153-2020 - page 6

6
ĐÔNGHÀ
N
gày 25-6, ông Huỳnh Ngọc
Sơn (chủ tàu cá ở Tiền Giang)
cho biết đã nhận được văn
bản của Ban Dân nguyện thuộc Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về khiếu
nại của ông đối với bản án phúc
thẩm của TAND tỉnh Tiền Giang.
Ban Dân nguyện đề nghị
tòa giải quyết
Theo đó, Công văn số 185 của
Ban Dân nguyện nêu rõ ban này
nhận được đơn của ông Huỳnh
Ngọc Sơn có nội dung kêu cứu và
đề nghị được bồi thường thiệt hại do
bản án phúc thẩm của TAND tỉnh
Tiền Giang gây ra cho ông.
Đây là vụ án tranh chấp hợp
đồng vay tài sản giữa nguyên đơn
là Ngân hàng TMCPCông Thương
Việt Nam và bị đơn là ông Sơn. Vụ
việc này ngày 8-4-2015, Tòa Dân
sự TAND Tối cao đã ra quyết định
giám đốc thẩm, tuyên hủy hai bản
án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ
sơ cho TAND TP Mỹ Tho xét xử
lại theo quy định pháp luật.
Ngày 6-8-2015, TAND TP Mỹ
Tho đã ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ việc do nguyên đơn rút
đơn khởi kiện.
Phía ông Sơn cho rằng tòa án
các cấp ở Tiền Giang đã giải quyết
Chuyển đơn kêu
cứu của chủ tàu cá
đến Tòa Tối cao
BanDân nguyện đã chuyển đơn của ông HuỳnhNgọc Sơn,
một chủ tàu cá ở TiềnGiang, đến TANDTối cao đề nghị
xemxét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Ông
Huỳnh
Ngọc
Sơn.
Ảnh: ĐH
Nhận định của TAND Tối cao
Quá trình tố tụng, ông Sơn đều cho rằng việc ngân hàng đòi khoản lãi
quá hạn là không đúng. Bởi ngày 24-10-2002, Thủ tướng ban hành Quyết
định số 144 về một số biện pháp xử lý nợ vay vốn sửa chữa, đóng mới
tàu thuyền, mua sắm ngư cụ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết
định số 985/TTg ngày 20-11-1997 của Thủ tướng. Theo đó, Quyết định
số 144 khoanh nợ cho người vay đóng mới tàu thuyền đánh bắt hải sản,
người vay chỉ phải trả nợ gốc không tính lãi để tạo điều kiện khắc phục
hậu quả cơn bão số 5.
Trước đó, vào đầu năm1998, UBNDphường 2 (TPMỹTho), Chi cụcThủy
sản và Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cũng đều có văn bản xác nhận việc
ưu đãi vay vốn đóng mới tàu cá khắc phục hậu quả cơn bão số 5 với ông
Sơn là đúng đối tượng.
Trong quyết định giámđốc thẩm, TANDTối cao nhận định ông Sơn vay
nợ ngân hàng sau cơn bão số 5 năm 1997. Tuy nhiên, hai cấp tòa không
làm rõ việc ông Sơn vay vốn ngân hàng có thuộc diện được hưởng ưu đãi
về lãi suất theoQuyết định số 144 củaThủ tướngChínhphủhay không. Khi
chưa làmrõ vấnđề, hai cấp tòa đã buộc ông Sơn trả lãi cho ngânhàng theo
mức lãi suất được ghi trong hợp đồng tín dụng ban đầu là chưa đủ cơ sở.
Sau khi có quyết định
giám đốc thẩm, TAND
TP Mỹ Tho đình chỉ
giải quyết vụ án với lý do
phía ngân hàng rút đơn
khởi kiện. Lúc này, toàn
bộ tài sản của ông Sơn
đã bị thi hành án xong.
không khách quan. Bản án phúc
thẩm đã có hiệu lực pháp luật và tài
sản của ông đã bị cơ quan thi hành
án cưỡng chế, kê biên, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho gia đình ông cả
về vật chất lẫn tinh thần.
Từ đó, Ban Dân nguyện chuyển
đơn và tài liệu kèm theo của ông
Sơn đến chánh án TAND Tối cao
đề nghị xem xét, giải quyết theo
thẩm quyền, trả lời công dân và
thông báo kết quả giải quyết đến
Ban Dân nguyện để báo cáo Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
Từ nhiều năm nay, ông Sơn có
đơn kêu cứu gửi đến nhiều cơ quan
trung ương, trong đó có Ban Dân
nguyện với nội dung như trên.
Đình chỉ vụ án khi án
đã thi hành xong
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh, ông Sơn trước đây từng là chủ
tàu cá trị giá hàng tỉ đồng nhưng nay
phải đi bán vé số dạo sống qua ngày.
Việc xui rủi đến với ông Sơn bắt
đầu từ cơn bão Linda (còn gọi là
cơn bão số 5) năm 1997. Lúc đó,
chiếc tàu cá của ông Sơn đang đánh
bắt ở khu vực đảo Hòn Khoai (Cà
Mau) bị bão đánh chìm, may mắn là
ông và các con còn sống sót trở về.
Tháng 5-1998, ông Sơn được vay
1,3 tỉ đồng vốn khắc phục bão số
5 từ Ngân hàng Công Thương chi
nhánh tại Tiền Giang với lãi suất
trong hạn 0,6%/tháng, lãi suất quá
hạn 0,9%/tháng, hạn cuối trả nợ
là tháng 5-2003. Tài sản thế chấp
là chiếc tàu đánh cá TG 91269 TS
tên Nhân Nghĩa trị giá 1,5 tỉ đồng.
Từ năm 1998 đến tháng 8-2002,
ông Sơn đã trả gần 81 triệu đồng
tiền lãi và 776 triệu đồng vốn gốc
cho ngân hàng, còn nợ 524 triệu
đồng. Đầu năm 2011, ông Sơn tiếp
tục trả nợ gốc cho ngân hàng thêm
50 triệu đồng nữa, chỉ còn nợ 474
triệu đồng vốn gốc.
Tháng 7-2011, ngân hàng khởi
kiện ông Sơn ra tòa yêu cầu phải
trả hơn 1,6 tỉ đồng (gồm vốn gốc
474 triệu đồng còn nợ, hơn 1,1 tỉ
đồng tiền lãi do nợ quá hạn). Hai
cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm ở
Tiền Giang chấp nhận đơn khởi
kiện, tuyên buộc ông Sơn phải trả
cho ngân hàng số tiền như trên và
án phí hơn 30 triệu đồng.
Án tuyên có hiệu lực. Đầu năm
2012, căn nhà mà gia đình ông
Sơn đang sinh sống tại khu phố 5,
phường 2, TP Mỹ Tho bị thanh lý
để trả nợ. Tháng 3-2012, cơ quan
thi hành án đã cưỡng chế lấy chiếc
tàu cá của gia đình đem phát mại
với giá 650 triệu đồng.
Ông Sơn khiếu nại. Tháng 4-2015,
TAND Tối cao ra quyết định giám
đốc thẩm, tuyên hủy hai bản án sơ
thẩm và phúc thẩm để xét xử lại.
Sau khi có quyết định giám đốc
thẩm, tháng 8-2015, TAND TPMỹ
Tho ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án với lý do phía ngân hàng rút
đơn khởi kiện. Trong khi đó, toàn
bộ tài sản của ông Sơn đã bị thi
hành án xong.
Ông Sơn nhiều lần khiếu nại
TAND tỉnh Tiền Giang nhưng đều
bị nơi này từ chối giải quyết. TAND
tỉnh Tiền Giang hướng dẫn ông Sơn
kiện lại ngân hàng, yêu cầu xem
xét lại số tiền mà gia đình ông có
nghĩa vụ trả cho ngân hàng và tài
sản thế chấp.•
Người đốt chị và cháu gái khóc, xin giảm án
Ngày 8-7, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm bị cáo
Nguyễn Thị Minh Hùng (sinh năm 1955, ngụ quận 8, TP.HCM) về
tội giết người. Phiên tòa được mở do bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt.
HĐXX cho rằng cấp sơ thẩm có thiếu sót khi chưa áp dụng đủ tình
tiết giảm nhẹ đối với bị cáo. Vì vậy, HĐXX quyết định chấp nhận
kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo từ chung thân xuống còn
20 năm tù. Tại tòa, bị cáo khóc xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo tuổi
đã cao, chỉ vì một phút nông nổi, thiếu suy nghĩ mà gây ra sự việc.
Luật sư của bị cáo cho rằng bị cáo phạm tội chưa đạt, mức án cấp
sơ thẩm tuyên là quá nặng nên đề nghị HĐXX xem xét.
Theo cáo trạng, bị cáo có mâu thuẫn với chị và cháu gái về việc
sử dụng và quản lý chùa Bửu Quang. Do đó, bị cáo nảy sinh ý định
dùng xăng đốt cả hai người. Bị cáo mua 15.000 đồng xăng để thực
hiện ý định của mình. Ngày 2-2-2019, bị cáo đem theo hai chai
xăng đã mua đến chùa Bửu Quang (quận 8, TP.HCM).
Đến nơi, bị cáo lần lượt đổ xăng lên người cháu và chị rồi châm
lửa đốt. Sau đó, bị cáo bỏ đi mua thêm xăng rồi quay lại chùa với
ý định tự thiêu nhưng được mọi người ngăn cản, khống chế giao
công an.
Hậu quả, cháu gái Hùng bị thương tật 97%, chị Hùng bị thương
tật 6%. Riêng bản thân bị cáo bị thương tật 33%. Ngày 12-3, TAND
TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo tù chung thân về tội giết
người.
M.VƯƠNG
Thanh niên trộm tài sản rồi trả lại được giảm án
Ngày 8-7, TANDCấp cao tại
TP.HCMxử phúc thẩm, tuyên phạt
Trương Huy Định (SN 1997, quê
Tiền Giang) hai năm tù về tội trộm
cắp tài sản, giảmmột năm tù so với
án sơ thẩm.
Trước đó, ngày 25-2, TAND
TP.HCMxử sơ thẩm đã tuyên phạt
Định ba năm tù. Định kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt. Theo cáo
trạng, ngày 5-1-2019, Định gặp ông
Matsubara Masakazu (SN 1948, quốc
tịch Nhật Bản) tại quán ăn ở quận
7. Do biết tiếng Nhật nên Định bắt
chuyện làm quen với ông này. Sau
đó, Định theo dõi và biết được nơi ở
của ông tại một chung cư ở phường
Tân Phú, quận 7. Ngày 7-1-2019,
Định đột nhập vào nhà ông này lấy
trộmmột valy, một két sắt, hai máy
ảnh cùng ống kính. Định mặc quần
áo, đi giày của bị hại rồi ra ngoài đón
taxi tẩu thoát.
Hôm sau, Định mang số tài sản lấy
được về quê ở Tiền Giang, thuê nhà
nghỉ rồi dùng máy mài để phá két
sắt. Trong két có 7.471 USD, 20.100
rupiah Indonesia, 52.000 yen Nhật
cùng một số tài sản khác.
Định lấy 200 USD đổi thành 4,5
triệu đồng, tiêu xài cá nhân. Sau đó,
Định có suy nghĩ muốn trả lại tài sản
cho bị hại. Định mua thùng xốp rồi
cho toàn bộ tài sản trộm được vào
trong, bỏ vào thùng ô tô của Công an
phường PhúMỹ, quận 7 kèm giấy
viết nhờ công an trả lại tài sản cho
bị hại.
Ngày 9-1-2019, Định tới cơ quan
Công an quận 7 đầu thú, khai nhận
hành vi phạm tội. Tổng tài sản Định
chiếm đoạt trị giá hơn 223 triệu đồng.
Khi bị khởi tố vụ án, Định bất ngờ
có thái độ không hợp tác, không khai
báo. Theo kết quả giám định tâm
thần, trước và sau khi thực hiện hành
vi, bị cáo có tình trạng tâm thần bình
thường. Sau khi phạm tội đến nay, bị
cáo có ý thức (chứng giả bệnh).
Tại tòa, bị cáo xin giảm nhẹ hình
phạt, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
HĐXX cho rằng hành vi phạm tội
của bị cáo đã xâm phạm quyền sở
hữu tài sản, tòa án cấp sơ thẩm đã
đánh giá đúng về hành vi phạm tội.
Bị cáo đã tự thú, tác động gia đình
trả lại tài sản. Từ đó, HĐXX chấp
nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm và
tuyên phạt với mức án như trên.
MINH VƯƠNG
Bị cáoĐịnh ngồi xe lăn đến tòa
ngày 8-7. Ảnh: MV
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm9-7-2020
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook