301-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy28-12-2019
thực; hạn mức nhận chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân; quản lý, sử dụng đất
của các công ty nông, lâm nghiệp;
chính sách quản lý, sử dụng đất tôn
giáo; đất có yếu tố nước ngoài.
Về lĩnh vực TN&MT, BộTN&MT
cần tập trungxử lýônhiễmmôi trường,
rác thải sinh hoạt ở nông thôn; xử lý
ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn,
đặc biệt là Hà Nội… Bên cạnh đó,
ngành TN&MT tập trung triển khai
các nhiệm vụ khác như nghị quyết
phát triển bền vững đồng bằng sông
Cửu Long thích ứng với biến đổi khí
hậu; xây dựng quy định về việc lập
báo cáo đánh giá tác độngmôi trường
đối với các dự án; tinh gọn bộ máy,
đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ
tục trong lĩnh vực TN&MT.
Liên quan đến việc sửa Luật Đất
đai, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
đề nghị: “Bộ TN&MT tập trung sửa
đổi một số điều đang gây cản trở
cho quá trình phát triển hiện nay,
gây thất thoát nguồn tài nguyên đất
đai”. Ông cũng lưu ý trong sửa đổi
Luật Đất đai cần quan tâm hơn đến
vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất để
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao đời
sống của nông dân.
Và nhiều khó khăn,
thách thức
Tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng
Hà cũng thừa nhận bên cạnh kết quả
đã đạt được, ngành TN&MT đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức lớn. “Thứ nhất nhu cầu
khai thác, sử dụng các nguồn lực
tài nguyên ngày càng tăng, đòi hỏi
giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý,
hiệu quả, trong khi vẫn còn một số
vướng mắc, xung đột trong các luật
dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực
thi. Tình trạng suy giảm, suy thoái
các nguồn tài nguyên diễn ra ở nhiều
nơi” - ông nói.
Bộ trưởng Bộ TN&MT cũng cho
hay hiện lượng phát thải, chất thải
rắn phát sinh tiếp tục gia tăng; tỉ lệ
tái sử dụng, tái chế còn thấp. Tình
hình ô nhiễm không khí và rác thải
nhựa sẽ vẫn tiếp tục là vấn đề nóng.
Bên cạnh đó, các vụ việc ô nhiễm
môi trường vẫn có thể tiếp tục phát
sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống dân sinh.
Ông Hà cũng nhấn mạnh đến tình
hình biến đổi khí hậu ngày càng phức
tạp, khó lường. Theo đó, tính thất
thường, cực đoan của thời tiết, khí
hậu sẽ còn tiếp tục gia tăng. Nguy
cơ hạn hán, thiếu nước ngọt được dự
báo sẽ xảy ra ngay trong những tháng
đầu nămở đồng bằng sôngCửuLong,
miền Trung và các tỉnh phía Bắc, ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã
hội và đời sống của người dân.
Liên quan đến thách thức ngành
TRỌNGPHÚ
N
gày 27-12, Bộ TN&MT tổ
chức hội nghị tổng kết công
tác năm 2019, triển khai nhiệm
vụ năm 2020. Hội nghị có sự tham
dự và chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng.
Nhiều nhiệm vụ trọng tâm
Tại hội nghị, Bộ trưởngBộTN&MT
TrầnHồngHàchobiết trongnăm2019,
ngành TN&MT đã đạt được một số
kết quả nhất định như xây dựng, trình
Chính phủ các nhiệm vụ lớn gồm:
Kế hoạch tổng thể và kế hoạch năm
năm thực hiệnNghị quyết 36/NQ-TW
về phát triển bền vững kinh tế biển;
chương trình trọng điểm điều tra cơ
bản tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo đến năm 2030…
Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng
trình Chính phủ việc ban hành kịp
thời các cơ chế, chính sách tháo gỡ
các vướng mắc, rào cản, góp phần
khơi thông các nguồn lực tài nguyên;
xây dựng hạ tầng thông tin địa lý, tích
hợp, liên thông các dữ liệu TN&MT
phục vụ cho chính phủ điện tử…
Đánh giá cao kết quả của ngành
TN&MT, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng góp ý thêm: Năm
2020, Bộ TN&MT cần tập trung xử
lý các nhiệm vụ trọng tâm đã được
Chính phủ giao. Cụ thể, tập trung
sửa đổi bảy nội dung lớn của Luật
Đất đai gồm: Chính sách thuế đất
đai; chính sách thu hồi đất; chính
sách đất trồng lúa và an ninh lương
Năm2020, BộTN&MT cần xử lý ô nhiễmkhông khí tại các đô thị lớn, nhất làHàNội.
Ảnh: DUYHIỆU
Năm 2020: Tập trung sửa
7 nội dung lớn của Luật Đất đai
Bộ TN&MT sẽ nhận nhiều nhiệmvụ trọng tâm trong năm2020 về sửa đổi Luật Đất đai và các biện pháp
nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễmmôi trường.
TN&MT đang gặp phải, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị
ngành TN&MT cần đưa ra các giải
pháp quyết liệt, khẩn trương hơn.
Cụ thể, về ô nhiễm sông hồ, an
ninh nguồn nước, Phó Thủ tướng
lưu ý việc cung cấp cho người dân
cũng bộc lộ nguy cơ mất an toàn.
Đồng thời cần phải có giải pháp
cấp bách để xử lý, ứng phó với sự
cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
trên diện rộng.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng phải
đổi mới quản trị tài nguyên nước
theo hướng hiệu quả, tiết kiệm. Hiện
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ
thiếu nước trung hạn và dài hạn do
ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm sông,
hồ chứa, ô nhiễm cả nước mặt, nước
ngầm, nguy cơ xâm nhập mặn, khô
hạn ở nhiều nơi…
Với nhiều sự cố vềmôi trường trong
thời gian qua, Phó Thủ tướng đánh
giá các giải pháp ứng phó còn chậm,
bị động và lúng túng. Theo đó, ông
yêu cầu Bộ TN&MT khẩn trương rà
soát, sửa đổi, hoàn thiện quy trình,
quy chế ứng phó với các sự cố một
cách kịp thời, đảm bảo khắc phục
nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.•
Phạt Công tyHàoHưng75 triệuđồngvì xả thải rabiển
Bộ TN&MT cần tập
trung xử lý ô nhiễmmôi
trường, rác thải sinh
hoạt ở nông thôn; xử lý ô
nhiễmkhông khí tại các
đô thị lớn.
Ngày 27-12, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh
Quảng Ngãi đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH
Hào Hưng (Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, Quảng
Ngãi) về hành vi xả thải chất chưa đạt quy chuẩn ra môi
trường và lưu giữ chất thải nguy hại để ngoài trời.
Theo đó, nước thải của Công ty Hào Hưng có nhu cầu
ôxy hóa vượt 1,15 lần, nhu cầu ôxy sinh hóa vượt 1,82 lần,
coliform vượt 1,9 lần, độ màu vượt phải 4,6 lần, lượng
nước thải dưới 5 m
3
/ngày/đêm.
Bên cạnh đó, Công ty Hào Hưng còn lưu trữ chất thải
nguy hại ngoài trời không đúng quy định. Với hai hành vi
trên, công ty này bị phạt 75 triệu đồng.
Cùng với tiền phạt, Công ty Hào Hưng phải hoàn trả kinh
phí phân tích mẫu cho Trung tâm Trắc địa và quan trắc
môi trường. Đồng thời khắc phục hậu quả bằng cách thu
gom nước mưa nhiễm bẩn tại các bãi chứa nguyên liệu, sản
phẩm, phế phẩm xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã
thông tin, khoảng giữa tháng
12, người dân quay video tố cáo
Công ty TNHH MTV Hào Hưng
(Khu kinh tế Dung Quất) xả nước
có màu nâu đậm ra môi trường.
Lãnh đạo công ty cũng thừa nhận
và cho rằng đây là nước thấm rỉ
qua dăm gỗ sau hai cơn bão số 5
và 6.
Sau đó tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ
đạo Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường công
an tỉnh này thụ lý, điều tra vụ việc.
Đến ngày 21-12, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung
và Tây Nguyên công bố kết quả phân tích mẫu nước biển
chuyển màu nâu đậm bất thường xảy ra tại bờ biển xã Bình
Thuận (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
Theo đó, 5/10 mẫu nước biển ven bờ có chất rắn lơ
lửng vượt 1,2-9 lần. Tảo silic trong các mẫu thực vật đáy
(phytoplankton) hơn 420.700 tế bào/lít, loài Asterionellosis
glacialis có mật độ 304.213 tế bào/lít.
Cùng với đó, 10/10 mẫu nước biển ven bờ có hợp chất
tanin và lignin có hàm lượng trung bình từ 0,88 ml/lít, cao
nhất là 1,74 ml/lít.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
là do sau hai cơn bão số 5 và 6, các cảng dăm gỗ ứ đọng
không xuất được hàng cùng với lượng mưa lớn thấm qua
dăm, cuốn theo hợp chất lignin và tanin ra ngoài.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ môi trường
miền Trung và Tây Nguyên cho
biết thông số và hàm lượng như vậy
không độc hại, trùng với ghi nhận
hiện trường tại khu vực bờ biển lấy
mẫu phân tích.
THANH NHẬT
TP.HCM kiến nghị về một dự án lớn
cải thiện thoát nước
UBND TP.HCM vừa kiến nghị các bộ chức năng xem
xét hồ sơ đề xuất dự án cai thiên hê thông thoat nươc, nươc
thai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vưc Tham
Lương - Bên Cat để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt.
Dự án này nhằm giảm ngập nước cho lưu vực Tham
Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có diện tích 14.900
ha trên địa bàn các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh,
Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Đây là một trong bảy chương trình đột phá chiến lược
của TP.
Cụ thể, dự án sẽ cải thiện năng lực kiểm soát mực
nước triều và thu gom, thoát nước mưa, nước thải của
kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên và các
kênh nhánh. Đồng thời hoàn thiện hệ thống thoát nước
mưa, nước thải khu vực các quận Gò Vấp, 12, Bình
Thạnh với diện tích lưu vực 4.361 ha. Qua đó cung cấp
nước thải để vận hành Nhà máy xử lý nước thải lưu vực
Tham Lương - Bến Cát đã hoàn thành giai đoạn một
(131.000 m
3
/250.000 m
3
/ngày đêm).
Song song đó, dự án này sẽ xây dựng các cống ngăn
triều để kiểm soát triều cho khu vực trung tâm TP; cải
thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan cho
lưu vực kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
Theo UBND TP, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần
cải thiện đời sống người dân, xoa nghèo, tăng thu nhập
cho gần 2 triệu người dân sống trên lưu vực.
KIÊN CƯỜNG
Người dân quay clip tố cáo Công ty
HàoHưng xả nước thải ramôi trường.
Ảnh: TN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook