128-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư10-6-2020
YẾNCHÂU
N
ăm 2014, vợ chồng bà Vũ
Thị Liên khởi kiện yêu cầu
vợ chồng bà Trương Thị
Hồng Thắm trả hơn 8 tỉ đồng. Bà
Liên cho rằng bà Thắm có ý định
bán nhà, đất tại quận 2 (TP.HCM)
nên yêu cầu tòa áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời. Tháng 12-2014,
TAND quận 2 (TP.HCM) ban hành
quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời cấm bà Thắm thực hiện
hành vi chuyển nhượng, tặng cho,
thế chấp đối với quyền sử dụng
đất nêu trên.
Tòa hủy cả hai quyết định
Cuối năm 2015, phía bà Liên tiếp
tục cóđơnyêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời đối với phần đất
của bị đơn tại tỉnh Bình Dương vì
cho rằng bà Thắm tặng cho mẹ ruột
để né nghĩa vụ trả nợ. Từ yêu cầu
này, tòa quận quyết định phong tỏa
phần đất này.
Đến năm 2019, TAND quận cho
rằng phía bà Liên có văn bản gửi
tòa xác nhận yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời vợ chồng
bà Thắm phải trả tổng số tiền hơn
11,3 tỉ đồng. Tại biên bản định giá
ngày 15-10-2019 thì nhà, đất tại
quận 2 đang bị kê biên có giá hơn
23,5 tỉ đồng.
Tòa xét thấy giữa số tiền mà phía
Tòa áp dụng chưa chuẩn
Tòaraquyếtđịnhápdụngbiệnphápkhẩncấptạmthờilàcấmthựchiệnhành
vi chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp đối với đất của bà Thắm tại
quận 2. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này không bắt buộc tài sản
bịápdụngphảilàtàisảnđangtranhchấp.Vìvậy,quyếtđịnhgiảiquyếtkhiếunại
cho rằng việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời không đúng vì đây không
phải là tài sản tranh chấp là không phù hợp. Theo quy định hiện hành thì việc
tòa hủy bỏ kê biên với lý do giá trị nhà, đất chênh lệch rất lớn so với nghĩa vụ
yêu cầu cũng là không thuyết phục.
VớiviệcphongtỏaphầnđấtởBìnhDương,theoĐiều126BLTTDS2015(Điều
114BLTTDS2004),mộtđiềukiệnrấtquantrọngđểápdụngbiệnphápnàylàtài
sảnphảithuộcvềngườicónghĩavụ.Năm2015,tòaánápdụngbiệnphápkhẩn
cấp tạm thời phong tỏa tài sản đối với phần đất này khi đã không còn thuộc
quyềnsởhữucủabàThắmlà chưađúng, nênviệchủy bỏ biện pháp là hợp lý.
ThS
HUỲNH QUANG THUẬN
,
Trường ĐH Luật TP.HCM
Ông Thái cho rằng vụ
này, cả hai biện pháp
phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ và
cấm chuyển dịch quyền
về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp đều
không đủ cơ sở áp dụng.
Thẩmphán áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đối với hai tài sản trong cùngmột
vụ án nhưng đều không đúng nên phải hủy.
1 vụ án tòa
ngăn chặn sai
2 tài sản
bà Liên yêu cầu và giá trị nhà, đất
tại quận 2 chênh lệch gấp đôi, nếu
tiếp tục kê biên sẽ ảnh hưởng đến
quyền lợi của bên bị áp dụng hoặc
bên thứ ba ngay tình. Vì thế, ngày
15-10-2019, tòa án quận ra quyết
định hủy bỏ quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời đối
với nhà, đất này.
Cạnh đó, tòa cho rằngmảnh đất tại
Bình Dương bà Thắm đã tặng cho và
đã được cập nhật sang tên cho người
mẹ vào năm 2012. Theo quy định thì
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất có hiệu lực kể từ ngày đăng ký.
Từ đó, tòa cũng hủy bỏ việc áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với
mảnh đất này. Không đồng tình với
tòa, bà Liên khiếu nại.
Tháng 11-2019, chánh án TAND
quận2báckhiếunại củabàLiên.Theo
tòa, việc cấmbàThắmthực hiện hành
vi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp
đối với quyền sử dụng đất tại quận 2
là không đúng vì đây không phải là tài
sản đang tranh chấp. Việc phong tỏa
mảnh đất tại Bình Dương cũng sai vì
tài sản này đã được chuyển nhượng
và cập nhật sang tên chomẹ bàThắm,
thẩmphán hủy bỏ áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là có cơ sở.
Bà Liên cho rằng thẩm phán hủy
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời vì cho rằng giá trị tài sản chênh
lệch gấp đôi, còn chánh án thì cho
rằng việc áp dụng không đúng vì
nhà, đất ở quận 2 không phải là tài
sản đang tranh chấp. Hai lý do mâu
thuẫn nhau... Với mảnh đất tại Bình
Dương, năm 2012 đã đứng tên mẹ
bà Thắm, năm 2015 khi phong tỏa
tòa đã biết nhưng không hiểu vì sao
tòa vẫn ra quyết định rồi sau đó lại
hủy vì chính lý do này.
Chánh án nói có sai sót
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Chánh án TAND quận 2 Quách Hữu
Thái cho rằng đây là vụ nguyên đơn
yêu cầu bị đơn thanh toán nghĩa vụ
theo hợp đồng vay tài sản.
Theo Điều 102 BLTTDS 2004 thì
trườnghợpnày chỉ được ápdụngbiện
pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩavụ, khôngđượcápdụngcácbiện
pháp khác như kê biên, cấm chuyển
dịch quyền về tài sản… vì quyền sử
dụng đất bị yêu cầu áp dụng không
phải là tài sản đang tranh chấp.
Theoquyđịnhthìtòachỉđượcphong
tỏa tài sản có giá trị tương đương với
nghĩa vụ tài sản đó trở xuống. Theo
kết quả định giá cho thấy giá trị nhà,
đất tại quận 2 quá chênh lệch so với
nghĩa vụ nên thẩm phán đã ra quyết
định hủy bỏ là đúng.
Cũng theo ông Thái, việc áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng
phải là phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ, chứ không phải là cấm
chuyển dịch quyền về tài sản đối với
tài sản đang tranh chấp (mặc dù hậu
quả pháp lý của hai biện pháp này
không khác gì nhau). Đúng ra ngay
từ đầu, thẩm phán phải hướng dẫn
nguyên đơn làm lại đơn yêu cầu, nếu
không sửa chữa, bổ sung thì tòa trả
lại đơn yêu cầu.
Ông Thái cho rằng trong vụ này cả
hai biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ và cấm chuyển
dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp đều không đủ cơ sở
để áp dụng. Trong quyết định hủy bỏ
việc kê biên và quyết định giải quyết
khiếu nại có nêu các nội dung trên.
CũngtheoôngThái,đốivớimảnhđất
tạiBìnhDương,khiđềnghịápdụngbiện
phápkhẩncấp tạmthờimàtàisảnđóđã
được chuyểnnhượngchongười thứba
ngay tình thì yêu cầu áp dụng sẽ không
đượcchấpnhận.Thựctế,mảnhđấtnày
đãđượcchuyểnquyềnchongườithứba,
khôngphảilàtàisảnđangtranhchấp.Vì
thế,khôngthểápdụngbiệnphápphong
tỏa tài sản và cũng không thể áp dụng
việc cấmchuyểndịchquyềnvề tài sản.
Tuy nhiên, có thể do tính khẩn cấp
tạm thời nên khi áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời tòa án đã không
biết rõ mảnh đất đã chuyển nhượng
cho người thứ ba. Sau khi rà soát lại
và thấy việc áp dụng là không đúng
thì tòa phải hủy bỏ, kể cả trường hợp
đương sự không khiếu nại.•
Chiều 9-6, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) tuyên án sơ
thẩm vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư và hợp đồng
hỗ trợ vốn giữa nguyên đơn là Liên hiệp HTX Dịch vụ
Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) và bị đơn là
Công ty TNHH Cường Hưng (Công ty Cường Hưng, trụ
sở tại TP Biên Hòa).
Công ty Cường Hưng do ông Đỗ Tịnh, chồng bà Phan
Thị Mỹ Thanh, cựu phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, làm đại
diện pháp luật.
HĐXX cho rằng khi hết hạn hỗ trợ vốn, Công ty Cường
Hưng có cam kết trả nợ cho Donacoop nhưng không thực
hiện là vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng hợp tác
đầu tư.
Tòa tuyên buộc Công ty Cường Hưng phải trả nợ cho
Donacoop hơn 421 tỉ đồng bao gồm hơn 261 tỉ đồng tiền
nợ gốc và hơn 159 tỉ đồng tiền lãi. Ngoài ra, Công ty
Cường Hưng còn chịu tiền lãi 10% cho số tiền nợ gốc 261
tỉ đồng cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Đại diện Donacoop cho biết sẽ kháng cáo vì HĐXX
tuyên số tiền bị đơn phải trả thấp hơn số tiền lãi trên 550 tỉ
đồng mà công ty phải trả trong nhiều năm.
Tháng 11-2010, Donacoop và Công ty Cường Hưng
ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án khu dân cư
thương mại - dịch vụ có diện tích 91,75 ha ở xã Phước
Tân (TP Biên Hòa).
Donacoop thực hiện thi công hạ tầng giao thông, san lấp
mặt bằng hưởng lợi nhuận khoán 200.000 đồng/m
2
. Thời
hạn hợp đồng 24 tháng.
Năm 2011, bà Thanh lúc này là chủ tịch kiêm giám đốc
Công ty Cường Hưng và đang giữ chức vụ phó chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Nai phụ trách khối đầu tư xây dựng và
công nghiệp đã thương lượng với Donacoop để chuyển
hợp đồng hợp tác kinh doanh có lợi nhuận thành hợp đồng
hỗ trợ vốn không tính lãi.
Từ khi hợp tác đầu tư đến cuối năm 2012, phía
Donacoop đã chuyển khoản hơn 261,6 tỉ đồng cho Công
ty Cường Hưng. Theo thỏa thuận, Donacoop sẽ nhận lại
bằng dự án từ Công ty Cường Hưng.
Tuy nhiên, đến ngày 1-11-2014, hợp đồng hợp tác đã
hết hạn, phía Công ty Cường Hưng không giao đất cho
Donacoop theo cam kết. Thời điểm này, bà Mỹ Thanh
được bổ nhiệm chức phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai kiêm
trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Phía Donacoop đã nhiều lần yêu cầu Công ty Cường
Hưng thực hiện theo hợp đồng hai bên đã ký kết nhưng
đều không được.
Do vậy, Donacoop khởi kiện Công ty Cường Hưng ra
TAND TP Biên Hòa, yêu cầu trả 811,8 tỉ đồng gồm nợ
gốc hơn 261,6 tỉ đồng và lãi 550,2 tỉ đồng tính đến thời
điểm hiện tại.
VŨ HỘI
Công ty của chồng cựuphó bí thưTỉnhủyĐồngNai phải trả421 tỉ
Cựu phó bí thư Tỉnh ủy bị lỷ luật
Giữa năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét
thi hành kỷ luật bà Thanh bằng hình thức cách hết các chức
vụ trong Đảng và cho thôi làm đại biểu Quốc hội.
Những vi phạm, khuyết điểm của bà Thanh rất nghiêm
trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm
ảnh hưởng xấuđến uy tín của tổ chức đảng và của cá nhânbà.
Sau khi bị kỷ luật, bà Thanh được Tỉnh ủy Đồng Nai phân
công về làm việc tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai.
Đầu tháng 6-2020, bà Thanh đã nhận quyết định nghỉ hưu.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook