128-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư10-6-2020
Tiêu điểm
Metro số 1: Đang lợp mái các nhà ga
trên cao
Ban quản lý Đường sắt đô thị TP (MAUR) cho biết
các đơn vị thi công đang nỗ lực hoàn thiện công tác
lợp mái ba nhà ga trên cao của tuyến metro số 1 (Bến
Thành - Suối Tiên).
Theo MAUR, các nhà ga của metro số 1 đã hoàn
thiện gồm: Rạch Chiếc, Thảo Điền, Phước Long, Bình
Thái, Công nghệ cao, Thủ Đức, ĐH Quốc gia, Suối
Tiên.
MAUR và nhà thầu đang khẩn trương đẩy nhanh tiến
độ hoàn thiện lợp mái ba nhà ga là Tân Cảng, An Phú,
Văn Thánh để đảm bảo tiến độ chung của toàn dự án.
Hiện nay công tác lợp mái các nhà ga nói trên cơ bản
đã bước vào các giai đoạn cuối. Dự kiến đến cuối tháng
6 sẽ hoàn thiện công tác lợp mái cho các nhà ga An
Phú, Văn Thánh. Riêng nhà ga Tân Cảng, do thiết bị
được nhập khẩu từ nước ngoài nên thời gian hoàn thiện
dự kiến trong tháng 7-2020.
Công tác lợp mái các nhà ga trên cao thuộc gói thầu
số CP2 - xây dựng đoạn trên cao và depot, do liên danh
nhà thầu Sumitomo - Cienco 6 thực hiện.
MAUR cho biết gói thầu CP2 đến nay đạt khối lượng
84,30% và phấn đấu đạt 90% trong năm 2020.
ĐÀO TRANG
Nhà thầu thi công đường
Nguyễn Hữu Cảnh bị xử phạt
Thanh tra giao thông (thuộc Sở GTVT TP.HCM) cho
biết nhà thầu thi công dự án nâng cấp đường Nguyễn
Hữu Cảnh (quận 1, TP.HCM) vừa bị xử phạt do treo
biển báo thông tin không đầy đủ nội dung.
Ông Lê Văn Thường, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT
TP.HCM, cho biết lực lượng thanh tra nhận được phản
ánh về dự án nâng cấp trên đường Nguyễn Hữu Cảnh,
quận 1 thiếu thông tin treo trên biển báo thi công.
Sau khi kiểm tra, lực lượng thanh tra đã lập biên bản
xử lý. Đơn vị thi công là liên danh Công ty TNHH
TMDV VT Xây dựng giao thông T&T - Công ty CP
Xây dựng dịch vụ và thương mại 68. Đơn vị này cũng
đã nhận lỗi, đóng phạt cũng như khắc phục.
Ông Thường cho biết thêm, bảng thông tin không ghi
rõ đây là gói thầu số mấy, ngày nào thi công và ngày
hoàn thành.
Công trình sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh do
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông TP làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn gần 500 tỉ
đồng.
Trước đó, dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh,
quận 1 bị phản ánh do thi công ỳ ạch, trong khi mùa
mưa đang tới gần. Sở GTVT đã phải nhắc nhở chủ đầu
tư đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh được triển
khai từ tháng 10-2019 và dự kiến hoàn thành sau 14
tháng, góp phần giảm ngập cho đường Nguyễn Hữu
Cảnh. Tuy nhiên, đến nay trên công trường vẫn còn rất
nhiều hạng mục chưa được triển khai.
Thanh tra Sở GTVT cho biết từ đầu năm đến nay,
Thanh tra Sở GTVT đã phát hiện và lập biên bản 279
trường hợp vi phạm tương tự với số tiền xử phạt hơn
1,7 tỉ đồng.
THÁI NGUYÊN
Đơn vị thi công lợpmái nhà ga trên cao củametro số 1.
Ảnh: MAUR
KIÊNCƯỜNG-NGUYỄNCHÂU
Đ
ến thời điểm hiện tại,
TP.HCMđã đưa ra nhiều
giảiphápchốngngập,theo
đó hàng trăm tuyến đường đã
được xóa ngập. Tuy nhiên, theo
các chuyên gia, TP.HCM mới
chỉ giải quyết phầnnổi, cònphần
chìm là chừa chỗ nước chảy lại
chưa được quan tâmkhi bê tông
hóa quá nhiều.
Giảm hơn 100 tuyến
đường ngập
Báo cáo trong buổi thông tin
về tình hình chống ngập trên địa
bànTP.HCMngày 9-6, ôngVũ
VănĐiệp, GiámđốcTrung tâm
Quảnlýhạtầngkỹthuật(SởXây
dựng TP), cho biết: Thống kê
qua nhiều năm, đến năm 2018
TP còn 126 tuyến đường ngập
vàđếnnay trung tâmkhẳngđịnh
là chỉ còn 22 tuyến ngập. Như
vậy, TP đã xóa được 104 tuyến
đường ngập.
Cũng theo ông Điệp, từ đầu
năm đến nay có ba trận mưa
lớn, cóvũ lượng70,6-112,3mm
trongvòng chưa đầyhai giờnên
gây quá tải cho hệ thống thoát
nước. Trong thời gianmưa, các
tuyến đường bị ngập nhưng hầu
hết sau khi hết mưa, trung bình
khoảng 25 phút nước đã rút hết
trên mặt đường.
“Một phầnnguyênnhânngập
là do rác tắc nghẽn ở các miệng
cống, mưa không ai tháo dỡ
rác ở các miệng cống nên cống
không thunước được, đồng thời
rất nhiều tuyến kênh rạch bị lấn
chiếm, dòng chảy thu hẹp khiến
việc thoát nước khó khăn hơn”
- ông Điệp phân tích.
Cũng theoôngĐiệp, thốngkê
hiện nay có 67 vị trí lấn chiếm
sông, kênh, rạch, cơ quan chức
năng đã xử lý 34 vị trí, còn 33
vị trí. Có thể kể đến nhưviệc lấn
chiếm kênh A41 gây ngập sân
bayTân SơnNhất, khu vực cửa
xả cầu Ngang bị lấn chiếm, thu
hẹp chỉ còn hơn 1 m gây ngập
đường PhạmVăn Đồng.
Bê tông hóa khiến nước
không còn chỗ chảy
PGS-TSNguyễnHồngQuân,
nguyênGiámđốcphụtráchTrung
tâm Quản lý nước và biến đổi
khí hậu,ViệnMôi trườngvàTài
nguyên(ĐHQuốcgiaTP.HCM),
cho biết đặc thù TP.HCM có
Chống ngập ở TP.HCM:
Làm phần ngọn,
quên phần gốc
Các chuyên gia cho rằng vấn đề bê tông hóa quá nhiều khiến tình trạng
ngập trên địa bàn TP.HCMchưa thể giải quyết triệt để.
Hiện trên
địa bàn
TP.HCM
vẫn còn
nhiều con
đường cứ
mưa là
ngập sâu.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
“Ở một số nước, nơi
nào làm được mảng
xanh là làm ngay,
còn TP.HCM nơi
nào bê tông hóa được
là bê tông hết.”
PGS-TS
NguyễnHồngQuân
Rà soát 2 quy hoạch thủy lợi lớn
TP.HCMđang rà soát hai quyhoạch thủy lợi lớn trênđịabànTP.
Quy hoạch thủy lợi chống ngập do triều cho TP.HCM (Quy
hoạch 1547) do Bộ NN&PTNT lập, Chính phủ phê duyệt năm
2008, chú trọng việc chống ngập do triều, chưa chú ý đến yếu
tố mưa lớn và xả lũ. Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng là dự án
được hình thành và triển khai bámvào quy hoạch này, dự kiến
dự án hoàn thành vào tháng 10 năm nay.
Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCMđến năm2020 (Quy
hoạch 752) do JICA (Nhật Bản) lập từ năm 1997-1998, duyệt
năm 2001, là quy hoạch chuyên ngành đang chỉ đạo công tác
thoát nước mưa và nước thải của TP.
Đài Khí tượng thủy văn khu
vực Nambộ cho biết từ nay đến
tháng9, dựbáo lượngmưa thấp
hơnsovới trungbìnhnhiềunăm
khoảng 20%-30%, từ tháng 10
sẽ cao hơn so với trung bình
nhiều năm.
Theodựđoán, mưa nhiều tập
trung vào tháng 9, tháng 10, có
nhữngngày tổng lượngmưa lên
tới hàng trămmm, gây ngập lụt
nhiều tuyến đường, nhất là vào
thờiđiểmmựcnướctriềulêncao.
lượng mưa lớn, kết hợp với
triều cường.
HiệnTP.HCMcũng có nhiều
giải pháp, tuy nhiên để có hiệu
quả trong việc giảm ngập nước
thì TP cần thêm giải pháp trữ
nướcmưa. Ngoài ra,mặt đường
bị bê tông hóa quá nhiều nên
một trong những cách có thể
giúp nước thấmxuống để giảm
ngập là tạo mảng xanh.
“Ởmột số nước, nơi nào làm
được mảng xanh là làm ngay,
còn TP.HCM nơi nào bê tông
hóa được là bê tông hết. Điều
này làmnước không thấmđược
xuống đất. Vì vậy TP cần tính
toán việc tạo thêm mảng xanh,
nó không chỉ giúp điều hòa
khí hậu mà còn tạo nơi thấm
hút nước. TP nên có giải pháp
khuyến khích từ người dân đến
công sở, cơquan tạo thêmmảng
xanh” - ông Quân tư vấn.
Cùngvấnđềnày,PGS-TSChế
ĐìnhLý,ViệnMôitrườngvàTài
nguyên,ĐHQuốcgiaTP.HCM,
cho rằngnhữnggiải pháp chống
ngậpchúng tađang làmhiệnnay
tuy không sai nhưng chưa có
giải pháp căn cơ. Do TP.HCM
là TP đặc biệt, quá trình đô thị
hóa nhanh, việc quy hoạch đô
thị trước đây chưa nghĩ đến việc
chừa chỗ cho nước thoát nên cứ
mưa là ngập cũng dễ hiểu.
“TP.HCMchỉ đưa ragiải pháp
để giải quyết phần ngọn chứ
chưa giải quyết được phần gốc.
Để giải quyết phần gốc là phải
chừa chỗ nước chảy khimưa to.
Chúng ta bê tônghóa quá nhiều,
mưa bao nhiêu là nước đổ hết
ra đường” - ông Đình Lý nói.
Về vấn đề này, ông Vũ Văn
Điệp cũng đồng quan điểm và
đưa ra dẫn chứng: Đường Tô
NgọcVân (quậnThủĐức), toàn
bộ nướcmưa từ cácmái nhà đổ
xuốngđườngvàgâyradòngchảy
rấtmạnh.TuyếnđườngNguyễn
Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh)
với dày đặc chung cư cao tầng
nênđược xemlà “rốn” ngập của
TP, người dân phải sống chung
với cảnh bì bõmnhiều nămnay.
“Hệ thống thoát nước cũ, hạ
tầng bị ảnh hưởng nặng nề bởi
quá trình bê tông hóa dẫn đến
mạch đất tiếp nhận nguồn nước
mưa,thấmxuốnglòngđấtkhông
cònnữa,giảmbớtkhảnăngthẩm
thấu. Nếu chúng ta để ý sẽ thấy
ngoại thành đỡ ngập hơn vì bê
tônghóa ít hơn” - ôngĐiệpphân
tích thêm.
Về hồ điều tiết trữ nướcmưa,
ông Điệp cho biết TP đang tổ
chức rà soát, điều chỉnh quy
hoạch thủy lợi nên 103 hồ điều
tiết (theo kế hoạch trước nay)
đang nằm trong việc thực hiện
điều chỉnh quy hoạch. Khi quy
hoạch tổng thể sau điều chỉnh
được duyệt thì mới tiến hành
xây dựng.
TheoôngĐiệp, saukhi cóquy
hoạch,TPsẽ tập trungnguồn lực
để đầu tưdựán chốngngập theo
quy hoạch. Khó khăn là nguồn
lực đầu tư cho hệ thống thoát
nướcTPmới đạt 20%-25%yêu
cầu nên việc huy động nguồn
lực đầu tư là rất quan trọng, nó
quyết định thành công của công
tác chống ngập.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook