221-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm26-9-2019
Điều chỉnh phụ tải điện:
Khách hàng hưởng lợi
Thamgia chương trìnhDR, khách hàng sẽ được ưu tiên chăm sóc
các dịch vụ điện, sửa chữa điện, được bảo trì miễn phí trạmbiến áp.
HƯƠNG TRANG
Đ
ể giảm nhu cầu sử dụng
điện từhệ thốngđiệnquốc
gia, góp phần giảm công
suất cực đại vào giờ cao điểm,
EVN HCMC khuyến khích
khách hàng tham gia chương
trình điều chỉnh phụ tải điện
(DR). Chương trình này đã
nhận được sự quan tâm của
doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Hiệu quả tích cực
Ông Nguyễn Duy Quốc
Việt, Phó Tổng giám đốc
EVNHCMC, cho biết chương
trình DR là một trong những
chương trình quản lý nhu cầu
điện nhằmkhuyến khích khách
hàng chủ động giảmnhu cầu sử
dụng điện khi có yêu cầu của
đơn vị cung cấp điện. Chương
trình sẽ góp phần giảm công
suất cực đại của hệ thống điện
vào giờ cao điểm, giảm tình
trạng lưới điện bị quá tải, nâng
cao hiệu quả kinh tế. Để triển
khai chương trình, các công ty
điện lực đã mời những khách
hàng có tiềm năng tiêu thụ lớn
tham gia chương trình DR,
hướng dẫn khách hàng thực
hiện giảm phụ tải điện vào
khoảng thời gian theo thông
báo của điện lực.
Theo ông Bùi Trung Kiên,
Giám đốc Công ty Điện
lực Tân Bình, khi tham gia
chương trình DR, khách hàng
sẽ được ưu tiên chăm sóc các
dịch vụ điện, sửa chữa điện,
được bảo trì miễn phí trạm
biến áp. Sau khi nghe tư vấn,
nhiều khách hàng đã ký cam
kết với Điện lực Tân Bình
tham gia chương trình DR.
Cụ thể, đến tháng 4-2019, đã
có 27 khách hàng tham gia
với tổng công suất tiết kiệm
được là 3.026 kW.
Tương tự, Công ty Điện lực
Thủ Đức cũng đã kêu gọi được
41 khách hàng có điện năng
tiêu thụ từ một triệu kWh/năm
trở lên tham gia chương trình
DR này. Theo đó, các đơn vị
này đã ký cam kết tham gia
chương trình với hai lần diễn
ra sự kiện điều chỉnh phụ tải
theo kịch bản của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam.
Nhiều khách hàng
tham gia
Chia sẻ thêm về chương
trình DR, ông Nguyễn Duy
Quốc Việt cho biết từ năm
2015, EVN HCMC đã triển
khai thành công dự án thí
điểm DR do Cục Điều tiết
điện lực chủ trì với sự tham
gia của 14 khách hàng, thực
hiện bốn sự kiện điều chỉnh
phụ tải, tiết giảm được 2,513
MW. Đến nay đã có 365 khách
hàng có điện năng tiêu thụ
trên ba triệu kWh/năm và
604 khách hàng có điện năng
tiêu thụ 1-3 triệu kWh/năm
tham gia chương trình. Tổng
công suất tối đa có thể tiết
giảm ước tính khoảng 94,43
MW đối với phụ tải nhóm
một (bao gồm các phụ tải
có khả năng tiết giảm khẩn
cấp, không ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh, có khả năng tiết
giảm khẩn cấp sau hai giờ kể
từ khi nhận được thông báo
của điện lực) và 183,52 MW
đối với phụ tải thuộc nhóm
hai (các phụ tải cần có thời
gian chuẩn bị trước khi tiết
giảm, không ảnh hưởng đáng
kể đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Đối với nhóm
này, khách hàng có thể thực
hiện tiết giảm sau 24 giờ kể
từ khi nhận được thông báo
của đơn vị cung cấp điện).
Để vận động khách hàng
thamgia chương trình, các công
ty điện lực trực thuộc đã lập
danh sách những khách hàng
có điện năng tiêu thụ trên ba
triệu kWh/năm và khách hàng
có điện năng tiêu thụ 1-3 triệu
kWh/năm. Trên cơ sở đó, lãnh
đạo công ty điện lực làm việc
trực tiếp với khách hàng và
vận động ký thỏa thuận tham
gia chương trình. Ngay sau
khi EVN thông báo kế hoạch
điều hòa phụ tải cho tổng công
ty, EVN HCMC sẽ thực hiện
lựa chọn khách hàng tham gia
chương trình. Gửi thông báo
cho khách hàng, thông báo về
thời gian diễn ra, kết thúc và
kết quả của sự kiện.
Anh Nguyễn Văn Khoa,
đại diện một doanh nghiệp
là khách hàng thuộc Công ty
Điện lực Tân Bình đã tham gia
chương trình DR, cho biết sau
khi đồng ý tham gia chương
trình, ngành điện đã tư vấn về
các dịch vụ mà khách hàng
được hưởng. Theo đó, doanh
nghiệp của anh đã được phía
điện lực ưu tiên một số dịch
vụ như rút ngắn thời gian xử
lý sự cố lưới điện, hỗ trợ tối
đa các yêu cầu phát sinh trong
quá trình sử dụng điện, miễn
phí vệ sinh định kỳ trạm biến
áp khách hàng, hỗ trợ, tư vấn
kiểm toán năng lượng. Đặc
biệt, chương trình này còn tiết
kiệm điện cho chính doanh
nghiệp của anh.•
Lễ ký kết chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) giữa Công tyĐiện lực Tân Bình và khách hàng. Ảnh: HT
Khách hàng thực hiện các bản thỏa thuận này hoàn toàn
trên cơ sở tự nguyện, hỗ trợ và hợp tác giữa hai bên. Nếu khách
hàng đã ký thỏa thuận nhưng tại thời điểm được yêu cầu tiết
giảm, vì lý do khách quanmà khách hàng không thể thực hiện
tiết giảm thì không bị bất cứ ràng buộc pháp lý hoặc cơ chế
phạt nào từ phía điện lực.
Các sự kiện điều chỉnh phụ tải (tiết giảm) kéo dài không quá
ba tiếng và chỉ thực hiện theo yêu cầu của Tập đoàn Điện lực
Việt Namkhi hệ thống điện quốc gia gặp sự cố, có nguy cơ gây
mất an ninh năng lượng quốc gia. Do đó tần suất thực hiện tiết
giảmhằng năm (nếu có) sẽ rất ít. Công ty điện lực sẽ thông báo
trong thời gian sớm nhất để khách hàng có sự chuẩn bị trước,
hạn chế tối đa các tác động từ việc tiết giảm.
Đến nay đã có 365
khách hàng có
điện năng tiêu thụ
trên ba triệu kWh/
năm và 604 khách
hàng có điện năng
tiêu thụ 1-3 triệu
kWh/năm tham gia
chương trình.
ChợđêmđầutiênởTP
Vinhbắtđầuhoạtđộng
Tối 25-9, UBND TP Vinh (Nghệ An) bắt đầu cho
hoạt động thử nghiệm chợ đêm tại đường phố Cao
Thắng (trước chợ Vinh, TP Vinh, Nghệ An) để chuẩn
bị cho ngày khai trương chính thức.
Phố đêm Cao Thắng sẽ hoạt động từ 18 giờ 30 đến
23 giờ 30 tất cả ngày trong tuần, phục vụ cho người
dân TP Vinh, các huyện trong tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh và du khách du lịch trong nước, quốc tế tham
quan, mua sắm. Sau thời gian trên, tất cả hộ ngừng
kinh doanh, thu dọn vệ sinh sạch sẽ và trả lại mặt
bằng nguyên trạng để sáng hôm sau con đường hoạt
động như ngày thường.
Lãnh đạo UBND TPVinh cho biết sau một tuần
hoạt động thử nghiệm để chỉnh sửa các hạng mục, gian
hàng, rút kinh nghiệm… sẽ chính thức tổ chức “Tuần
lễ khai trương phố đêm” Cao Thắng vào ngày 2-10 tới.
Trước đó, ông Trần Ngọc Tú, Chủ tịch UBND TP
Vinh, cho biết đã cử cán bộ vào TP Huế và ra Hà
Nội học tập để nghiên cứu mở phố đi bộ và chợ đêm
ở TP Vinh. Dự kiến TP Vinh cũng sẽ triển khai phố
đi bộ giống phố cổ Hội An (Quảng Nam) và phố khu
phố Tây ở TP.HCM. Theo Ban quản lý chợ Vinh,
đến nay đã có gần 115 hộ dân ở TP Vinh đăng ký
kinh doanh bán hàng tại phố đêm Cao Thắng. Hơn
100 gian hàng có mái che, bánh xe lưu động, kích
thước và kiểu dáng giống nhau để tạo sự đồng bộ.
Sẽ có nhiều món ăn ngon được bán trong phố đêm
Cao Thắng như cháo súp lươn, cháo gà, thịt heo
quay, đồ nướng, lẩu, bún cá... Ngoài ra còn có các
mặt hàng lưu niệm phục vụ du khách. TP Vinh cũng
đang lắp sân khấu ngoài trời, đèn, màn hình LED cỡ
lớn tại phố đêm Cao Thắng.
Đ.LAM
Cần Thơ có hơn 1.000 khu vực
cấm hoạt động khoáng sản
UBND TP Cần Thơ vừa ban hành quyết định phê
duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
trên địa bàn TP Cần Thơ. Theo phương án này, tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn TP Cần Thơ nghèo
về chủng loại và phần lớn là các khoáng sản thuộc
nhóm vật liệu xây dựng thông thường như cát san
lấp lòng sông Hậu, sét gạch ngói, sét keramzit và
than bùn (nguyên liệu khoáng).
UBND TP đã ban hành Quyết định 1214/2018 phê
duyệt và công bố khu vực cấm hoạt động khoáng sản,
khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn
TP. Theo đó có 1.004 khu vực cấm hoạt động khoáng
sản, không có khu vực nào cấm tạm thời. Có chín khu
vực quy hoạch dự trữ khoáng sản sét gạch ngói, hai khu
vực quy hoạch dự trữ khoáng sản keramzit.
Hiện tại UBND TP chưa có chủ trương đấu giá
quyền khai thác khoáng sản. Theo Quyết định
44/2018 về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, việc tổ chức đấu giá quyền khai thác
khoáng sản sẽ được tiến hành vào năm 2020. Có bốn
khu vực cát san lấp được đấu giá quyền khai thác
khoáng sản với diện tích 185,1 ha, tổng tài nguyên
hơn 3,6 triệu m
3
.
Cũng theo phương án trên, hiện nay TP có năm giấy
phép khai thác cát lòng sông Hậu còn hiệu lực, cấp cho
năm đơn vị với tổng công suất 1,28 triệu m
3
/năm. Từ
đầu năm 2014 đến ngày 16-6-2019, tổng tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản đã phê duyệt là hơn 11,7 tỉ đồng.
Đối tượng cần bảo vệ được nêu ra là khoáng sản
chưa khai thác gồm khoáng làm vật liệu xây dựng
thông thường (cát, sét gạch ngói, sét keramzit)
và than bùn đã được điều tra, thăm dò, phát hiện;
khoáng sản chưa được cấp giấy phép khai thác và
khoáng sản ở ngoài khu vực đã được cấp giấy phép
khai thác…
Giải pháp cụ thể đưa ra là UBND cấp huyện, cấp
xã có trách nhiệm tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác trên địa bàn. Cùng đó là thực hiện các biện
pháp phát hiện, xử lý, ngăn chặn ngay các hoạt động
khoáng sản trái phép từ khi mới xảy ra, bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực có khoáng
sản. Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để
xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trong
khu vực được cấp phép.
NHẪN NAM
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook