141-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm25-6-2020
VIỆTHOA
C
ác quận, huyện gặp rất
nhiều vướng mắc trong
quá trình giải quyết hồ sơ
đất đai, xây dựng liên quan
đến đất hỗn hợp (ĐHH) và
đất dân cư xây dựng mới
(DCXDM). Tuy nhiên, rà lại
các quy định có liên quan,
chúng tôi nhận thấy Luật Đất
đai chỉ quy định về đất nông
nghiệp và phi nông nghiệp,
Luật Quy hoạch xây dựng đô
thị cũng không hề có những
thuật ngữ này.
Xuất hiện trong 600
đồ án quy hoạch
Theo Văn bản 3272/2018
của Sở QH-KT về giải quyết
vướng mắc trong thủ tục xây
dựng và đất đai đối với khu
vực quy hoạch chức năng sử
dụng ĐHH và đất DCXDM,
hai loại chức năng quy hoạch
này đều có trong 600 đồ án
quy hoạch 1/2000 được phê
duyệt trên toàn TP. Trong đó,
riêng ĐHH tập trung chủ yếu
trong 310 đồ án được lập,
thẩm định và được UBND
TP phê duyệt từ năm 2013
đến nay.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, nhiều quận, huyện
đô thị tỉ lệ 1/2000 là phải đề
xuất được các giải pháp quy
hoạch sử dụng đất đáp ứng
được yêu cầu về sử dụng
ĐHH, đảm bảo đáp ứng linh
hoạt và năng động cho nhu
cầu phát triển của đô thị,
bao gồm các loại chức năng
(một hoặc nhiều chức năng)
được phép xây dựng trong
mỗi khu đất. Trong đó cũng
Theo Ban Đô thị HĐND
TP, năm 2017 HĐND TP đã
ban hành Nghị quyết 21 về
công tác quản lý quy hoạch
đô thị và giải quyết các dự
án chậm triển khai trên địa
bàn TP. Trong đó, HĐND
TP đã giao UBND TP tập
trung giải quyết các vướng
mắc trong thủ tục xây dựng
và đất đai, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người
dân có nhà, đất trong các
khu vực quy hoạch chức
năng sử dụng ĐHH và đất
DCXDM.
Tháng 4-2018, HĐND TP
tổ chức phiên họp giải trình
về việc giải quyết các khó
khăn, vướng mắc nêu trên.
Sau phiên giải trình này, Sở
QH-KT đã ban hành Công
văn 3272 hướng dẫn quận,
huyện thực hiện như chúng
tôi đã thông tin. Tuy nhiên,
tình hình vẫn không có nhiều
chuyển biến, người dân vẫn
bức xúc, quận, huyện vẫn
lúng túng.
Đến tháng 8-2019, Ban Đô
thị tiếp tục tổ chức các buổi
khảo sát tại hai quận 3, 9 và
hai huyện Hóc Môn, Bình
Chánh về kết quả thực hiện
sau phiên giải trình năm2018.
Theo Ban Đô thị, từ năm
2018, UBND TP đã có văn
bản chỉ đạo các sở QH-KT,
TN&MT, Xây dựng hướng
dẫn quận, huyện giải quyết
các vấn đề liên quan đến tách
thửa, cấp phép xây dựng trong
quy hoạchĐHHvàDCXDM.
Tuy nhiên, các sở thực hiện
chỉ đạo này còn chậm, thiếu
đồng bộ, chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn để tham mưu
TP giải quyết dứt điểm các
vướng mắc nêu trên.
“Mặc dù quận, huyện và Sở
QH-KT đã có nhiều nỗ lực
rà soát, quy hoạch và đề xuất
một số giải pháp để tháo gỡ
vướng mắc. Tuy nhiên, các
giải pháp do Sở QH-KT đề
xuất còn khác biệt với ý kiến
của quận, huyện, chưa xác
định thời gian triển khai và
các giải pháp cụ thể để thực
hiện. Một số giải pháp chưa
khả thi, cần nhiều thời gian
thực hiện, khó đảmbảo nhanh
chóng giải quyết quyền lợi
của người dân trong các khu
vực quy hoạch này” - Ban Đô
thị nêu nhận định trong một
báo cáo khảo sát.•
Bài 4: Gỡ vướng bắt
đầu từ cơ quan
làm quy hoạch
Nhiều người dân quận 3 (TP.HCM) có nhà, đất nằmtrong quy hoạch đất hỗn hợp chỉ được xây tạm,
không được hoàn công. Ảnh: VIỆTHOA
cho biết trong quá trình lập
mới hoặc điều chỉnh các đồ
án quy hoạch 1/2000, thuật
ngữ đất DCXDM không có
trong các quy định pháp luật
liên quan. Trong khi toàn TP
có gần 12.500 ha đất được
quy hoạch chức năng là đất
DCXDM.
Riêng ĐHH có được nhắc
đến tại Quy chuẩn xây
dựng Việt Nam (QCXDVN)
01:2008, trong phần giải
thích từ ngữ có nêu:
Công
trình (hoặc đất sử dụng) hỗn
hợp là công trình (hoặc quỹ
đất) sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau (ví dụ: Ở kết
hợp kinh doanh dịch vụ, và/
hoặc kết hợp sản xuất…).
Theo QCXDVN, đối với
quy hoạch chi tiết xây dựng
nêu rõ khu vực xây dựng các
công trình sử dụng hỗn hợp
gồm nhà ở, hành chính, dịch
vụ, sản xuất không độc hại…
Thực tế, trong các đồ án
quy hoạch 1/2000 hiện nay
chỉ đưa ra tỉ lệ phần trăm
các loại đất trong quy hoạch
ĐHH nhưng chỉ nói không
xác định được cụ thể vị trí
của từng nhóm này. Do đó,
các quận, huyện không có
cơ sở để giải quyết chuyển
mục đích, tách thửa và cấp
phép xây dựng chính thức
cho người dân.
Còn theo Sở TN&MT,
hiện nay Luật Đất đai chỉ
quy định về nhóm đất nông
nghiệp và phi nông nghiệp,
không có hai loại ĐHH và
đất DCXDM.
Vướng mắc kéo dài,
chưa có lối ra
Trong các buổi tiếp xúc cử
tri của các đại biểu HĐND
TP, người dân liên tục phản
ánh các bức xúc liên quan
đến việc không được chuyển
mục đích, tách thửa, chỉ được
cấp phép xây dựng có thời
hạn trong các quy hoạch này.
Quyết định 60/2017
của UBND TP về
diện tích tối thiểu
được tách thửa quy
định ĐHH và đất
DCXDM không được
tách thửa là hạn chế
quyền tách thửa đất
của người dân.
Sở Tư pháp TP.HCM
“Nồi lẩu” đất hỗn hợp
Trong các đồ án quy hoạch
1/2000 hiện nay chỉ đưa ra tỉ
lệ phần trămcác loại đất trong
quy hoạch ĐHH nhưng nói
không xác định được cụ thể vị
trí của từng nhóm này. Do đó,
các quận, huyện không có cơ
sở để giải quyết chuyển mục
đích, tách thửa và cấpphépxây
dựngchínhthứcchongườidân.
Tiêu điểm
Mới đây, trongmột văn bản của SởTư pháp
góp ý văn bản báo cáo Cục Kiểm tra văn bản
(BộTưpháp) vềQuyết định60/2017 củaUBND
TP về diện tích tối thiểu được tách thửa, SởTư
pháp cũng đã rà soát các quy định pháp luật
liên quan về hai chức năng quy hoạch này.
Cụ thể đó là: Luật Đất đai 2013, Luật Quy
hoạch đô thị các năm 2009, 2017, các nghị
định của Chính phủ liên quan đến quy hoạch
xây dựng, quy hoạch đô thị, Quy chế quản lý
quy hoạch kiến trúc đô thị chungTPbanhành
cùng Quyết định 29/2014 của UBND TP. “Sở
Tư pháp nhận thấy các văn bản này không sử
dụngthuậtngữ“quyhoạchxâydựngmới”,“quy
hoạch sử dụng ĐHH” hoặc có giải thích đối
với các loại quy hoạch này”- Sở Tư pháp nêu.
Mặt khác, Sở Tư pháp cũng cho rằng Luật
Đất đai 2013 chỉ giao thẩmquyền cho UBND
cấp tỉnhđượcquyđịnhdiện tích tối thiểuđược
tách thửa với hai loại đất: Đất ở tại nông thôn
và đất ở tại đô thị mà không giao thẩmquyền
được quy định về diện tích tối thiểuđược tách
thửa với các loại đất khác. Do đó, Quyết định
60/2017 của UBND TP về diện tích tối thiểu
được tách thửa quy định ĐHH và đất DCXDM
không được tách thửa là“hạn chế quyền tách
thửa đất của người dân”.
Trong khi thực tế, những vướng mắc liên
quan đến quy hoạchĐHH, đất DCXDMkhiến
các quận, huyện rất lúng túng và thường
xuyên có văn bản gửi các sở QH-KT, TN&MT,
Xây dựng đề nghị hướng dẫn như các quận 9,
12, BìnhThạnh, BìnhTân, các huyệnHócMôn,
Bình Chánh…Đến thời điểm này, ngoài Văn
bản 3272 còn nhiều bất cập, các sở Xây dựng,
TN&MT và QH-KT cũng chưa có một văn bản
hướng dẫn chung cho 24 quận, huyện thống
nhấtcáchthựchiệnđểtháogỡvướngmắcnày.
Chưa có hướng dẫn chung
Nghịch lý hàng trăm đồ án
quy hoạch đô thị tại TP.HCM
Thuật ngữ đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựngmới xuất hiện trong hàng trămđồ án
quy hoạch 1/2000 ở TP.HCMnhưng không có trong các văn bản luật liên quan.
TP.HCM:
Lốiranàocho
14.000 ha
đất vướng
quy hoạch?
- Bài 3
Sáng 24-6, Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam Trần
Minh Thái cho biết đã tổ chức họp công bố kết luận
thanh tra việc thực hiện gói thầu mua sắm hệ thống xét
nghiệm Realtime PCR tự động tại tỉnh này.
Theo đó, Thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận có vi
phạm trong quá trình xây dựng giá, thẩm định giá gói
thầu tại Sở Y tế và Sở Tài chính dẫn đến việc tổ chức
thực hiện gói thầu mua sắm chưa đúng các thủ tục theo
quy định.
Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận chưa
có thiệt hại kinh tế vì hệ thống máy đang trong quá trình
vận hành thử nghiệm, chưa nghiệm thu thanh toán.
Thanh tra tỉnh này chỉ ra vi phạm trong việc thực
hiện gói thầu mua sắm là bản báo giá của ba công ty để
Sở Y tế đề xuất và Sở Tài chính thẩm định có hai bản
báo giá không đúng quy định và điều này vi phạm quy
định tại khoản 4 Điều 89 và khoản 4 Điều 17 Luật Đấu
thầu năm 2013.
Với các vi phạm trên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam giao
giám đốc Sở Y tế, giám đốc Sở Tài chính căn cứ chức
năng, nhiệm vụ tham mưu chủ tịch UBND tỉnh điều
chỉnh giá gói thầu theo đúng quy định hiện hành do có
sai phạm trong lập dự toán và thẩm định dự toán.
Từ đó, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh
tổ chức kiểm điểm đối với giám đốc Sở Y tế, giám đốc
Sở Tài chính, phó giám đốc Sở Tài chính có liên quan.
THANH NHẬT
Quảng Nam: Đề nghị kiểm điểm cán bộ mua máy xét nghiệm 7,23 tỉ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook