221-2019 - page 17

13
Mô hình trường
học tiên tiến: Còn
nhiều rào cản
NGUYỄNQUYÊN
S
áng 25-9, Sở GD&ĐT
TP.HCM tổ chức hội
nghị tổng kết công tác
xây dựng trường tiểu học
thực hiện mô hình trường
tiên tiến theo xu thế hội nhập
khu vực và quốc tế năm học
2018-2019.
Kiến nghị được tự chủ
tuyển sinh
Mô hình trường tiên tiến
theo xu thế hội nhập khu vực
và quốc tế được thực hiện theo
Quyết định 3036 của UBND
TP. Cơ chế tài chính để thực
hiện trường tiên tiến là các
đơn vị thực hiện được bố trí
ngân sách theo định mức đầu
tư/học sinh và được chủ động
xây dựng mức thu theo thỏa
thuận với phụ huynh, không
quá 1,5 triệu đồng/học sinh.
Đây là mô hình mới, mặc
dù nhận được sự hỗ trợ từ
phòng GD&ĐT cũng như
UBND các quận, huyện
nhưng trong quá trình triển
khai các trường còn gặp rất
nhiều khó khăn.
Bà Phạm Thị Kim Ngân,
Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Võ Thị Sáu, quận 12, cho
hay dù nhà trường đã rất cố
gắng nhưng cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học còn
gặp nhiều khó khăn.
Tương tự, ông Nguyễn Thế
Dũng, Hiệu trưởng Trường
Tiểu học Võ Trường Toản,
quận 10, chia sẻ để thực hiện
mô hình trường học tiên
tiến, nhà trường đã rất nỗ
lực trong việc mua sắm các
thiết bị dạy học. “Tuy nhiên,
hiện nay do trường đã qua 17
năm sử dụng nên cơ sở vật
chất đã bắt đầu xuống cấp,
khó đáp ứng chương trình
học. Trước tình hình đó, lãnh
đạo quận 10 đã hứa năm học
2020-2021 sẽ đầu tư xây mới
lại trường” - ông Dũng nói.
Trong khi đó, bà Trương
Diệu Thừa, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Bàu Sen,
quận 5, lại cho hay trong
năm đầu tiên trường tuyển
sinh theo mô hình tiên tiến
với sĩ số 32-34 học sinh/lớp.
Tuy nhiên, năm học 2018-
2019 dân số tăng đột biến
nên đẩy sĩ số lớp học lên
37 học sinh/lớp. Trước tình
hình đó, phòng GD&ĐT đã
có chỉ đạo nên năm nay sĩ
số ở mức 32 học sinh/lớp.
Bà Thừa cho biết thực hiện
mô hình mới nên các trường
vừa tự mày mò, tự học, khó
khăn rất nhiều. “Trường tôi
gặp khó trong công tác tuyển
sinh. Do chúng tôi tuyển sinh
đại trà giống các trường là
theo phân tuyến của quận.
Cho nên khi học sinh vào học
nhà trường không có sự chọn
lựa. Vì thế mới có tình trạng
trường tiên tiến
nhưng vẫn có
họcsinhkhuyết
tật, chậm phát
triển trí tuệ vẫn
phải đáp ứng
chuẩn đầu ra
về tiếng Anh
và tin học, thậm chí có nhiều
học sinh nợ học phí. Do đó,
chúng tôi kiến nghị với phòng
GD&ĐT, kiếnnghị vớiUBND
quận trong năm tới đây nhà
trường được tự chủ tuyển
sinh để có thể chọn lựa được
những học sinh có đầy đủ điều
kiện theo học chương trình
trên” - bà Thừa nhấn mạnh.
Từng bước tháo gỡ
Sau khi được UBND các
quận, huyện phê duyệt đề
án xây dựng trường tiểu học
thực hiện mô hình tiên tiến
theo xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế, đến nay đã
có 12 trường tiểu học theo
mô hình tiên
tiến. Trong
nămhọc2019-
2020 có thêm
một trường
đăng ký mới
làTrườngTiểu
h ọ c L i n h
Chiểu (quận Thủ Đức).
Trước tình hình trên, ông
NguyễnVăn Hiếu, Phó Giám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM,
cho biết đến thời điểm này
mới chỉ có 12 đơn vị trong
tổng số 11 quận có mô hình
trường tiên tiến. Chính áp
lực về sĩ số, áp lực về cơ
sở vật chất và trang thiết bị
dạy học nên Sở tham mưu
với ủy ban chọn trên địa bàn
quận, huyện một số trường
để thực hiện thí điểm mô
hình. Theo nghị quyết đảng
bộ Sở GD&ĐT, phấn đấu xây
dựng ở mỗi quận, huyện có
ít nhất ba trường ở mỗi cấp
học thực hiện mô hình trên.
Với tình hình này, mục tiêu
trên có nhiều nguy cơ không
thể hoàn thành.
Ông Hiếu cho biết đối với
những trường đã xây dựng
Các trường tiểu học thực hiện
mô hình trường tiên tiến
Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (quận 1), Trường Tiểu
học An Bình (quận 2), Trường Tiểu học Châu Văn Liêm
(quận 6), Trường Tiểu học Võ Văn Tần (quận 6), Trường
Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn (quận 6), Trường Tiểu học
Võ Trường Toản (quận 10), Trường Tiểu học An Lạc 3 (quận
Bình Tân), Trường Tiểu học Đống Đa (quận Tân Bình),
Trường Tiểu học Bàu Sen (quận 5), Trường Tiểu học Võ
Thị Sáu (quận 12), Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò
Vấp), Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú). Năm
học 2019-2020 thêm một trường đăng ký mới: Tiểu học
Linh Chiểu, quận Thủ Đức.
Các trường theo mô
hình tiên tiến có thể
tuyển sinh trên địa
bàn quận chứ không
nhất thiết theo phân
tuyến.
Đời sống xã hội -
ThứNăm26-9-2019
Công tác tuyển sinh, tuyển dụng giáo viên, cơ sở vật
chất, chuẩn đầu ra là những vấn đề được các đại biểu
đưa ra tại hội nghị.
MộttiếthọctiếngAnhvớigiáoviênnướcngoàitạiTrườngTiểuhọcTânSơnNhì(quậnTânPhú,TP.HCM).
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Tiêu điểm
Tiêu chí trường tiên tiến
Trường tiên tiến là tổ chức
dạy học hai buổi/ngày; tổ chức
dạy học tăng cườngngoại ngữ;
tổ chức học ngoại ngữ với giáo
viên người nước ngoài; tổ chức
dạy các bộ môn năng khiếu,
môn tựchọn; thựchiệnchương
trình kỹ năng sống; các hoạt
động ngoại khóa; trang bị cơ
sở vật chất; sĩ số không quá 30
học sinh/lớp…
Sở GD&ĐT TP.HCM
được mô hình trường tiên tiến
hiện đại thì phải cố gắng duy
trì sĩ số ở mức 30 học sinh/
lớp. Bởi nếu để sĩ số tăng
lên 36 đến 37 học sinh/lớp
thì sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng dạy học.
Liên quan đến vấn đề tự
chủ trong tuyển sinh, ông
Hiếu nói: “Vấn đề này tôi
nghĩ các phòng GD&ĐT
đã có sự chia sẻ đối với các
trường. Các trường theo mô
hình này có thể tuyển sinh trên
địa bàn quận chứ không nhất
thiết theo phân tuyến vì như
thế sẽ không thể tuyển đủ và
hơn nữa không đảmbảo được
chất lượng của mô hình. Bởi
thực tế hiện nay trường tiên
tiến hiện đại nhưng vẫn có
học sinh chậm tiến, nợ học
phí. Vấn đề này cần tính toán
lại và cần lưu ý phải đảm bảo
đủ chỗ học cho con em trên
địa bàn”.
Trước kiến nghị về việc
dùng nguồn thu để xây khu
liên hợp nhà ăn - hồ bơi
của hiệu trưởng Trường
Võ Trường Toản, ông Hiếu
bày tỏ: “Đây là một kiến
nghị rất chính đáng. Tôi
đề nghị Phòng tài chính,
Sở GD&ĐT TP.HCM cân
nhắc đó là tự chủ trong kích
cầu dùng tiền từ nguồn thu
tiên tiến hiện đại để xây khu
liên hợp phục vụ chính học
sinh. Tôi nghĩ đây là điều
kiện cần thiết”.
Về việc nâng mức thu từ
1,5 triệu đồng lên 1,65 triệu
đồng/tháng, chuyên viên
Phòng tài chính, Sở GD&ĐT
TP.HCM cho biết khoản thu
thỏa thuận để đảm bảo các
yêu cầu hoạt động thực hiện
trường tiên tiến với tổng mức
thu thỏa thuận không quá 1,5
triệu đồng/học sinh/tháng. Vì
thế, mong các trường lưu ý
và thực hiện đúng.
Ngoài ra, những vấn đề
vướng mắc mà các trường
gặp phải, ông Hiếu đề nghị
trưởng Phòng giáo dục tiểu
học cũng như Phòng tài
chính nắm bắt để có hướng
tháo gỡ.•
Saunăm2020học sinh sẽ thi THPTquốc gia trênmáy tính
Bộ GD&ĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án
tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh
đại học, cao đẳng sau năm 2020 trên cơ sở đảm bảo tính
ổn định của lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh. Theo đó,
các việc này không được gây xáo trộn việc dạy và học,
không gây bức xúc trong xã hội, đảm bảo gọn nhẹ, giảm
áp lực và tốn kém, đúng quy định của pháp luật.
Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành,
chủ yếu là lớp 12. Thí sinh ngoài làm bài thi trên giấy như
hiện nay sẽ thêm phương thức thi trên máy tính nhiều đợt
trong năm.
Đối với phương thức thi trên máy tính, thí sinh có thể
tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm
của tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng quy định của Bộ
GD&ĐT. Kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được chọn để
xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử
dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).
Về lộ trình thực hiện các phương án tuyển sinh: Giai
đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT
quốc gia 2019. Cùng với đó điều chỉnh phương thức thi,
nhất là tổ chức thi trên máy tính. Trong đó, các bài thi bắt
buộc như toán, ngữ văn, ngoại ngữ giữ ổn định như năm
2019; cấu trúc lại các câu hỏi trong bài thi tổ hợp tự chọn
(khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) theo chuẩn đầu
ra của chương trình theo hướng chủ yếu là đánh giá kiến
thức, kỹ năng và đánh giá năng lực.
Các bài thi tổ hợp sẽ được giảm số lượng câu hỏi trong
từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp, từng bước
hoàn thiện bài thi tích hợp phù hợp với lộ trình đổi mới
sách giáo khoa. Mỗi bài thi tổ hợp khi chấm chỉ cho ra
một đầu điểm duy nhất (không còn bốn đầu điểm như
hiện nay là ba đầu điểm môn thành phần và một đầu
điểm của cả bài thi).
Về tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo chung, ban
hành quy chế, kiểm tra, thanh tra, giám sát, chủ trì chấm
trắc nghiệm. UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm
tổ chức kỳ thi tại địa phương mình. Các trường đại học
được Bộ điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra,
giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, chấm thi,
phúc khảo...
Giai đoạn sau năm 2025 sẽ ổn định kỳ thi cho học sinh
học chương trình giáo dục phổ thông mới, có nhu cầu dự
thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT. Những điều chỉnh về
thi trên máy tính sẽ được Bộ GD&ĐT công bố trước một
năm để phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn
tập và chuẩn bị tham gia kỳ thi.
AN HIỀN
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook