221-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm26-9-2019
VIẾT LONG
S
au nhiều ngày xét xử, chiều 25-9,
TAND TPHà Nội đã tuyên án vụ
án thất thoát gần 1.700 tỉ đồng
xảy ra tại Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Việt Nam.
Theo đó, sau khi xem xét các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên
phạt bị cáo Lê Bạch Hồng (cựu thứ
trưởng LĐ-TB&XH, cựu tổng giám
đốc BHXH Việt Nam) sáu năm tù về
tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước
gây hậu quả nghiêm trọng.
Buộc các bị cáo bồi thường
trên 853 tỉ đồng
Cùng tội này, tòa phạt bị cáo Nguyễn
Huy Ban (cựu tổng giám đốc BHXH)
14 năm tù, Trần Tiến Vỹ (cựu trưởng
Phòng kế hoạch - tổng hợp) ba năm
tù, Hoàng Hà (cựu trưởng Phòng kế
hoạch - tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài
chính) bảy năm tù và Nguyễn Phước
Tường (cựu trưởng Ban Kế hoạch - Tài
chính) 14 năm tù.
Riêng bà Trần Thanh Thủy (nguyên
chuyên viên Phòng kế hoạch - tổng
hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính) bị
phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng
án treo về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX cũng buộc năm cán bộ
BHXH phải bồi thường cho BHXH
Việt Nam trên 835 tỉ đồng. Trong đó,
ông Nguyễn Huy Ban bồi thường 292
tỉ đồng, Lê Bạch Hồng bồi thường
150 tỉ đồng, Nguyễn Phước Tường
bồi thường 292 tỉ đồng, Hoàng Hà
bồi thường 60 tỉ đồng, Trần Tiến Vỹ
bồi thường 40 tỉ đồng.
Ngoài ra, HĐXXcũng buộcAgribank
bồi thường cho BHXH 862 tỉ đồng.
Biết không thuộc diện
cho vay vẫn ký
HĐXX nhận định: Tại tòa các bị cáo
đều khẳng định không cố ý làm trái
quy định của Nhà nước. Tuy nhiên,
các bị cáo đều thừa nhận Ngân hàng
Agribank không nằm trong diện được
vay theo quy định của Chính phủ
nhưng vẫn cho vay. Hành vi của các
bị cáo là cố ý làm trái các quy định
của Nhà nước nên việc truy tố của
VKS là đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
Trong đó, ông Nguyễn Huy Ban biết
nguyên tắc, giới hạn việc sử dụng quỹ
BHXH để đầu tư. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện bị cáo không chỉ
đạo kiểm tra tính pháp lý của Công ty
Cho thuê tài chính II (ALC II, thuộc
Agribank) trước khi cho vay, mà căn
cứ vào văn bản bảo lãnh giữa BHXH
và Agribank để chỉ đạo và ký 11 hợp
đồng cho ALCII vay không đảm bảo
nguyên tắc đầu tư quỹ. Hành vi của
ông Ban đã gây thiệt hại cho BHXH
tổng số tiền trên 1.200 tỉ đồng.
Đối với ông Lê Bạch Hồng, HĐXX
nhận định bị cáo này đã trực tiếp ký
và chỉ đạo thực hiện ba hợp đồng cho
vay. Tại tòa, ông Hồng cũng thừa nhận
quỹ BHXH không có quy định nào cho
ALCII vay có bảo lãnh của Agribank.
Như vậy, hành vi của ông Hồng gây
thiệt hại 434 tỉ đồng.
Riêng ông Nguyễn Phước Tường,
HĐXX khẳng định là biết không được
cho ALCII vay vốn nhưng lại căn cứ
vào thỏa thuận bảo lãnh giữa ALCII
và Agribank để lập, trình, tham mưu
cho giám đốc ký để cho vay không
đúng đối tượng, nguyên tắc đầu tư
gây thiệt hại cho Nhà nước. Đặc biệt,
trong 14 hợp đồng Tường chỉ đạo cấp
dưới soạn thảo không viện dẫn căn
cứ các thư bảo lãnh của Ngân hàng
Agribank. Đến nay AL.CII đã phá
sản, gây thiệt hại cho BHXH trên
1.697 tỉ đồng
Các bị cáoHà, Vỹ, ThủyHĐXXcũng
nhận định việc lập các tờ trình ký nháy
tham mưu cho lãnh đạo để choALCII
vay tiền trái quy định. Hành vi của các
bị cáo gây ảnh hưởng đến uy tín, niềm
tin trong việc sử dụng quản lý quỹ...
Theo đó, HĐXX nhận định ông Ban
chịu trách nhiệm chính trong vụ án này,
tiếp đến là ông Hồng và các cấp dưới.
Vì vậy, HĐXX tuyên mức án trên.
Về trách nhiệm dân sự, tại tòa đại
diệnAgribank nêu quan điểm các hợp
đồng bảo lãnh nói trên không có giá
trị và ngân hàng này đang kiến nghị
tòa có thẩm quyền xem xét lại việc
tuyên bố ALC II phá sản của TAND
TP.HCM...
Tuy nhiên, căn cứ vào bản án trước
đó của TANDTP.HCM, HĐXXTAND
TP Hà Nội nhận thấy Agribank phải
chịu một phần trách nhiệm trong vụ
việc này…•
Cựu thứ trưởng bị sáu
nămtù, bồi thường150 tỉ
HĐXX nhận định việc BHXH cho Agribank vay tiền là không đúng
quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 1.700 tỉ đồng.
Các bị cáo cómặt tại phiên tòa xét xử. Ảnh: V.LONG
HĐXX nhận định bị cáo
Lê Bạch Hồng, cựu thứ
trưởng Bộ LĐ-TB&XH,
cựu tổng giám đốc BHXH
Việt Nam, đã trực tiếp ký
và chỉ đạo thực hiện ba
hợp đồng cho vay, gây thiệt
hại 434 tỉ đồng.
1.500 tỉ đồng trôi sông đổ biển
Theo hồ sơ, Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II, thuộc Ngân hàng Agribank)
không phải đối tượng được vay vốn từ nguồn BHXH. Tuy nhiên, năm 2008, ông
Vũ Quốc Hảo, tổng giám đốc ALC II, đã gặp Nguyễn Huy Ban và Nguyễn Phước
Tường để đặt vấn đề vay tiền. Hai bên đi đến thống nhất để được BHXH cho
vay, ALC II phải có bảo lãnh của Agribank. Vì vậy, phía Agribank ký phát hành
ba thư bảo lãnh cho ALC II vay tiền.
Từ tháng 4-2008 đến tháng 8-2009, BHXH ký 14 hợp đồng cho ALCII vay hơn
1.000 tỉ đồng. Cuối tháng 12-2015, số nợ cả gốc và lãi của ALC II đối với BHXH
là hơn 1.500 tỉ đồng.
Ngày 31-7-2018, TAND TP.HCM tuyên bố ALC II phá sản. Tính đến nay số nợ
của ALC II là hơn 1.700 tỉ đồng, không có khả năng trả.
Trong vụ án này, riêng ôngVũQuốc Hảo bị xác định đã gây thất thoát tiền của
ALC II, trong đó có tiền của BHXH. Tuy nhiên, ông Hảo đã bị tuyên tử hình về tội
tham ô tài sản nên trong vụ này ông không bị truy cứu hình sự.
Đại giaTòngThiênMã
mangán18nămtùra tòa
Xử phúc thẩm lần hai, tòa buộc vợ chồng ông
Tòng phải giao ba căn nhà, đất trên đường Trần
Phú cho nguyên đơn, bồi thường hơn 9 tỉ đồng.
Ngày 25-9, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm lần hai
vụ kiện tranh chấp đòi lại tài sản giữa nguyên đơn là
Công ty HP và bị đơn là vợ chồng ông Phan Bá Tòng
(được nhiều người biết với tên Tòng Thiên Mã vì là
giám đốc Công ty Thủy sản Thiên Mã).
Ông Tòng hiện đang là bị án trong vụ lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, phải chấp hành hình phạt 18 năm tù theo
bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Theo đơn kiện, Công ty HP có nhận chuyển nhượng
của bị đơn các tài sản gồm ba địa chỉ nhà, đất tọa lạc
đường Trần Phú (quận Ninh Kiều) vào năm 2010.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên ký thêm
hai phụ lục hợp đồng. Trong đó, một phụ lục có ghi
nhận trường hợp bên vợ chồng ông Tòng chưa bàn giao
đầy đủ giấy tờ hợp thức hóa quyền sở hữu nhà ở thì vợ
chồng ông đồng ý chịu phạt mỗi tháng hơn 400 triệu
đồng đối với hai hợp đồng chuyển nhượng.
Do bị đơn vi phạm thời gian chuyển giao giấy tờ nhà ở
và đất ở nêu trên nên bị đơn đã nộp cho nguyên đơn tiền
phạt theo phụ lục hợp đồng. Sau đó nguyên đơn nhiều
lần đề nghị nhưng bị đơn không hợp tác, cố tình kéo dài
thời gian, gây thiệt hại đến quyền lợi của nguyên đơn.
Vì thế, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tòa án buộc bị đơn
phải bàn giao toàn bộ tài sản nhà, đất đã chuyển nhượng
qua hai hợp đồng số 73 và 74. Đồng thời bị đơn phải bồi
thường số tiền mất cơ hội kinh doanh (theo thỏa thuận
trong phụ lục hợp đồng) mỗi tháng hơn 400 triệu đồng
từ tháng 3-2011 đến ngày tòa xét xử.
Bị đơn cho rằng thực chất hai hợp đồng 73 và 74 là
hợp đồng giả cách của hợp đồng vay tài sản. Do đó, bị
đơn phải ký phụ lục hợp đồng kèm theo xác thực tiền
lãi, được gọi là tiền “phí mất cơ hội kinh doanh” mỗi
tháng hơn 400 triệu đồng. Tháng 11-2011, nguyên đơn
có làm văn bản đồng ý cho bị đơn chuộc lại nhà, đất
với giá 6,6 tỉ đồng và phải chịu phí mất cơ hội kinh
doanh nhưng chưa thực hiện thì nguyên đơn đã kiện.
Thực tế toàn bộ nhà, đất vợ chồng bị đơn vẫn sử
dụng để kinh doanh và sinh hoạt từ khi ký hợp đồng
chuyển nhượng đến nay, hằng tháng vẫn trả lãi cho
nguyên đơn với tổng số tiền hơn 2,5 tỉ đồng. Vì vậy, bị
đơn phản tố yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng…
Xử sơ thẩm vào tháng 4, TAND quận Ninh Kiều
tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn,
bác một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về bồi
thường thiệt hại. Tòa buộc vợ chồng ông Tòng phải
giao ba căn nhà, đất cho nguyên đơn, bồi thường thiệt
hại cho nguyên đơn hơn 9,3 tỉ đồng. Tòa bác yêu cầu
phản tố của bị đơn. Sau đó bị đơn kháng cáo yêu cầu
hủy án sơ thẩm để xét xử lại.
HĐXX TAND TP Cần Thơ cho rằng hai hợp đồng
chuyển nhượng nêu trên đã được công chứng, nội dung
không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Bị đơn nói hợp
đồng giả cách là không có căn cứ. Mặt khác, tại phiên
hòa giải, ông Tòng đồng ý giao nhà cho nguyên đơn…
Vợ chồng bị đơn vi phạm nghĩa vụ giao nhà nên phải
chịu bồi thường thiệt hại.
Tòa phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm có sai sót nhỏ
về thời gian tính lãi… Từ đó tòa chấp nhận một phần
kháng cáo của bị đơn (về tiền bồi thường), buộc bị đơn
phải giao toàn bộ tài sản nêu trên cho nguyên đơn và
bồi thường hơn 9,3 tỉ đồng. Tòa bác phản tố của bị đơn
về hủy hợp đồng chuyển nhượng.
NHẪN NAM
Ông Phan Bá Tòng ra tòa ngày 25-9. Ảnh: NN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook