141-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm25-6-2020
TUYẾNPHAN
D
ự kiến ngày 17-7 tới, TAND
tỉnh Điện Biên sẽ mở phiên
tòa xét xử vụ kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại do bị làm oan
trong tố tụng hình sự. Nguyên đơn
là cụ Đặng Thị Nga (81 tuổi) và con
trai Trịnh Huy Dương (50 tuổi, trú
tại Điện Biên).
Cụ Nga cùng hai con trai (ông
Dương và một người đã mất) chính
là ba mẹ con mang nỗi oan giết
chồng, giết cha suốt 28 năm. Dù
được công khai xin lỗi cách đây ba
năm nhưng tới nay việc bồi thường
vẫn chưa giải quyết xong.
Tòa án tỉnh là bị đơn
Theo quyết định đưa vụ án ra xét
xử, bị đơn trong vụ kiện là TAND
tỉnh Điện Biên, người đại diện theo
ủy quyền là ôngLươngTiến Phương,
Phó Chánh án. Cụ Nga cùng con trai
sẽ ủy quyền cho luật sư thực hiện
tranh tụng.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ChánhánTANDtỉnhĐiệnBiênPhạm
Văn Nam cho biết hai bên đã có hai
lần hòa giải trước khi tòa đưa vụ án
ra xét xử. Quan điểm của tòa “việc
dân sự cốt ở hai bên”, làm sao giải
quyết bằng hòa giải là tốt nhất. Tuy
nhiên, do hai bên không tìm được
tiếng nói chung nên mọi chuyện sẽ
được quyết định bằng việc xét xử.
PV đặt vấn đề TAND tỉnh Điện
2 mẹ con yêu cầu
tòa bồi thường
12,4 tỉ
Cụ bà 81 tuổi ởĐiện Biên cùng con trai khởi kiện tòa
án tỉnh này để yêu cầu bồi thường cho 28 nămmang
án oan giết chồng, giết cha.
CụĐặng Thị Nga cùng các con trong buổi xin lỗi công khai năm2017. Ảnh: TP
Qua đời trước khi được minh oan
Năm 1989, thi thể ông Trịnh Huy Tùng (chồng cụ Nga) được tìm thấy
dưới giếng. Công an huyệnTuần Giáo khởi tố, bắt giambamẹ con cụ Nga
để điều tra về tội giết người.
Năm 1990, TAND tỉnh Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) xử sơ thẩm, phạt
cụ Nga 36 tháng tù treo về tội che giấu tội phạm. Hai con trai của cụ là
Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương bị buộc tội giết cha, tuyên án lần
lượt 18 năm tù và 12 năm tù. Cụ Nga lặn lội đến khắp các cơ quan trung
ương kêu oan cho mình và hai con. Sau đó, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao
tại Hà Nội đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tháng 1-1992, trong quá trình điều tra lại,VKSND tỉnh Lai Châu cũ quyết
định hủy bỏ việc tạm giam với ông Hiến và ông Dương sau 28 tháng tạm
giam. Cũng kể từ đây, vụ án bị treo lơ lửng gần 30 nămmà không có bất
cứ kết luận nào dù gia đình cụ Nga liên tục gửi đơn kêu oan.
Tháng 10-2017, cơ quan tố tụng liên ngành tỉnh Điện Biên quyết định
đình chỉ bị can, tuyên bố cụNga và hai con trai không phạm tội giết người
và che giấu tội phạm. Tuy nhiên, ông Hiến đã qua đời trước khi được
minh oan. Theo lời kể của gia đình, khi còn trong trại giam, ông xăm lên
mình ba chữ “đời oan trái” và nói khi nào được minh oan sẽ tự tay xóa đi.
Nếu không đồng tình với
phán quyết của TAND
tỉnh thì phía gia đình cụ
Nga có thể kháng cáo lên
cấp phúc thẩm là TAND
Cấp cao tại Hà Nội.
Ngày 24-6, VKSND tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với
ông Trần Bê (63 tuổi) và ông Huỳnh Chiếm Hoạnh (cùng
ngụ thị xã Ninh Hòa) để giải quyết bồi thường oan.
Ông Trần Bê và cha của ông Hoạnh (là ông Huỳnh
Biên xét xử chính TAND tỉnh Điện
Biên liệu có đảmbảo sự khách quan,
vì một số ý kiến cho rằng tòa “vừa
đá bóng vừa thổi còi”. Ông Nam
khẳng định việc TAND tỉnh thụ lý
giải quyết vụ án không có gì khó,
tất cả sẽ được giải quyết theo quy
định pháp luật.
“Không chỉ TAND tỉnhĐiệnBiên,
bất cứ tòa án nào cũng phải căn cứ
quy định pháp luật để xét xử. Chúng
tôi sẽ làmkháchquan, đảmbảoquyền
lợi của đương sự” - Chánh ánTAND
tỉnh Điện Biên nói.
ÔngNamcũng cho rằngnếukhông
đồng tình với phán quyết của TAND
tỉnh thì gia đình cụ Nga hoàn toàn có
thể kháng cáo lên cấp phúc thẩm là
TAND Cấp cao tại Hà Nội.
Được biết, gia đình cụ Nga và
TAND tỉnh từng có năm lần thương
lượng bồi thường. Ở lần thứ hai, phía
tòa đưa ra con số hơn 12,4 tỉ đồng
nhưng về sau số tiền tòa đề nghị lại bị
giảm đi nhiều. Trong đơn khởi kiện,
cụ Nga và các con yêu cầu tòa chấp
nhận số tiền bồi thường được đưa
ra trong lần thương lượng thứ hai.
Nói về yêu cầu này, ông Nam
cho hay lần thương lượng thứ hai
chưa có giá trị pháp lý, vì việc giải
quyết bồi thường phải được quyết
định bằng một quyết định của tòa
án. Đây cũng là lý do cần giải quyết
bằng một phiên tòa.
Tận cùng bi kịch
Trước khi gia đình cụ Nga khởi
kiện, TAND tỉnh Điện Biên đã có
quyết định giải quyết bồi thường
oan cho ba mẹ con cụ với tổng số
tiền 3,6 tỉ đồng.
Trong đó, cụNga được bồi thường
1,8 tỉ đồng (gồm thiệt hại sức khỏe
trong 28 năm, thiệt hại tinh thần,
chi phí khiếu nại…), ông Trịnh Huy
Dương899triệuđồng,ôngTrịnhCông
Hiến 894 triệu đồng (gồm thiệt hại
thu nhập thực tế, tổn thất tinh thần
và chi phí khiếu nại).
Không đồng tình, cụNga cùng ông
Dương khởi kiện, yêu cầuTAND tỉnh
ĐiệnBiên bồi thường theo danhmục
các khoản đã được cơ quan này chấp
nhận tại lần thương lượng thứ hai,
với số tiền hơn 12,4 tỉ đồng.
Cụ Nga cho biết suốt 28 năm chịu
nỗi oan sai, cả gia đình cụ bị người
đời, xã hội khinh rẻ vì mang tội vợ
giết chồng, con giết cha, không dám
ngẩng mặt nhìn ai.
Cũng vì quá đau đớn, các con của
cụ liên tiếp hứng chịu mất mát khi
người thì đã mất (ông Trịnh Công
Hiến), người không có cơ hội lấy
chồng, người lang bạt khắp nơi xin
ăn. Vậy nhưng đến nay gia đình vẫn
chưa được xem xét, giải quyết bồi
thường một cách thỏa đáng do hành
vi sai trái của các cơ quan tiến hành
tố tụng gây ra.
ÔngDương (con cụNga) cho rằng
vụ án oan ập xuống gia đình mình là
tận cùng bi kịch. Ông gọi quãng thời
gian 28 năm ấy là địa ngục, bởi nó
đã vùi dập số phận ông, mẹ ông và
các em của ông.
“Sẽ không có con số nào có thể bù
đắp được nỗi đau này. Nhưng số tiền
màTAND tỉnhĐiện Biên quyết định
bồi thường chobamẹ con tôi là không
thể chấpnhận.Nhìnvàonhữngvụoan
của ôngNguyễnThanhChấn, Huỳnh
Văn Nén hay cụ Trần Văn Thêm thì
thấy rằngmứcbồi thườngchogiađình
tôi quá thấp” - ông Dương chia sẻ.•
VKSNDTối cao chỉ đạo bồi thường cho 2người bị oan
Ông Trần Bê
(trái)
và ôngHuỳnh ChiếmHoạnh. Ảnh: HH
Chiếm Phái, mất năm 2015) là hai người bị làm oan trong
vụ án xảy ra cách đây 39 năm.
Tại buổi làm việc, ông Trần Đình Hồng, Viện phó
VKSND tỉnh Khánh Hòa, thông tin sau khi hai ông Bê
và Hoạnh có đơn khiếu nại, yêu cầu bồi thường oan, viện
đã báo cáo, xin ý kiến VKSND Tối cao. Mới đây, viện
trưởng VKSND Tối cao đã chỉ đạo VKS tỉnh phải thụ lý
giải quyết bồi thường cho hai ông.
Luật sư của ông Trần Bê cho biết VKSND tỉnh đã
hướng dẫn ông Bê làm các thủ tục để VKSND tỉnh giải
quyết bồi thường. Sau khi nhận đơn yêu cầu bồi thường,
VKSND tỉnh sẽ thương lượng việc bồi thường với hai
ông. Lãnh đạo VKS tỉnh bày tỏ mong muốn hai bên sớm
đạt thỏa thuận bồi thường, tránh đưa ra tòa giải quyết.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, tối 18-10-1981,
tại xã Ninh Giang (nay là phường Ninh Giang, thuộc thị
xã Ninh Hòa) xảy ra vụ chủ tịch UBND xã này bị bắn
chết. Hôm sau, Công an tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh
Hòa) bắt giam ông Phái, ông Bê cùng hai người khác để
điều tra tội giết người.
Ông Bê bị tạm giam gần ba năm thì có quyết định đình
chỉ điều tra của VKSND tỉnh Phú Khánh. Còn ông Phái
sau hơn 13 tháng bị tạm giam thì được VKS tỉnh này ra
lệnh tạm tha, dù trước đó cơ quan này đã có quyết định
đình chỉ vì không đủ bằng chứng buộc tội.
Khi còn sống, ông Phái liên tục kêu oan nhưng không
cơ quan tố tụng nào giải quyết. Trong hai năm 2011, 2012,
VKSND Tối cao đã có ba văn bản yêu cầu VKS tỉnh làm
các thủ tục để bồi thường cho ông Phái nhưng VKS tỉnh
không làm vì cho rằng đã hết thời hiệu giải quyết. Tháng
8-2019, VKSND tỉnh đã cải chính, xin lỗi công khai ông
Phái khi ông này đã mất.
Ông Trần Bê thì đi khiếu nại khắp nơi yêu cầu phục
hồi danh dự, bồi thường nhưng VKS tỉnh từ chối vì cho
rằng đã hết thời hiệu. Sau khi ông Bê khiếu nại, Cục
Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) có công văn đề nghị
VKSND Tối cao xem xét, chỉ đạo. Ban Nội chính Tỉnh ủy
Khánh Hòa cũng có văn bản trả lời trường hợp của ông Bê
thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND tỉnh này.
Tháng 8-2017, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng có
công văn yêu cầu VKSND tỉnh Khánh Hòa giải quyết theo
quy định. Mãi đến tháng 9-2019, VKS Khánh Hòa mới
xin lỗi công khai, phục hồi danh dự cho ông Trần Bê…
TẤN LỘC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook