274-2018 - page 9

9
Liên tục lùi thời hạn hoàn thành
Hợp đồng chính thức của dự án BT đường Tắc Thủ-Vàm Đá Bạc ký tháng
5-2015. Ngày 28-1-2016, Công ty Đồng Tâm và UBND tỉnh Cà Mau ký phụ
lục hợp đồng số 01 thể hiện rõ thời hạn hoàn thành toàn bộ dự án trong
30 tháng, bắt đầu từ tháng 2-2016. Ngày 28-4-2017, hai bên ký tiếp phụ lục
hợp đồng số 02 điều chỉnh thời điểm hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng
7-2018. Do quá trình thi công b vướng mặt bằng và một số hộ dân ngăn
cản nên hai bên đã làm việc, ký biên bản nêu rõ lại thời gian hoàn thành
dự án giai đoạn 1 là hết tháng 10-2018, giai đoạn 2 là cuối tháng 1-2019.
Theo báo cáo cua Sở GTVT tỉnh Cà Mau, đến 14-9-2018 thì dự án không
còn vướng mắc về mặt bằng. Tuy nhiên, thực tế đến giữa tháng 11-2018
khi công ty thi công ở đoạn qua nông trường 402 (thuộc xã Khánh Bình
Tây, huyện Trần Văn Thời) thi b dân cản. Tỉnh đã cho lực lượng bảo vệ thi
công ra bảo vệ hiện trường thi công.
lực, tài chính để thực hiện dự án
nên UBND tỉnh Cà Mau đã cho
công ty này thực hiện lại dự án
BT này.
Huy động vốn sai quy định
Ngày 28-3-2018, UBND tỉnh giao
đợt 1 hơn 15,6 ha tại khu dự án đô
thị cửa ngõ Đông Bắc (phường Tân
Thành, TP Cà Mau) cho Công ty
Đồng Tâm theo hợp đồng BT đã
ký. Sau khi được giao đất, Công ty
Đồng Tâm chuyển giao cho Công ty
Cổ phần Thương mại Phát triển Sài
Gòn 268 thực hiện dự án khu nhà
ở thương mại Happy Home. Điều
đáng nói là trong khi chưa đầu tư
đầy đủ cơ sơ hạ tầng thì chủ đầu tư
đã phân lô, bán nền. Ngoài ra, hợp
đồng để huy động vốn nhưng lại
trả lợi nhuận bằng nền nhà trong
tương lai. Việc làm này đã bị tỉnh
Cà Mau “tuýt còi”. Theo UBND
tỉnh Cà Mau, chủ đầu tư vi phạm
Điều 19 Nghị định 99/NĐ-CP ngày
20-10-2015 của Chính phủ, cụ thể
chủ đầu tư huy động vốn từ khách
hàng khi chưa được Sở Xây dựng
tỉnh thông báo dự án đủ điều kiện
huy động vốn.
Trả lời PV
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở
Xây dựng tỉnh Cà Mau, xác nhận:
“Dự án hưởng lợi của Công ty Đồng
Tâm do Công ty Cổ phần Thương
mại Phát triển Sài Gòn 268 thực
hiện. Đầu năm 2018, dự án này đã
có những hoạt động huy động vốn
chưa đúng quy định. Chúng tôi đã đề
nghịdừngviệchuy
động vốn và báo
cáovềUBNDtỉnh
xin ý kiến chỉ đạo
xử lý”.
Cũng theo ông
Hùng,viêcviphạm
về huy động vốn
nói trên có thể
phải bị xử phạt vi
phạm hành chính
đến vài chục triệu
đồng. Thế nhưng
khi PV hỏi vi sao
tỉnh Cà Mau không xư phạt hành
chính thì ông Hùng nói để rà lại
quy định rồi trả lời sau.
Tỉnh Cà Mau có “vượt rào”?
Đáng chú ý hơn là việc tỉnh Cà
Mau tiến hành giao hàng chục
hecta đất lúa cho Công ty Đồng
Tâm thực hiện dự án nhà ở thương
mại Happy Home (có lúc gọi dự
án An Sinh) lại không trình xin ý
kiến Thủ tướng Chính phủ.
Ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc
Sở TN&MT tỉnh Cà Mau, lý giải:
“Trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của dân thì thể hiện là
đất trồng lúa. Tuy nhiên, thực tế
khu đất này đã nuôi trồng thủy
CHÍ HẠO
N
gày 27-5-2015, UBND tỉnh
Cà Mau ký hợp đồng xây
dựng-chuyển giao (BT) với
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng Đồng Tâm (Công ty Đồng
Tâm, trụ sở chi nhánh tại phường
5, TP Cà Mau). Theo hợp đồng
này, Công ty Đồng Tâm sẽ xây
đường cứu hộ, cứu nạn đê biển
Tây, phục vụ quốc phòng, an ninh
khu vực Hòn Đá Bạc, kết hợp
phòng, chống cháy rừng Vườn
quốc gia U Minh Hạ (gọi tắt dự
án đường Tắc Thủ-Vàm Đá Bạc).
Dự án từng bị thu hồi
Dự án có chiều dài khoảng 23 km
từ Tắc Thủ, xã Khánh An, huyện
U Minh về Hòn Đá Bạc, huyện
Trần Văn Thời, gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 làm mới 13 km từ Co
Xáng đến Đá Bạc, giai đoạn 2 từ
Co Xáng về Tắc Thủ mở rộng trên
nền đường nhựa cũ. Tổng vốn đầu
tư dự kiến gần 600 tỉ đồng. Thời
gian hoàn thành con đường là 36
tháng kể từ ngày bàn giao mặt
bằng xây dựng cho Công ty Đồng
Tâm. Phía tỉnh Cà Mau sẽ dùng
tiền ngân sách và 178 ha đất nội
ô TP Cà Mau để thanh toán giá trị
đầu tư cho công ty này.
Trong quá trình thực hiện dự án,
vào ngày 7-11-2016, UBND tỉnh
Cà Mau ra Quyết định 1926/QĐ-
UBND chấm dứt hợp đồng thực
hiện dự án đường Tắc Thủ-Vàm
Đá Bạc do “trong quá trình thực
hiện dự án, nhà đầu tư đã vi phạm
quy định của hợp đồng BT, phụ lục
hợp đồng BT đã ký kết” (do tiến độ
dự án chậm trễ - PV). Tuy nhiên,
vào cuối tháng 12-2016, UBND
tỉnh Cà Mau lại ra quyết định cho
Công ty Đồng Tâm tiếp tục thực
hiện dự án.
Trả lời PV
Pháp Luật TP.HCM
lý do vì sao đã thu hồi dự án BT
nhưng sau đó chỉ hơn một tháng
lại cho Công ty Đồng Tâm tiếp tục
thực hiện, UBND tỉnh Cà Mau trả
lời (bằng văn bản): Sau khi bị thu
hồi dự án, Công ty Đồng Tâm khiếu
nại, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức
đối thoại và công ty xin UBND
tỉnh “cho cơ hội cuối cùng”. Xét
thấy Công ty Đồng Tâm đã có sự
chuẩn bị tốt hơn về nhân lực, vật
Sau nhiều lần lùi tiến độ, toàn dự án BT đường Tắc Thủ-VàmĐá Bạc dự kiến hoàn thành vào đầu năm2019. Ảnh: CHÍ HẠO
Dự án đổi đất lấy hạ tầng tai tiếng
UBND tỉnh CàMau từng thu hồi dự án BT đường cứu nan đê biên Tây vì chậm tiến độ nhưng sau đó cho thực
hiện trở lại, chủ đầu tư còn bị “tuýt còi” vì huy động vốn trái luật...
sản từ cả chục năm nay. Xét theo
hiện trạng, chúng tôi thấy đây là
đất nuôi trồng thủy sản nên theo
quy định, không
p h ả i x i n p h é p
Chính phủ”.
PV phản biện
với ông Lên rằng
t h e o quy đ ị nh
tại Điều 11 Luật
Đất đai 2013 thì
cách xác định loại
đất trong trường
hợp này phải dựa
vào giấy đỏ của
d â n . Ôn g L ê n
t hừa nhận nếu
căn theo quy định tại điều này
thì phải trình xin ý kiến Thủ
tướng Chính phủ vì trên giấy tờ
là đất trồng lúa. “Nhưng do áp
lực giao đất cho nhà đầu tư, nếu
trình xin thì mất nhiều thời gian
hơn. Hơn nữa, về hiện trạng thì
đất không còn trồng lúa và cũng
không phải thuộc vùng bảo vệ
nghiêm ngặt đất trồng lúa” - ông
Lên giải thích.
Theo hồ sơ, toàn bộ khu đất tỉnh
Cà Mau đã giao và sẽ giao cho
Công ty Đồng Tâm thực hiện dự
án nhà ở thương mại lên đến 194
ha. Số đất này dân có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ghi hầu
hết là đất trồng lúa. •
Từ chối xác định tuổi thọ cầu “thu phí vô thời hạn”
Giải thích việc giao
hàng chục hecta đất
lúa làm dự án nhưng
không trình Thủ tướng
Chính phủ, giám đốc Sở
TN&MT tỉnh Cà Mau
giải thích do áp lực giao
đất cho nhà đầu tư, nếu
trình xin thì mất nhiều
thời gian hơn.
(PL)- UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản trả lời người
dân về thời gian thu phí cầu Rạch Ráng bắc qua sông Ông
Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Theo đó, qua
báo cáo của Sở GTVT tỉnh Cà Mau, về nguyên tắc có thể
xác định tuổi thọ còn lại của công trình đang khai thác.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, công tác quản lý chất
lượng từ khâu thiết kế, thi công đến việc bảo trì do nhà đầu
tư thực hiện còn khá nhiều tồn tại, chưa tuân thủ theo quy
định. Vì vậy việc xác định tuổi thọ của công trình trên rất
khó khăn và phức tạp, chi phí thực hiện cao trong khi công
trình có quy mô và tổng mức đầu tư nhỏ. Với các lý do nêu
trên, đơn vị tư vấn từ chối thực hiện việc xác định tuổi thọ
cầu Rạch Ráng.
Trước đó, người dân huyện Trần Văn Thời bức xúc trước
việc mập mờ về thời gian thu phí cầu Rạch Ráng nên đã
kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau. Trả lời, UBND tỉnh Cà Mau
lý giải do mục tiêu của dự án phục vụ dân sinh nên hình
thức đầu tư của dự án được áp dụng theo hình thức cầu dân
sinh. Vì vậy, nhà đầu tư được thực hiện thu phí theo thời
gian tuổi thọ của cầu.
Như
Pháp Luật TP.HCM
số ra ngày 22-10 phản ánh
qua bài
“Chuyện lạ Cà Mau: Xây cầu xong... thu phí vô
thời hạn”
, cầu Rạch Ráng có chiều dài hơn 100 m, tải
trọng 3,5 tấn, tổng mức đầu tư khoảng 15 tỉ đồng, được
xây dựng theo hình thức kêu gọi tư nhân đầu tư. Cầu
hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7-2010, có thời
gian thu phí được tính theo thời gian tuổi thọ công trình.
Điều này đồng nghĩa khi nào cầu hư hỏng thì mới ngừng
việc thu phí.
C.TRỰC
Tiêu điểm
Chu đâu tư noi gì?
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
qua điện thoại và tin nhắn, ông Đoàn
Văn Quyết, Tổng Giám đốc Công ty
Đồng Tâm, phủ nhận toàn bộ những
kết luận của tỉnh Cà Mau về một số sai
phạm của công ty dẫn tới b cắt hợp
đồng dự án BT. Cụ thể, nói về tiến độ
dự án BT chậmtrễ, ôngQuyết cho rằng
có chậm trễ là do vướng mặt bằng, đó
không phải trách nhiệm của nhà đầu
tư.Về việc huy động vốn khi dự án chưa
đủ điều kiện theo quy đ nh, ôngQuyết
nói: “Làm gì có bằng chứng nói công
ty huy động vốn sai!”.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook