274-2018 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 26-11-2018
Cơ quan kiểm soát
tài sản, thu nhập
được trao quyền
hạn, công cụ để thực
thi nhiệm vụ, xây
dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về kiểm
soát tài sản, thu
nhập… góp phần
hoàn thiện thể chế.
Luật Phòng, chống tham nhũng:
chặt tài sản, thu nhập
NGHĨANHÂN
Q
uốc hội (QH) vừa thông
qua Luật Phòng, chống
thamnhũng (PCTN) sửa
đổi với quy trình thảo luận qua
ba kỳ họp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp Nguyễn Mạnh Cường,
người trực tiếp tham gia quá
trình thẩm tra, hoàn thiện đạo
luật, có cuộc trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
về các nội dung
mới của luật này.
Từ “kê khai” đến
“kiểm soát tài sản,
thu nhập
.
Phóng viên
:
Nếu so với
Luật PCTN hiện hành thì một
cách ngắn gọn nhất, ông sẽ nói
gì về đạo luật vừa thông qua?
+Ông
NguyễnMạnhCường
(ảnh)
: Luật PCTN hiện hành
gốc của
nó là luật
2005,qua
hailầnsửa
đổi nhỏ
năm2007
và 2012,
đến lần
n à y l à
sửa đổi nhiều nhất, toàn diện
nhất, có thể được gọi là Luật
PCTN 2018.
SovớiLuật PCTN2005, luật
2018 viết gọn, súc tích hơn,
nhất là phần mục công khai,
minh bạch. Bởi những năm
quaQHđã ban hành nhiều luật
chuyên ngành, cụ thể hóa yêu
cầu về công khai, minh bạch,
nên quy định mang tính liệt
kê trong luật 2005 không cần
thiết nữa.
Luật 2018 cũng bổ sung
nhiều vấn đề mới, như một số
nguyên tắc về kiểm soát xung
đột lợi ích, thiết lậpcơquanđộc
lập về kiểm soát tài sản, thu
nhập, yêu cầu xây dựng cơ sở
dữ liệu quốc gia về kiểm soát
tài sản, thu nhập, mở rộng yêu
cầu PCTN ra khu vực ngoài
Nhà nước…
Các quy định mới ấy cùng
nhiều nội dung sửa đổi khác
sẽ giúp công tác PCTN tới
đây mạnh mẽ, bài bản, hiệu
quả hơn.
Cùng với các đạo luật, nghị định
khác, Luật Phòng, chống tham
nhũng vừa thông qua sẽ tạo các
xung lực mới trong công cuộc
phòng, chống thamnhũng.
. Trong luật, phần kiểm soát
tài sản, thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn là được
sửa đổi, bổ sung nhiều nhất?
+Đúngvậy!PháplệnhPCTN
1998 lần đầu tiên có một điều
về “kê khai nhà đất, tài sản giá
trị lớn”, đến luật 2005 yêu cầu
cao hơn là “minh bạch tài sản,
thu nhập” với một mục riêng
gồmchín điều. Tới lần sửa đổi
toàn diện này, phát triển một
bước nữa, thành một mục lớn
về “kiểmsoát tài sản, thunhập”
vớibốntiểumục:Cơquankiểm
soát tài sản, thu nhập; kê khai
tài sản, thu nhập; xác minh
tài sản, thu nhập; và cơ sở dữ
liệu quốc gia về kiểm soát tài
sản, thu nhập. Đây là mục lớn
nhất, chiếm tới 24/96 điều của
cả đạo luật.
Cơ quan kiểm soát
tài sản có nhiều
thực quyền
. Sửa đổi, bổ sung nhiều
như vậy thì có thay đổi được
tình hình 13 năm qua, kể từ
khi có Luật PCTN đầu tiên,
tham nhũng ngày càng phức
tạp trong khi hàng triệu bản
kê khai chỉ xác minh vài trăm
trường hợp và chỉ vài trường
hợp được kết luận là không
trung thực?
+ Để PCTN có hiệu quả thì
không thể chỉ trông đợi vào
luật này mà còn vào nhiều
luật, nghị định khác của QH,
Chính phủ cùng sự quyết tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
Cứ coi diễn biến từ sau Đại
hội XII thì thấy, vẫn các quy
định hiện hành nhưng lò nóng,
củi cháy rực đấy thôi.
Còn trong phạmvi luật 2018
này, tôi tin là sẽ thúc đẩy.
Lần đầu tiên chúng ta sẽ
có cơ quan kiểm soát tài sản,
thu nhập độc lập. Cơ chế này
rất quan trọng vì lâu nay bản
kê khai tài sản được giao cho
bộ phận tổ chức, cán bộ quản
lý. Cũng có quy định về xác
minh tính trung thực nhưng
trong một bộ, vụ tổ chức làm
gì có nhân lực, nghiệp vụ, sức
mạnh để đi xác minh bản kê
khai tài sản của anh em ở các
vụ khác. Giờ thì tách ra: Thanh
tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài
sản, thu nhập của cán bộ từ
giám đốc sở và tương đương
ở địa phương cũng như ở các
bộ trong Chính phủ. Cấp thấp
hơn thì thanh tra địa phương,
thanhtrabộ…chịutráchnhiệm.
Luật cũng trao cho cơ quan
kiểm soát tài sản, thu nhập
nhiều thẩmquyền để thực hiện
nhiệm vụ khó khăn này; quy
định kho bạc, tổ chức tín dụng,
kể cả ngân hàng nước ngoài,
côngan, thuế, hải quan, quản lý
đất đai…phải cung cấp thông
tin phục vụ cho việc kiểm soát
tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai.
Căn cứ để tiến hành xác
minh tài sản, thu nhập cũng
được mở rộng hơn nhiều so
với hiện hành, trong đó đáng
chú ý là sẽ tiến hành xác minh
ngẫu nhiên. Như vậy, cán bộ,
công chức nào cũng có thể
được yêu cầu giải trình hoặc
buộc phải trải qua xác minh
tính trung thực trong việc kê
khai, bao gồm cả nguồn gốc
tài sản, thu nhập.
.Một vấnđềđượccử tri quan
tâm là xử lý tài sản bất minh.
Các dự thảo của Chính phủ
và ởQHđều có nhiều phương
án xử lý, như thu hồi qua con
đường tòa án, truy thu thuế.
Vậy tại sao ở dự thảo cuối
cùng khi QH bấm nút thông
qua lại không có?
+ Nói chung chung là tài
sản bất minh thì không chính
xác lắm.
Trong PCTN, có hai loại tài
sản.Thứnhất là loại tài sản, thu
nhậpdophạmtội hoặc vi phạm
pháp luật liên quan tới tham
nhũngmà có. Loại vi phạmnày
thì cơ quan tố tụng phải chứng
minh và thu hồi thông qua điều
tra, truy tố, xét xử. Vấn đề này
được điều chỉnh chủ yếu bởi
luật hình sự, luật tố tụng. Luật
PCTN sửa đổi lần này có bổ
sung thẩm quyền cho cơ quan
kiểm soát tài sản, yêu cầu các
cơ quan chức năng áp dụng
các biện pháp phòng ngừa cần
thiết ngăn chặn sớm việc tẩu
tán, hủy hoại, chuyển dịch tài
sản tình nghi do vi phạmpháp
luật mà có.
Thứ hai là tài sản, thu nhập
tăng thêmmà không giải trình
đượcnguồngốcthìluậtquyvào
hành vi không trung thực. Về
xử lý tài sản thì cơ quan kiểm
soát tài sản, thunhập sẽ chuyển
cho các cơ quan liên quan như
thuế, hải quan, công an để xác
minh, làm rõ. Các bước tiếp
theo có thể là truy thu thuế,
thậm chí thu hồi nếu chứng
minh được là do phạm pháp
mà có. Còn người kê khai, giải
trình không trung thực thì ít
nhất sẽ bị cảnh cáo - nặng hơn
so với hiện tại là có thể chỉ bị
khiển trách. Ngoài ra, nếu liên
quan đến quy hoạch, ứng cử,
bổ nhiệm thì còn bị loại khỏi
danh sách.
Hoàn thiện thể chế
.CốnhàbáoHữuThọ,nguyên
Trưởng ban Tư tưởng văn hóa
Trung ương, từng nhận xét:
“Cái khó nhất của quan chức
mình là giải thích với dân tại
sao họ giàu thế”...
+ Cá nhân tôi thì thấy nếu
lần sửa đổi này đưa được một
cơ chế để tịch thu hoặc thu hồi
một phần tài sản không giải
trình được hợp lý về nguồn
gốc thì cũng tốt. Nhưng nói
thật, nó mang tính răn đe chứ
chưa khả thi.
Như mấy vụ đại án vừa rồi,
có vị cựu quan chức phải thi
hành án 600 tỉ đồng mà cơ
quan tố tụng chỉ kê biên được
một căn hộ chung cư. Tài sản
khác không nổi lên được thì
lấy đâu mà thu hồi, thu thuế.
Bên Trung Quốc làm rất
mạnh, hình sự hóa hành vi
làm giàu bất chính, tức là cứ
giàu có bất thường là tội phạm
nhưng có xử được mấy đâu.
Vậy nên, cái gốc vẫn là hoàn
thiện thể chế, nhất là các vấnđề
như giảm lưu thông tiền mặt,
đăng ký tài sản, kiểm soát tài
sản, thu nhập toàn xã hội…
Lúc đấy thì người có tài sản
cũng dễ chứng minh sự trong
sáng của mình. Còn như bây
giờ, tài sản trong mỗi gia đình
hình thành qua nhiều thế hệ,
nhiều nguồn, rất khó để bóc
tách thế nào là hợp lý.
Việc Luật PCTNhình thành
cơ quan kiểm soát tài sản, thu
nhập, trao cho nó quyền hạn,
công cụ để thực thi nhiệm vụ,
rồi xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về kiểm soát tài sản,
thu nhập…chính là góp phần
hoàn thiện thể chế ấy. Đây là
nền tảng quan trọng để một
thời gian nữa ta có thể bổ sung
các biện phápmạnh để thu hồi
tài sản không giải trình được
nguồn gốc.
. Thanh tra Chính phủ được
xác định là cơ quan kiểm soát
tài sản, thunhậpcủaquanchức
từ cỡ giámđốc sở trở lên. Khối
lượng công việc sẽ rất lớn và
rất khó khăn, liệu họ có đảm
đương được không?
+ Đây là phương án Chính
phủ trình và QH cũng thống
nhất cao. Tới đây mà có ý chí
chính trị mạnh mẽ thì kết quả
sẽ được chứngminh. Theo tôi
biết, Chính phủ đã có đánh giá
tác động và sẽ sớm có đề án
để củng cố tổ chức, bộ máy
cho Thanh tra Chính phủ đảm
đương được công việc này.
. Luật PCTN chỉ là luật gốc.
Với các tinh thần, quan điểm
mới lần này thì các luật chuyên
ngành khác có phải sửa đổi,
bổ sung không?
+ Có chứ. Rà soát, sửa đổi,
bổ sung pháp luật là việc làm
thường xuyên. Ngay khi Luật
PCTN 2005 ra đời thì nhiều
luật sau đó đã phải sửa đổi, bổ
sung để bổ sung các quy định
phòng ngừa tham nhũng. Giờ
cũng vậy thôi. Chẳng hạnLuật
Giáo dục, tôi thấy quy định về
công khai, minh bạch là chưa
đủ, chưa bao quát hết...•
Các đại biểuQuốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống thamnhũng (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook