278-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 2-12-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Mặc dù Bộ Công an luôn khẳng định thủ tục không hề
phức tạp nhưng từ những phiền toái của nhiều người được
cấp CCCD từ năm 2016 mà thông tin cấp đại trà đó đang
khiến bộn người lo lắng.
Trải qua thời gian dài sử dụng CMND, đông đảo người
dân đã được cấp rất nhiều giấy tờ quan trọng dựa theo số
CMND. Nào là hộ khẩu; giấy chứng nhận kết hôn; giấy chủ
quyền nhà, đất; cà vẹt xe; số tài khoản ngân hàng; sổ tiết
kiệm... Do số cũ, mới không trùng khớp nên khi muốn được
giải quyết các thủ tục hành chính hay làm các việc khác có
liên quan đến những loại giấy tờ thiết thân đó, chủ nhân
của các CCCD bắt buộc phải có sự xác nhận về số CMND
đã dùng trước đó.
Theo đó, lý ra chỉ dùng một giấy tờ tùy thân duy nhất
để thực hiện mọi giao dịch như đã từng được làm đối với
CMND thì nhiều người phải ôm cùng lúc hai loại giấy, vừa
CCCD vừa giấy xác nhận số CMND cũ. Cũng từ đây nhiều
người phải chạy bở hơi tai để đáp ứng những đòi hỏi vô lý
ăn theo của một số cơ quan, đơn vị như phải sao y cả hai
thứ giấy để nộp kèm vào hồ sơ...
Cấp thẻ mới tiếng là để ưu việt hơn mà sao người dân
khổ dữ vậy!
Với việc đổi CMND sang CCCD, ai nấy đều hình dung
được những trở ngại phải đối mặt do có nhiều giấy tờ đã
được cấp theo CMND nên ắt hẳn Bộ Công an cũng nhận
ra trước mọi việc. Vậy Bộ Công an đã làm gì để giảm thiểu
đáng kể các hệ lụy cho hàng chục triệu người? Nay khi
thực tế cho thấy lo ngại đó đã thành hiện hữu thì Bộ Công
an sẽ làm gì để giải quyết thỏa đáng cho dân đây?
Rất không vui khi theo phát biểu của một cục phó Cục
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an)
trên
Pháp Luật TP.HCM
ngày 30-11, chuyện in số CMND
lên CCCD để dân có thể dễ dàng giao dịch bằng CCCD
từng được Bộ Công an đặt ra. Thế nhưng việc này “không
thể triển khai được” và giờ cũng không thay đổi gì được.
Lý do được vị cục phó nêu là CCCD không có đủ chỗ để
in số, ngày cấp, nơi cấp. Cũng theo vị cục phó này thì giấy
xác nhận hiện được cấp dễ dàng để người dân xuất trình
khi giao dịch hoặc khi cần xin điều chỉnh số CMND thành
số CCCD trên các giấy tờ được cấp trước đây.
Từ hai lý do này mà thông tư mới của Bộ Công an (số
40/2019) tiếp tục đưa ra hai cách thức xử lý trong việc
chuyển từ CMND chín số, 12 số sang CCCD. Nếu CMND
bị hỏng, bong tróc, không rõ nét về ảnh, số và chữ thì cùng
với việc thu lại để hủy bỏ, cơ quan công an sẽ cấp cho
người dân giấy xác nhận số CMND. Trường hợp CMND
còn rõ nét thì người dân sẽ được giao lại CMND có cắt
góc phía trên bên phải mặt trước. Có nghĩa là kiểu nào
thì người dân cũng phải sử dụng đồng thời hai thứ giấy để
giao dịch.
Một cựu trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Tân Bình
(TP.HCM) đã có những phản ứng khá xác đáng về việc
CCCD không ghi số CMND cũ. Ông kể: “Khi tiến hành cấp
số nhà mới ở một số khu vực trên địa bàn, quận này thấy
được ngay và cũng đã hành động ngay để dân không gặp
khó với những thay đổi trong công tác quản lý nhà nước.
Quyết định cấp số nhà mới của quận có ghi cả số nhà cũ.
Đồng thời thông tin về số nhà cũ, mới cũng được quận gửi
đến nhiều cơ quan chức năng để các nơi này có căn cứ giải
quyết nhanh cho dân các thủ tục có liên quan”.
Đối chiếu cách làm cụ thể từ hồi nảo này với việc cấp
CCCD thời nay sẽ thấy sự tắc trách của Bộ Công an đối
với rất nhiều người ở chỗ ngay từ đầu đã không quyết tâm
làm bằng được chuyện ghi số CMND (cùng ngày, nơi cấp)
trên CCCD để số đông được thuận tiện nhất.
Theo Luật CCCD, từ số định danh cá nhân cũng là số
CCCD, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quyền
hạn của mình được truy cập cơ sở dữ liệu CCCD (trong đó
có thông tin về số, ngày, tháng, năm và nơi cấp CMND) để
xử lý công việc. Ngặt nỗi cơ sở dữ liệu này hiện chưa có đủ
và cũng chưa biết khi nào mới có đủ. Rồi cơ quan, tổ chức
nào mới có quyền khai thác cơ sở dữ liệu đó cũng chưa rõ.
Vậy nên cách khắc phục thiếu sót hữu hiệu là Bộ Công an
cần thay phôi CCCD mới để có chỗ ghi số CMND cũ cùng
ngày, nơi cấp. Qua đó bộ có thể lấy lại được niềm tin là có
đủ trách nhiệm để làm hài lòng rất đông người đổi CMND
sang CCCD.
THU TÂM
Căncước côngdânvà trách
nhiệmcủaBộCôngan
HOÀNGYẾN
T
heo kế hoạch, hôm nay (2-12),
TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ
mở lại phiên phúc thẩm vụ án ly
hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và
ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch
HĐQT kiêmTổng giám đốc Tập đoàn
Cà phê Trung Nguyên).
Phiên tòa lần này dự kiến kéo dài
trong ba ngày. Đây là lần thứ tư phiên
xử phúc thẩm được mở. Trước đó ba
phiên xử phải hoãn. Lý do chính là
sự vắng mặt nguyên đơn là bà Thảo.
Đáng chú ý là trong lần hoãn gần
đây nhất, chủ tọa phiên tòa đã nhấn
mạnh lần mở phiên xử tiếp theo sẽ
không hoãn vì bất cứ lý do nào.
Trước đó, khi phải hoãn xử, HĐXX
đã phải vào bệnh viện để xem xét tình
trạng sức khỏe của bà Thảo. Sau đó
HĐXX động viên phía bị đơn là dù bà
Thảo có thể tham dự phiên tòa nhưng
phiên tòa ly hôn kéo dài trong nhiều
ngày, có nhiều nội dung phức tạp nên
HĐXX quyết định tạm hoãn để bà có
thời gian ổn định sức khỏe.
Ngay sau buổi chiều hoãn xử, tòa
cũng đã tống đạt quyết định ngày
mở phiên xử mới tận bệnh viện cho
bà Thảo.
Đến thời điểmnày cả hai bên nguyên
đơn và bị đơn cũng như người liên
quan không có đơn xin hoãn hay bất
kỳ động thái nào đối với việc ngày
mai tòa mở phiên xử.
Về phía ông Vũ, sau khi tòa hoãn
các lần trước đều bày tỏ nguyện vọng
muốn nhanh chóng kết thúc vụ án ly
hôn này để tập trung cho việc ổn định
và phát triển tập đoàn. Trước khi mở
phiên xử lần ba vào ngày 18-11, trao
đổi với báo chí thì bà Thảo mong
muốn hủy án sơ thẩm. Bà Thảo cho
rằng là một người vợ, người mẹ, bà
chỉ muốn nỗ lực cứu ông Vũ, cứu
Trung Nguyên và cứu một gia đình.
Vấn đề đặt ra là nếu trong lần thứ
tư, bà Thảo tiếp tục vắng mặt thì sao?
Các thẩm phán, luật sư chuyên về
dân sự đều cho rằng theo nguyên tắc,
một vụ án ly hôn giải quyết ba vấn đề
hôn nhân, con cái và tài sản. Đây là
phiên phúc thẩm, các đương sự chỉ
có thể vắng mặt có lý do hay không
lý do chính đáng hai lần.
Do vấn đề về hôn nhân liên quan
đến nhân thân, không thể xét xử khi
không có mặt người trong cuộc. Vì
vậy nếu lần này bà Thảo vẫn vắng
mặt, tòa sẽ đình chỉ giải quyết kháng
cáo của bà về việc ly hôn. Còn vấn đề
con cái, tài sản, bà có đại diện và luật
sư để trình bày bảo vệ quan điểm cho
Phúc thẩm vụ
ly hôn vợ chồng
Trung Nguyên
Ba lần trước tòa phúc thẩmmở phiên tòa nhưng bà Lê Hoàng
DiệpThảo đều vắngmặt nên phải hoãn.
Ông Vũ rời tòa sau khi tòa phúc thẩmhoãn xử. Ảnh: TRƯỜNGGIANG
Quyết định bị “bỏ quên”?
Liên quan đến vụ án ly hôn này, hiện tòa án Singapore đang chờ kết quả
trước khi mở phiên xử tranh chấp liên quan đến vợ chồng bà Thảo, ông Vũ.
Đáng chú ý là trước khi mở phiên xử gần đây, bà Thảo gửi đến cơ quan truyền
thôngQuyết định05 ký ngày 23-8-2018 của chánhánTANDCấp cao tạiTP.HCM.
Đây là quyết định chấp nhận khiếu nại của bà là không tách yêu cầu chia tài
sản chung vợ chồng tại Công tyTrung Nguyên International (Singapore) khỏi
vụ án này thành một vụ án khác.
Phía bà Thảo cho rằng quyết định này có trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ
thẩm nhưng bản án TAND TP.HCM không ghi nhận để đưa vào giải quyết vụ
án. Ba tháng sau khi bản án sơ thẩm ly hôn được ban hành bà mới biết có
quyết định này nên khiếu nại TAND TP.HCM. Trong văn bản trả lời, tòa án xác
nhận “tòa cũng không nhận được quyết định”…
Trước phiên xử gần nhất
trong khi bà Thảo đề nghị
HĐXX xét xử từ kín sang
công khai thì ông Vũ lại có
đơn đề nghị tòa xử kín.
việc kháng cáo nên HĐXX sẽ xemxét.
Trước phiên xử gần nhất trong khi
bà Thảo đề nghị HĐXX xét xử từ
kín sang công khai thì ông Vũ lại có
đơn đề nghị tòa xử kín. Vì ông muốn
đảm bảo bí mật kinh doanh cũng như
không làm ảnh hưởng đến tâm lý các
con chung.
Như
PhápLuật TP.HCM
đã thông tin,
vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên
kết hôn hơn 20 nămtrước, có bốn người
con. Năm 2015, bà Thảo xin ly hôn và
chia tài sản. TAND TP.HCM mở 10
phiên hòa giải và đến tháng 3-2019,
tòa ra phán quyết.
Sau đó bàThảo có kháng cáo về việc
bà đã rút yêu cầu ly hôn nhưng tòa vẫn
xử và vấn đề về chia tài sản. Cụ thể, tòa
sơ thẩmchia ôngVũ60%, bàThảo40%
là không khách quan, thiên vị một bên
và phủ nhận công sức đóng góp của bà
trong việc điều hành Tập đoàn Trung
Nguyên…
Ngược lại, ông Vũ chỉ kháng cáo,
đề nghị cấp phúc thẩm xem xét phân
chia tài sản theo tỉ lệ 70% cho ông,
bà Thảo 30% đối với phần tài sản là
cổ phần, phần góp vốn của cả hai tại
Trung Nguyên, tài sản là tiền, vàng…
hơn 1.764 tỉ đồng.
VKSNDTP.HCMcó kháng nghị dài
16 trangvề hơn10vấnđề và đề nghị cấp
phúc thẩmhủy toànbộbảnán sơ thẩm...•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook