vị thế so với Mỹ và
Israel. “Hiện tại thế giới Hồi giáo đang đứng độc
lập và người Hồi giáo phải cùng hợp nhất lại. Dựa
dẫm vào người ngoài là sai lầm lịch sử lớn nhất của
chúng ta. Hôm nay nếu chúng ta đoàn kết với nhau,
chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng trước chính phủ
Zion và người Mỹ” - ông Rouhani phát biểu tại Hội
nghị Thống nhất Hồi giáo quốc tế lần thứ 32 tại
Tehran.
Nhận xét về mối quan hệ với Saudi Arabia, một
đối trọng của Tehran, ông Rouhani nhấn mạnh rằng
Saudi Arabia là “nước anh em” với Iran. “Chúng tôi
không cần yêu cầu thỏa thuận trị giá 450 tỉ USD và
sẽ không nhạo báng Saudi Arabia vì chúng tôi xem
các bạn là anh em của chúng tôi, cũng giống như
các quốc gia trong khu vực, người Mecca và người
Medina đều là anh em của chúng tôi” - ông Rouhani
nêu rõ.
Tổng thống Iran đưa ra tuyên bố trên nhằm ám
chỉ đến chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ Donald
Trump vào năm 2016, một sự kiện mà ông Rouhani
mô tả Saudi Arabia bị lợi dụng để Washington kiếm
lời từ việc bán phần cứng quân sự. Trong bối cảnh
này, ông Rouhani kêu gọi các nhà lãnh đạo Saudi
Arabia “đòi hỏi sự tôn trọng” từ Mỹ hoặc ít nhất
phản đối “sự xúc phạm” từ chính quyền Trump.
Trước đó, phát biểu tại một chiến dịch bầu cử ở
Tây Virginia vào cuối tháng 9, ông Trump phàn nàn
rằng Washington chưa nhận được chi phí nào từ
Saudi Arabia trong một cuộc trò chuyện điện thoại
với vua Salman bin Abdulaziz al-Saud, theo
Sputnik
.
TRI THÔNG
Thủ tướngAnh TheresaMay
(phải)
và Chủ tịchHội đồng Liênminh châuÂu (EU) Donald Tusk
trong phiên họp bất thường các lãnh đạo EUnhằmthống nhất thỏa thuận Brexit, tại Brussels
(Bỉ) ngày 25-11. Ảnh: REUTERS
Đồng bảng Anh đã tăng trong vòng 10 ngày qua trước thời
điểm các lãnh đạo EU có quyết định về thỏa thuận Brexit. Tuy
nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang theo chặt diễn biến. Theo dự
đoán của kênh tài chính CNBC (Mỹ), dự kiến trong hai tuần tới
đây đồng bảng Anh sẽ rớt giá, đặc biệt nếu thỏa thuận Brexit
bị Quốc hội Anh bác, đồng nghĩa chính trường Anh sẽ một
phen xáo trộn.Trườnghợpngược lại, nếuQuốc hội Anh thông
qua thỏa thuận Brexit, đồng bảng Anh có thể sẽ tăng cao.
585
là số trang thỏa thuận Brexit
mà Thủ tướng May giới thiệu
và được các lãnh đạo EU thống
nhất ngày 25-11.
“27 nước EU đã
chấp nhận Thỏa
thuận rút và tuyên
bố chính trị về tương
lai quan hệ EU-
Anh” - Chủ tịch
Hội đồng châu Âu
Donald Tusk tuyên
bố ngày 25-11.
EU đã gật đầu kế hoạch
Brexit của Anh
Quốc hội Anh bỏ phiếu về thỏa thuận vào ngày 11-12 tới, nếu được thông
qua, Anh sẽ chính thức không còn là thành viên của EU từ ngày 29-3-2019.
mọi việc vẫn chưa thể ổn thỏa
với Thủ tướng May. Bà May
đang đối mặt với một thách
thức rất lớn vào tháng tới khi
Quốc hội Anh bỏ phiếu. Bà
May nhất định phải có được
sự ủng hộ của đa số Hạ viện
nếu muốn triển khai Brexit.
động, Dân chủ tự do, Dân tộc
Scotland đối lập đều đã phát
đi tín hiệu sẽ bỏ phiếu chống
thỏa thuận. Đảng đối lập Lao
động có 257 ghế và dự kiến
phần lớn sẽ bỏ phiếu chống,
tuy nhiên bà May tự tin và
hy vọng sẽ thuyết phục được
40 nghị sĩ đảng này bỏ phiếu
ủng hộ. Đảng đối lập Dân tộc
Scotlandđã tuyênbố toànbộ35
nghị sĩ đảng mình sẽ bỏ phiếu
chống, cho rằng thỏa thuậnnày
không côngbằngvới Scotland.
Thậmchí nhiều nghị sĩ ủng hộ
lẫn phản đối Brexit trong nội
bộ đảng cầm quyền bảo thủ
của Thủ tướng May cũng nói
sẽ bỏ phiếu chống. Các động
thái này cho thấy chuyện thỏa
thuận được thông qua không
hề có gì chắc chắn.
Phầnmình, Thủ tướngMay
ngay từđầu đã ra sức bảo vệ kế
hoạch củamình bằng cách kêu
gọi sự ủng hộ của các lãnh đạo
doanhnghiệpvàcôngdânAnh,
trong trường hợp các chính trị
gia có phản đối đi nữa. Trong
ngày 25-11, bà May viết một
bức thư gửi đến toàn thể công
chúngAnhkêugọi ủnghộ, hứa
hẹn Anh sẽ có tương lai tươi
sáng hơn sau Brexit. Bà May
tuyên bố bà sẽ thực hiện một
chiến dịch vận động chạm tới
“trái tim và tâm hồn” người
dânAnh để thỏa thuận Brexit
của bà được chấp nhận.
Viễn cảnh nào
cho Anh?
TheobàDaliaGrybauskaite,
Tổng thống Lithuanian, “mọi
thứ đều có thể xảy ra và điều
này tùy thuộc vào quyết định
và lựa chọn củaAnh”.Theobà,
có ít nhất bốn viễn cảnh nếu
Quốc hội Anh phong tỏa thỏa
thuận. Một là Anh sẽ tổ chức
một cuộc trưng cầu dân ý thứ
hai. Hai là tổ chức bầu cửmới
tìmngười thay thế bàMay. Ba
là tiếp tục thương lượng với
EU tìm một thỏa thuận mới.
Và bốn làAnh đơn giản bị gạt
khỏi EU vào ngày 29-3-2019
đúng theo lịch trìnhmà không
cómột thỏa thuận pháp lý nào.
Một số nhà phân tích cũng
đang lo ngại bế tắc chính trị
trong chính trường Anh có
thể sẽ dẫn tới một cuộc tổng
tuyển cử sớm ở Anh và một
khi điều này xảy ra, khả năng
bà May sẽ mất ghế thủ tướng
về tay lãnh đạo đảngLao động
Jeremy Corbyn.
Nói với
Reuters
, một nhà
ngoại giao EU cho biết tới đây
sẽ có 27 vòng thương lượng
giữa Anh và EU để xác định
quan hệ giữaAnh với các nước
EU. Tuy nhiên, EU sẽ đợi đến
khiQuốchộiAnhcóquyết định
về thỏa thuận Brexit, chủ ý để
không gây áp lực hơn nữa lên
các nghị sĩ Anh.
Trong khi đó, theo thông
tin của
Reuters
thì cả EU và
Anh đã và đang chuẩn bị cho
viễn cảnhAnh rời khỏi EUmà
“không có thỏa thuận nào”.•
Khảnăngnàyrấtkhóvìtrong
khi các lãnh đạo EU đồng ý
thì nhiều chính trị giaAnh, dù
ủng hộ hay phản đối Brexit,
đều bất mãn với thỏa thuận
Thủ tướng May giới thiệu.
Theo các chính trị gia này,
bà May đã đưa ra quá nhiều
nhượng bộ với EU. Trước đó
đã có nhiều quan chức cấp
cao chọn ra đi như một cách
phản đối thỏa thuận. Trong
đó có thể kể đến Bộ trưởng
Bộ Brexit Dominic Raab, Bộ
trưởng BộViệc làmvà trợ cấp
Esther McVey, Ngoại trưởng
Boris Johnson.
Hạ viện có tổng cộng 650
ghế, đảng cầm quyền bảo thủ
có đông nhất với 315 ghế,
còn lại là các đảng đối lập.
Các nghị sĩ ở các đảng Lao
107
người nhập viện vì cuộc tấn công bằng khí độc tại TP
Aleppo, Syria hôm 25-11. Các nhóm khủng bố đã bao
vây, công kích các khu dân cư ở TP Aleppo với những
viên đạn nổ có chứa khí độc gây nghẹt thở, theo
CNN
.
TRI THÔNG
Lãnh đạo Đài Loan
từ chức chủ tịch đảng
Dân chủ tiến bộ (DPP).
Bà Thái Văn Anh đã rời
khỏi vị trí chủ tịch hôm
thứ Bảy (24-11) sau
khi đảng DPP nhận lấy
chuỗi thất bại lớn trong
bầu cử giữa nhiệm kỳ
tại nhiều địa phương.
Bà Anh tuyên bố “chịu
trách nhiệm” về kết quả
cuộc bầu cử lần này,
theo
Channel News
Asia
.
Cảnh sát Pháp bắn
hơi cay giải tán biểu
tình.
Hôm 24-11, hàng
ngàn người dân Pháp
gây nên cảnh tượng bạo
lực khi đổ về tụ tập ở
thủ đô Paris. Đám đông
đã phong tỏa các lối
đi và trút cơn giận lên
chính quyền vì chính
sách tăng thuế xăng dầu,
theo
New York Times
.
Nhiều quốc gia hạn
chế bán vũ khí cho
Saudi Arabia.
Nguyên
nhân là vì hoàng tộc
Saudi Arabia đã tiến
hành không kích vào
Yemen trong cuộc chiến
năm 2015. Theo Liên
Hiệp Quốc mô tả, cuộc
chiến này là thảm họa
nhân đạo tồi tệ nhất thế
giới, theo
CNN
.
PHÚ QUỐC
Thủ tướng
Israel
Benjamin
Netanyahu
và Tổng
thốngMỹ
Donald
Trump.
Nguồn: AP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook