128-2020 - page 9

9
“Cao tốc Bắc-Nam lẽ ra làm xong
cả chục năm rồi”
Các đại biểuQuốc hội đồng tình việc chuyển đổi hình thức đầu tư 3/8 dự án cao tốc Bắc-Nam,
tuy nhiên cần kiểm soát để tránh tăng nợ công.
Bộ trưởng
Nguyễn Chí
Dũng nói
đường bộ
cao tốc ở Việt
Namcòn
thiếu nhiều,
cần phải đầu
tư, thúc đẩy
triển khai
nhanh nhằm
tạo ra lan tỏa,
phát triển, kết
nối hạ tầng.
Ảnh: QH
ĐB Trương Trọng
Nghĩa đề nghị việc
đầu tư công phải
được kiểm soát chặt
chẽ để tránh tăng nợ
công, đồng thời khắc
phục một số vướng
mắc trong đầu tư
công trước đây.
Bộ GTVT đã làm những gì?
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định dự án cao
tốc Bắc-Nam không cơ quan nào dám làm sai quy định vì áp
lực rất lớn.
“Các ĐB nói Bộ GTVT không triển khai, trong hai năm qua
chúng tôi làm cái gì?”- ôngThể nêu vấn đề và trả lời ngay rằng
cuối tháng 11-2017, khi có chủ trương, Bộ GTVT cho đấu thầu
công khai, lựa chọn tư vấn xong, nghe báo cáo đầu kỳ, giữa
kỳ, cuối kỳ, trình các cơ quan liên quan phê duyệt... Những thủ
tục này là đúng trình tự pháp luật và mất rất nhiều thời gian.
ÔngThểmongmuốndựáncao tốcBắc-Namlàcông trìnhchất
lượng tốt nhất, bảo đảmcác quy định pháp luật.“Bộ GTVT cam
kết cố gắng làm tốt nhất trách nhiệm của mình”- ông Thể nói.
VIẾT LONG- CHÂNLUẬN
T
ờ trình của Chính phủ
do Bộ trưởng Bộ GTVT
NguyễnVănThể trình bày
sáng 9-6 kiến nghị Quốc hội
(QH) xem xét chuyển 3/8 dự
án thành phần đường bộ cao
tốc Bắc-Nam từ hình thức đối
tác công tư (PPP) sang đầu tư
công. Cụ thể, hai dự án cấp
bách là đoạn Mai Sơn - quốc
lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây
và dự án Vĩnh Hảo - Phan
Thiết không có nhà đầu tư.
Đồng ý nhưng phải
kiểm soát, tránh tăng
nợ công
Phát biểu tại phiên thảo luận
tổ, Chủ nhiệmỦy ban Kinh tế
của QH Vũ Hồng Thanh giải
thích thêm: Ủy ban Thường
vụ QH đã họp và quyết định
chọn ba dự án như tờ trình
của Chính phủ. Trong đó,
dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết
không có nhà đầu tư tham gia
nên chắc chắn phải chuyển
sang đầu tư công. Còn đoạn
Mai Sơn - quốc lộ 45 và Phan
Thiết - Dầu Giây, một số nhà
đầu tư vẫn muốn triển khai.
Đại biểu (ĐB) Hồ Đức Phớc
(Nghệ An), Tổng Kiểm toán
Nhà nước, khẳng định ủng
hộ chuyển đổi hình thức đầu
tư ba dự án nói trên. “Thậm
chí có thể chuyển đổi cả tám
dự án thành phần sang đầu tư
công để lan tỏa phát triển cho
những năm sau…” - ông Phớc
nêu quan điểm.
Theo vị ĐB này, quốc lộ 1A
lẽ ra không nên cắt ra thành
từng đoạn để triển khai các dự
án BOT như hiện nay. Quốc lộ
1Abị cắt ra rồi nên phải đầu tư
công tuyến cao tốc Bắc-Nam
để người dân có thêm lựa chọn.
“Ai thích đi quốc lộ 1A hay
cao tốc Bắc-Nam thì đi. Dự
án này triển khai nhanh ngày
nào thì đất nước càng phát
triển ngày ấy” - ĐB Phớc nói.
Dù đồng ý chuyển đổi hình
thức đầu tư ba dự án cao tốc
nhưng ĐB Nguyễn Anh Trí
(Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn
khi một dự án lớn bị thay đổi
cơ chế liên tục. Dự án mới
thông qua chưa đầy hai năm,
từ chỗ xin cơ chế xã hội hóa,
bây giờ lại xin cơ chế để lấy
vốn của Nhà nước. “Tôi nói
thật là mình đồng ý nhưng
rất băn khoăn, vì làm như thế
này thì không nghiêm gì cả.
Rồi sau này sẽ có những dự
án tương tự thì làm sao QH,
Chính phủ điều chỉnh được
vốn. Tôi thấy nếu QH đồng ý
một cách dễ dãi quá thì sẽ tạo
tiền lệ” - ông Trí nói.
Tán thành tờ trình của Chính
phủ nhưng ĐB Trương Trọng
Nghĩa (TP.HCM) đề nghị việc
đầu tư công phải được kiểm
soát chặt chẽ để tránh tăng
nợ công, đồng thời khắc phục
một số vướng mắc trong đầu
tư công trước đây.
Ông Nghĩa đề nghị QH cần
sớm hoàn thiện luật PPP, từ đó
tạo điều kiện để cho các dự án
còn lại có thể kêu gọi đầu tư
được PPP và triển khai bằng
hình thức PPP hiệu quả. “Nếu
không kêu gọi được đầu tư PPP
thì sẽ rất nguy hiểm trong điều
kiện nền kinh tế của Việt Nam
hiện nay. Nếu chúng ta chậm
trễ làm luật PPP sẽ khiến các
nhà đầu tư nản lòng, không
dám táo bạo đầu tư, trong khi
nhân dân không hiểu đúng,
thậm chí định kiến với các
công trình đầu tư PPP” - ĐB
Nghĩa nêu.
Không thể chậm trễ
thêm nữa
TheoBộ trưởngBộKH&ĐT
NguyễnChí Dũng, việc chuyển
đổi hình thức đầu tư sẽ mang
lại nhiều lợi ích lớn, 60% dân
số được hưởng lợi, kết nối
nhiều hạ tầng sân bay, cảng
biển, khu du lịch… rất quan
trọng, góp phần đảm bảo quốc
phòng an ninh.
Theo ông Dũng, nước nào
muốn phát triển đều phải làm
cao tốc rất nhanh. Đơn cử
như Trung Quốc trung bình
ba năm qua chỉ một tỉnh như
Vân Nam hay Quảng Tây làm
hơn 2.000 km đường cao tốc,
trong khi Việt Nam sau 35
năm mới chỉ có hơn 400 km.
Hiện vẫn còn hơn 1.300 km
đường cao tốc chưa làm, mà
lẽ ra với quyết tâm và nguồn
lực từ cách đây hàng chục năm
đã phải làm xong.
“Chúng ta đi từ Vinh - Hà
Nội 300 km mất 6 tiếng đồng
hồ thì làmsao có giá thành cạnh
tranh, làm sao hội nhập. Phải
nhìn từ yêu cầu của đất nước,
phải thay đổi và từ cốt lõi của
nền kinh tế, cần phải làm, làm
sớm và không còn lý do gì để
chậm trễ nữa. Chủ trương đã
có, quy hoạch có, tiền cũng
không vấn đề gì…Chính phủ
bàn nhiều lần nên chỉ cần QH
cho phép tháng 8-2020 khởi
công và cuối năm 2021 xong
ba tuyến này rồi” - Bộ trưởng
Nguyễn Chí Dũng phát biểu.
Theo Chủ tịch QH Nguyễn
Thị KimNgân, đoạnVĩnhHảo
- Phan Thiết đến nay không
có nhà đầu tư nên việc chuyển
đổi là đúng. Bảy dự án đầu
tư theo hình thức PPP còn lại
lẽ ra phải đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư nhưng Chính phủ
chịu áp lực giải ngân. Trong
55.000 tỉ đồng tiền ngân sách
nhà nước hỗ trợ dự án cao tốc
Bắc-Nammới giải ngân được
16.000 tỉ đồng.
Tiền có nhưng chi không
được nên Chính phủ muốn
chuyển để chi cho nhanh,
kịp chào mừng đại hội. Tuy
nhiên, quan điểm của Ủy
ban Thường vụ QH cương
quyết không cho chuyển hết
tám dự án. Ngoài dự án Vĩnh
Hảo - Phan Thiết, hai dự án
còn lại nằm ở cửa ngõ các
trung tâm kinh tế lớn của đất
nước là Hà Nội và TP.HCM,
lưu lượng xe lớn, nếu đầu tư
vào sẽ thu hồi vốn nhà nước
nhanh. “Nên Ủy ban Thường
vụ QH thống nhất với quan
điểm của Chính phủ…” - chủ
tịch QH nói.•
Sở Xây dựng TP.HCM vừa ban hành kết quả khảo sát, đánh
giá hiện trạng, đồng thời kiến nghị những cây xanh nào cần đốn
hạ ở 21 trường học trên địa bàn TP.
Theo đó, về tình trạng cây xanh, hầu hết các cây xanh được
cắt tỉa chưa đúng kỹ thuật, nhiều cây bị cắt trụi cành nhánh gây
mất mỹ quan và sức sống của cây. Về lâu dài, các cành nhánh
sẽ mọc nhiều tại chỗ cắt, các cành nhánh này dễ gãy, gây nguy
hiểm cho học sinh, nhất là đối với các cây cao như sọ khỉ, me
tây...
Ngoài ra, đa số các cây được trồng trong các bồn xây cao
khoảng 30-60 cm, các bồn này thường được sử dụng làm chỗ
ngồi cho học sinh, một số cây trong bồn gốc cây cao có hệ rễ sẽ
bị bó trong bồn, rễ khó mọc lan ra bên ngoài... Để đảm bảo an
toàn trong mùa mưa bão và phục vụ công tác quản lý về lâu dài,
Sở Xây dựng đề nghị trường học thực hiện các biện pháp sau:
Đối với các cây bị sâu bệnh, sam, mục thân, rễ cây bị bó
trong bồn, bị cắt rễ thì khi thực hiện cải tạo sân trường phải
làm lại bồn gốc cây. Ngoài ra, các trường cũng phải hợp
đồng với đơn vị có chuyên môn, năng lực chăm sóc cây
Những trường có cây xanh được kiến nghị đốn hạ
Nhiều trườnghọc ởTP.HCMcó cây xanhnguyhiểmcầnđốnhạ
xanh để khảo sát, cắt tỉa, đốn hạ kịp thời.
Bên cạnh đó, phải theo dõi, kiểm tra kỹ các cây phượng có
kích thước lớn, cây bị sâu bệnh, cây được trồng lâu năm (khoảng
trên 20 năm), cây trồng trong các bồn xây cao. Đồng thời, phải
theo dõi cây bàng (thường bị sâu róm, gây ngứa nếu học sinh
chạm vào), phải đảm bảo các cây cao lớn như sọ khỉ, dầu, me
tây... được kiểm tra thường xuyên, cắt tỉa tán cây.
Về việc trồng bổ sung hoặc thay thế cây xanh đã đốn hạ, Sở
Xây dựng yêu cầu nghiên cứu kỹ đặc tính, chủng loại cây trồng.
Đối với các cây trồng mới và tùy vào điều kiện của từng trường
nên xây bồn gốc cây rộng và độ cao bồn không nên quá 20 cm
hoặc có thể hạ thấp bằng mặt đất.
KIÊN CƯỜNG
Quận 1: Trường THCS Trần Văn Ơn có cây
phượng trước sân trường tình trạngnghiêng
rađường,rễnổi,códấuhiệutiềmẩnrủirocao.
TrườngTiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêmcó bốn
cây phượng trước sân trường có tình trạng
thân cong, nghiêng, rễ nổi, tiềm ẩn nguy cơ
mấtantoàn.Câyvúsữacótìnhtrạngtươngtự.
Quận3:TrườngTHCS LêQuýĐôncầnđốn
hạcâysọkhỉcổthụsáthàngrào.TrườngTHPT
NguyễnThịMinhKhaicầnđốnhạcâynhạcngựa
bị cắt cụt ngọn, theodõi kiểmtra cây vú sữa.
Quận4:TrườngMầmnonNguyễnTấtThành
đa số cây có nhiều nhánh xụ, một số có tình
trạngnghiêng.TrườngTiểuhọcĐặngVănCôn
có câyphượng sammục thân.
Quận 5: TrườngTiểu học Bàu Sen cần đốn
hạngayhaicây(phượngvàbàng)trồngtrong
bồn cây bị nghiêng, nặng tán. Trường Tiểu
học Trần BìnhTrọng cần đốn hạ ngay ba cây
phượng trong khuôn viên.TrườngMầmnon
HọaMi 2 cũng cần đốn hạ sớmcây sọ khỉ và
câyphượng.
Quận 10:TrườngTHPTNguyễnDu cómột
cây phượng loại 3 có dấu hiệu mục thân.
Trường THCS Lạc Hồng có một cây phượng
bịmục tại vết cắt cũ.
Quận Bình Thạnh: Trường Tiểu học Thanh
Đa có một cây bàng rễ nổi, sam thân, một
cây phượng bị bong gốc, một cây lim sét bị
nghiêng. Trường Tiểu học Hồng Hà cũng có
câyphượngbịrễnổi,bọngthân.TrườngTHCS
HàHuyTậpcóhaicâybàngbịbọng,mụcthân,
cây limsét trồng trong bồn cao bị lấp cổ rễ.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook