070-2020 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư 1-4-2020
Lương thực, hànghóa luônđủ chodân trongdịchCOVID-19
SởCôngThương các tỉnh, thànhphốkhẳngđịnhnguồncunghànghóa thiết yếucho thị trường luônbảođảm, đápứngnhucầucủangười dân trướcdịchCOVID-19.
Ngày 31-3, Bộ Công Thương đã yêu cầu
Sở Công Thương các tỉnh và các doanh
nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình
cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa
thiết yếu trên địa bàn. Việc này nhằm bảo
đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị
trường trong mọi tình huống để ứng phó
với dịch COVID-19.
Theo báo cáo của các địa phương và
doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa
thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp
ứng nhu cầu của người dân. Các doanh
nghiệp phân phối và nhiều tiểu thương
tại các chợ vẫn hoạt động bình thường.
Về việc vận chuyển hàng hóa, Bộ Công
Thương cũng đã có các phương án vận
chuyển hàng hóa trong trường hợp phong
tỏa, giới nghiêm…
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng có văn
bản yêu cầu các địa phương có phương án
bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời,
lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng
tỉnh ngoài các điểm bán hàng đang có
để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho
người dân trong mọi tình huống.
Cụ thể, tại TP.HCM, ông Nguyễn Anh
Đức, Tổng giám đốc Liên hiêp Hơp tac xa
thương mai TP.HCM (Saigon Co.op), cho
biết hệ thống siêu thị của Saigon Co.op
vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo nhu
cầu tiêu dùng thiết yếu của toàn xã hội.
“Hệ thống đã dự trữ lượng hàng rất dồi
dào gồm gạo, mì tôm, đồ hộp, nước tinh
khiết, trứng gia cầm, thịt gia súc, giấy vệ
sinh… Vơi nguôn hang này, người dân có
thể tiêu dung tư ba đên sau sau thang cũng
không hết. Do đó, người dân hãy yên tâm,
không cần tích trữ hàng hóa” - ông Đưc
khẳng đinh.
Về giá bán, Saigon Co.op không tăng
giá với phần lớn sản phẩm, thậm chí đơn
vị còn tổ chức rất nhiều chương trình giảm
giá. Bên cạnh đó, Saigon Co.op cũng tiếp
nhận đơn hàng qua Viber/Zalo/phát phiếu
mua hàng đến tận nhà khách hàng, ngoài
kênh mua sắm qua điện thoại để hỗ trợ
người dân không phải ra đường. Một số
Co.op Food cũng triển khai dịch vụ đặt
hàng và giao hàng tận nhà; chuỗi cửa hàng
Cheers thêm nút “mua ngay” trên fanpage
Thủ tướng: Chưa tính đến việc
phong tỏa các thành phố lớn
Thủ tướng khẳng định: Việc cách ly toàn xã hội mới chỉ là tình huống “tiền khẩn cấp” vàmỗi người dân
cần thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đìnhmình.
Không có việc “ngăn sông, cấm chợ”
Ngay trong chiều 31-3, sau khi có thông tin từ
chinhphu.vn
về việc cách
ly toàn xã hội, nhiều người dân đã lo lắng và đổ xô đi mua hàng hóa tích
trữ vì lo sợ phải ở trong nhà 15 ngày.
Về việc này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ Thủ tướng không yêu
cầu “ngăn sông, cấm chợ”, không đóng cửa siêu thị, các cửa hàng bán
đồ thiết yếu. Thủ tướng cũng không cấm người dân ra ngoài mua lương
thực, thực phẩm, thuốc men…
Hiện các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động,
lưu thông hàng hóa và chỉ hạn chế, đóng cửa những cửa hàng, dịch vụ
không cần thiết.
Việc nàyThủ tướng đã giao cho các địa phương chủ động, quy định cụ
thể. Chẳng hạn, Hà Nội đã quy định rõ những cửa hàng nào đóng, cửa
hàng nào mở rất rõ ràng. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành đảm
bảo nguồn hàng thiết yếu cung ứng cho người dân.
“Tôi mong người dân yên tâm là không thiếu hàng hóa tiêu dùng thiết
yếu, không nên đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ lại tụ tập đông người, dễ
phát sinh lây lan dịch bệnh” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. “Chính phủ
hiểu rằng những ngày tới, người dân, doanh nghiệp có thể sẽ khó khăn
hoặc cảm thấy không thoải mái nhưng đây chỉ là những biện pháp tạm
thời và cần thiết vì sức khỏe cộng đồng, mong tất cả chấp hành. Nếu bỏ
qua cơ hội này là mất thời cơ vàng, lúc đó tình hình sẽ phức tạp và khó
khăn hơn rất nhiều” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ thêm.
“Thủ tướng không yêu
cầu “ngăn sông, cấm
chợ”, không đóng cửa
siêu thị, các cửa hàng
bán đồ thiết yếu.”
Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng
MINHĐỨC
C
hiều 31-3, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc chủ trì cuộc họp
Thường trực Chính phủ về các
kịch bản ứng phó dịch COVID-19.
Giãn cách xã hội là tình
huống “tiền khẩn cấp”
“Trong tình huống xấu nhất thì
phương án của Chính phủ là gì để
không bị động, nhất là phương án
về huy động nguồn lực và các biện
pháp cần thiết khác?” - Thủ tướng
đặt vấn đề và cho rằng chúng ta
không mong tình huống xấu này
xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì phải
ứng phó chủ động hơn, quyết liệt
hơn với mục tiêu bảo vệ tính mạng,
sức khỏe của nhân dân. 
Người đứng đầu Chính phủ kh ng
định các giải pháp mới nhất (theo
Chỉ thị 16 vừa ban hành) mang
tính “tiền khẩn cấp”, là để giãn
cách xã hội. Việc cách ly toàn
xã hội mới chỉ dừng lại ở việc
thuyết phục, vận động nhân dân
tự giác chấp hành, thực hiện đầy
đủ các biện pháp tự bảo vệ mình,
gia đình mình. 
“Chính phủ chưa tính đến việc
phong tỏa các thành phố lớn” - Thủ
tướng nhấn mạnh và lưu ý việc bảo
đảm đầy đủ hàng hóa, lương thực,
thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế
đã báo cáo về các tình huống, cấp
độ bùng phát của dịch và các kịch
bản triển khai với mỗi tình huống
này, trong đó lường trước cả tình
huống xấu nhất.
“Thông điệp mạnh khi
tình hình hiện đã khác”
Cũng trong chiều 31-3, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Mai Tiến Dũng đã làm
rõ thêmmột số nội dung Chỉ thị 16.
TheoBộ trưởngMaiTiếnDũng, cách
ly toàn xã hội không phải là biện
pháp phong tỏa nội bất xuất ngoại
bất nhập, cũng không phải là lệnh
giới nghiêm như thời chiến. Mục
tiêu của biện pháp cách ly toàn xã
hội là nhằm giảm tối đa tương tác
giữa người với người trong xã hội.
Chỉ thị 16 đã đưa ra nguyên tắc: Mỗi
cá nhân hạn chế tối đa việc tiếp xúc
với người khác, tránh tiếp xúc quá
gần với người khác.
“Chính phủ vẫn đang kiểm soát
được tình hình, vì vậy vẫn cần phải
đảm bảo các vấn đề về sinh hoạt,
về sản xuất, về kinh tế - xã hội. Khi
kiểm soát được thì không nên đóng
cửa ngay lập tức, vì có những tỉnh
chưa có dịch hoặc có nhưng họ đã
khoanh vùng và kiểm soát được”
- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng,
Chỉ thị 16 đưa ra những dự lệnh,
những khuyến cáo, hạn chế, chưa
phải lệnh cấm. Cụ thể, chỉ thị của
Thủ tướng khuyến cáo mọi người
dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong
trường hợp thật sự cần thiết như
mua lương thực, thực phẩm, thuốc
men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy,
cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh
dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không
bị đóng cửa hoặc dừng hoạt động
và các trường hợp khẩn cấp khác.
“Tôi muốn nhấn mạnh tinh thần
của chỉ thị là khuyến cáo mọi người
dân hạn chế tối đa việc tiếp xúc,
tụ tập đông người, càng ít người
càng tốt, trừ trường hợp thật sự
cần thiết. Đây là thông điệp mạnh
mẽ hơn so với bốn ngày trước khi
yêu cầu không tụ tập trên 10 người,
bởi tình hình hiện đã khác” - Bộ
trưởng Mai Tiến Dũng nói.•
Nguồn cung
hàng hóa
vẫn đang
rất dồi dào.
Trong ảnh:
Siêu thị ở
quận ThủĐức,
TP.HCM
chiều 31-3.
Ảnh:
HOÀNGGIANG
Từ hôm nay, 1-4,
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook