128-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
Thứ Tư10-6-2020
TRẦNNGỌC
K
hoảng 17 giờ 30 ngày
5-6, mặc dù trời mưa
nhưng chị Hà Thị Ngọc
Dung (nhân viên văn phòng
UBND xã Nhị Bình, huyện
Hóc Môn, TP.HCM) vẫn đến
nhà bà Nguyễn Thị Óc (82
tuổi, ở ấp 4) để trao giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân của
người con dâu.
Giao hồ sơ ngay
trong ngày
Cầm tờ giấy trên tay, bà
Óc xuýt xoa: “Làm phiền các
cháu quá, mưa gió thế này mà
cũng lặn lội tới nhà đưa giấy
xác nhận. Bà cámơn các cháu
nhiều lắm!”.
Theo bà Óc, sáng cùng
ngày, con dâu bà tới UBND
xã Nhị Bình để xác nhận tình
trạng hôn nhân. Ngặt nỗi ngay
thời điểmđó, tại UBND xã có
nhiều cuộc họp quan trọng,
cả chủ tịch lẫn hai phó chủ
tịch UBND xã phải dự nên
không ai ký xác nhận.
“Do con dâu bàÓc còn phải
đi làm nên tôi nói hồ sơ cứ để
lại, trong ngày hôm nay sẽ có
người mang tới tận nhà” - chị
Dung nói.
Cách đó vài ngày, anh
Nguyễn Thanh Phương, phụ
trách hộ tịch UBND xã Nhị
Bình, cũngmang hồ sơ chứng
thực tới nhà giao cho ông
Nguyễn Văn Hai (56 tuổi, ở
ấp 1). Anh Phương đến nhà
ông Nguyễn Văn Hai lúc đó
cũng sụp tối.
“Hôm trước, ông Hai lọc
cọc đạp xe raUBNDxã chứng
thực hồ sơ nhà, đất. Cũng ngay
hôm đó, cả chủ tịch lẫn phó
chủ tịch UBND xã dự các
cuộc họp và đi công tác nên
không ai ký hồ sơ. Nhân viên
tiếp nhận hồ sơ nói ông Hai
cứ về và sẽ có người mang
tới nhà giao ngay trong ngày.
Thấy tôi mang hồ sơ chứng
thực đến nhà trong ngày như
đã hứa, ổng vui lắm” - anh
Phương cho biết.
Làm luôn ngoài giờ
Chị Võ Thị Minh Châu
(28 tuổi, ở ấp 2) đang làm
việc cho một doanh nghiệp
may mặc ở quận Tân Phú,
TP.HCM. Do đặc thù công
việc, chị Châu khó có thể
xin nghỉ phép để giải quyết
chuyện riêng. Hơn nữa, chị
Châu lại làm việc theo giờ
hành chính nên cũng không
mấy thuận lợi khi đến UBND
xã làm giấy tờ.
Khi biếtUBNDxãNhị Bình
làm ngoài giờ hành chính
từ 17 giờ tới 18 giờ 30 vào
thứ Tư hằng tuần, chị Châu
tranh thủ sau giờ làm việc tới
UBND xã để làm giấy đăng
ký kết hôn.
“Dù đã hết giờ làm việc
nhưng chưa đầy 1 tiếng đồng
hồ, cán bộ xã đã giải quyết
xong thủ tục làm giấy kết
hôn cho tôi. Việc tổ chức
giải quyết giấy tờ cho người
dân ngoài giờ hành chính của
Mô hình 2G - gần dân, giúp dân
Từ tháng 4-2020, qua nghiên cứu, rà soát và căn cứ tình
hình thực tế tại địa phương, UBND xã Nhị Bình triển khai
áp dụng các giải pháp, mô hình cải cách hành chính nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Đầu tiên là xã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục xác
nhận tình trạng hôn nhân từ ba ngày xuống còn một ngày
và kết hợp trả kết quả hồ sơ tại nhà nếuđịa chỉ ởđịa phương.
Kế đến là thực hiện thủ tục sao y, chứng thực, đăng ký
khai sinh, khai tử, kết hôn ngoài giờ hành chính, từ 17 giờ
đến 18 giờ 30 vào thứ Tư hằng tuần.
Tiếp theo là thực hiệnmô hình 2G (gần dân và giúp dân).
Mô hình này có nghĩa giao, trả kết quả hồ sơ sao y, chứng
thực tại nhà cho bà con vào các ngày làmviệc trong tuần từ
16 giờ chođến khi trả hết hồ sơbà con yêu cầu (trong trường
hợp lãnh đạo UBND xã tham dự các cuộc họp trên huyện).
Chúng tôi đang lắng nghe phản hồi của người dân để có
thêmnhững cách làmnâng cao chất lượng phục vụ cho bà
con địa phương.
Ông
ĐẶNG THANH XUÂN
,
Chủ tịch UBND xã Nhị Bình,
huyện Hóc Môn, TP.HCM
Mang giấy tờ tới nhà,
giao tận tay người dân
UBND xã Nhị Bình rất hay,
giúp ích cho rất nhiều người
không thuận lợi về mặt thời
gian” - chị Châu chia sẻ.
Tương tự, anh Trần Thanh
Hải (36 tuổi, ở ấp 3) cũng làm
việc theo giờ hành chính cho
một doanh nghiệp tư nhân
trên địa bàn quận Tân Bình,
TP.HCM.
Có lần đang làm việc, vợ
anh Hải đang dưới quê ở
Tiền Giang gọi điện thoại nói
cần chứng thực gấp hộ khẩu,
CMND cùng một số giấy tờ
liên quan khác để bổ túc làm
hồ sơ đất đai dưới quê.
“Hôm đó là thứ Tư, công
việc ở chỗ làm khá nhiều và
bận rộn nên tôi không thể bỏ
dở để chạy về nhà chứng thực
giấy tờ. Thực tình lúc đó tôi
cũng lo lắng vì sợ lỡ dở việc
bổ túc hồ sơ đất đai dưới quê.
Tôi nhớ ra là UBND xã
Nhị Bình có tổ chức làm
ngoài giờ hành chính vào
thứ Tư nên sau khi hết giờ
làm, tôi về nhà mang giấy
tờ ra UBND xã công chứng
để sáng sớm hôm sau kịp gửi
về quê. Thực tình mà nói, tôi
không biết xoay xở sao nếu
UBND xã Nhị Bình không
tổ chức làm việc ngoài giờ
hành chính” - anh Hải nói.•
Chị Hà Thị Ngọc Dung đến tận nhà trao giấy tờ cho bàNguyễn Thị Óc. Ảnh: TRẦNNGỌC
“Dù đã hết giờ làm
việc nhưng chưa đầy
1 tiếng đồng hồ, cán
bộ xã đã giải quyết
xong thủ tục làm
giấy kết hôn cho tôi.”
Chị
Võ Thị Minh Châu
Chính quyền xã rút ngắn thời gian làm các thủ tục hành chính, làmviệc ngoài giờ,
tạo thuận lợi cho dân.
Phản hồi
Đưaxe chongười chưađủ
tuổi lái, có bị xử lý?
Con trai tôi năm nay
14 tuổi, do trường học xa nhà nên tôi đã
mua cho con một xe gắn máy để đi học.
Giấy đăng ký xe do tôi đứng tên. Tôi nghe
hàng xóm nói con tôi chưa đủ tuổi lái xe
nên khi điều khiển xe trên đường thì cả tôi
và con tôi sẽ bị CSGT xử phạt rất nặng.
Xin hỏi, con tôi không đủ tuổi lái xe thì sẽ
bị xử phạt ra sao?
Bạn đọc
Huỳnh Ngọc
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Dũng
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM
, trả lời: Theo khoản 1 Điều 60
Luật Giao thông đường bộ, người đủ 16
tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung
tích xylanh dưới 50 cm
3
. Người đủ 18
tuổi trở lên được lái mô tô hai bánh, mô
tô ba bánh có dung tích xylanh từ 50 cm
3
.
Theo quy định trên, độ tuổi thấp nhất
để điều khiển phương tiện giao thông là
từ đủ 16 tuổi. Năm nay con chị Ngọc 14
tuổi, đây là độ tuổi không được phép điều
khiển phương tiện giao thông.
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định
100/2019, người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy sẽ
bị phạt cảnh cáo.
Do đó, con chị Ngọc sẽ không bị áp
dụng hình thức phạt tiền mà chỉ bị áp dụng
biện pháp phạt cảnh cáo bằng văn bản.
Tuy nhiên, chị Ngọc là chủ sở hữu xe
máy, giao xe cho con chưa đủ tuổi điều
khiển thì sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng
đến 2 triệu đồng theo điểm đ khoản 5
Điều 30 Nghị định 100/2019.
Việc người điều khiển xe khi chưa đủ
tuổi là rất nguy hiểm do trẻ em chưa nhận
thức đủ về pháp luật giao thông và kỹ
năng xử lý các tình huống giao thông. Vì
vậy, phụ huynh không nên giao phương
tiện giao thông cho trẻ em điều khiển dù
bất cứ lý do nào.
TRÚC PHƯƠNG
Đã dọn sạch bãi rác ở Biên Hòa, Đồng Nai
Báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày 29-5 phản ánh trên đường Bùi Trọng Nghĩa (khu phố
3, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai), đoạn vào gần Nhà máy xử lý rác Đồng
Xanh, có bãi rác lớn.
Bãi rác trải dài khoảng 100 m, nằm trên lề đường và dưới mương thoát nước. Đủ các
loại rác thải như rác sinh hoạt, xác chết động vật… bị vứt bỏ trên đoạn đường này, gây
ô nhiễm cả khu vực
(ảnh 1)
.
Sau khi báo phản ánh, cơ quan chức năng đã dọn bãi rác, đặt nhiều bảng cấm đổ rác
để đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị
(ảnh 2)
.
THÁI HOÀNG
1
2
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook