153-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm9-7-2020
TRỌNGPHÚ
C
hiều 8-7, Bí thưThành ủy
Hà Nội Vương Đình Huệ
đã chủ trì buổi làm việc
giữa TP Hà Nội với Ban cán
sự Đảng Bộ NN&PTNT để
bàn về vấn đề phát triển nông
nghiệp trên địa bàn TP. Trong
đó, nội dung đáng chú ý nhất
là bàn về giải pháp tháo gỡ
vướng mắc trong quy hoạch
thoát lũ sông Hồng để TP có
cơ sở làm các quy hoạch phân
khu tại đây.
Đề xuất hạ cốt đê
20 cm
Mở đầu buổi làm việc, Bí
thư TP Hà Nội Vương Đình
Huệ cho hay trong giai đoạn
năm năm tới, TP phải thực
hiện các quy hoạch phân khu
để phủ kín quy hoạch chung
thủ đô đã được Thủ tướng phê
duyệt. Trong các quy hoạch
này có quy hoạch sông Hồng,
sông Nhuệ, sông Đáy.
Từ đó, TP Hà Nội định
hướng sử dụng được nguồn tài
nguyên đất các bãi ven sông
để phát triển đô thị, đồng thời
đảm bảo cuộc sống ổn định
cho 900.000 người dân tại
khu vực này.
“Muốn quy hoạch được hai
bên bờ sông Hồng và các bờ
sông khác thì quy hoạch thoát
lũ là quan trọng nhất. Do vậy,
TP xin ý kiến lãnh đạo bộ để
trình Thủ tướng phê duyệt quy
hoạch” - Bí thư Hà Nội nói.
Bàn phương án quy hoạch
2 bên bờ sông Hồng
Lãnh đạo TPHà Nội đề nghị hạ cao trình đê sông Hồng 20 cmnhằm tận dụng tài nguyên đất
dọc hai bên sông và bãi giữa để phát triển đô thị.
TP Hà Nội định
hướng sử dụng được
nguồn tài nguyên
đất các bãi ven sông
để phát triển đô thị,
đồng thời đảm bảo
cuộc sống ổn định
cho 900.000 người
dân tại khu vực này.
Bỏ lỡ quy hoạch từ ba năm trước
Trước đó, ngày 6-7, tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội, giải trình
trước HĐND TP về việc phủ kín quy hoạch phân khu dọc hai
bên bờ sông Hồng, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND
TP Hà Nội, cho biết TP đã từng bỏ lỡ mất cơ hội làm quy hoạch
này từ ba năm trước.
Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2017, UBNDTP Hà Nội đã giao
Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Quy hoạch của Bộ NN&PTNT
để thực hiện quy hoạch phân lũ theo Quyết định 217 của Thủ
tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do các lý do khách quan, đặc biệt
là vướng Luật Quy hoạch nên toàn bộ nội dung này bị hoãn.
Cùng nội dung này, Chủ tịch
UBNDTPHàNộiNguyễnĐức
Chung cho biết TP đã từng
thống nhất với Bộ NN&PTNT
quy hoạch đê sông Hồng theo
hướng kết hợp với đường giao
thông. Trên cơ sở đó, đoạn sông
Hồng qua nội thành Hà Nội,
nhất là đoạn từ cầuThăngLong
đến cầuVĩnh Tuy sẽ được quy
hoạch, chỉnh trang giống như
sông Hàn (Hàn Quốc).
Theo đó, lãnh đạo TP Hà
Nội đề nghị hạ cao trình đê
sông Hồng 20 cm (cao trình
hiện tại là 13,4 m) nhằm tận
dụng tài nguyên đất dọc hai
bên sông và bãi giữa nhằm
phát triển đô thị.
“Còn về cao trình đê, nếu
thống nhất ở mức 13,2 m thì
vẫn đảm bảo phân lũ với tần
suất tới 500 năm mới có một
lần lũ lớn. Theo thẩm quyền
quy hoạch thoát lũ hiện nay
thuộc thẩm quyền của Bộ
NN&PTNT, do vậy đề nghị
bộ hoàn thiện luôn hồ sơ trình
Thủ tướng phê duyệt” - ông
Chung nói.
Phải đảm bảo
phương án phòng,
chống lũ
Trước đề xuất của Hà Nội,
ông Trần Quang Hoài, Tổng
Cục trưởng Tổng cục Phòng,
chốngthiêntai(BộNN&PTNT),
cho biết các tuyến đê của TP
có vai trò đặc biệt quan trọng
nhưng còn nhiều đoạn xung
yếu. Riêng đê sông Hồng qua
nội thànhHà Nội phải đảmbảo
trường hợp lũ lớn hoặc xảy ra
sự cố nghiêm trọng 500 năm
mới có một lần.
“Là công dân thủ đô, mỗi
lần kiểm tra khu vực bãi sông
Hồng, bản thân tôi thấy không
thể để tồn tại mãi tình trạng
không có quy hoạch như vậy.
Tuy nhiên, để có quy hoạch
thì phải đảm bảo phương án
phòng, chống lũ nằm trong quy
hoạch phát triển thủ đô” - ông
Hoài nói.
Về nội dung này, Bộ trưởng
Bộ NN&PTNTNguyễn Xuân
Cường nêu quan điểm: Quy
hoạch phân lũ sông Hồng phải
căncứvàoQuyết định257/2016
của Thủ tướng Chính phủ để
tổ chức quy hoạch phân lũ cho
15 tỉnh hạ du, làm cơ sở cho
công tác phòng, chống thiên
tai, bảo vệ đê điều.
ÔngCường nhấnmạnh trong
bối cảnh biến đổi khí hậu, thời
tiết ngày càng cực đoan thì
quy hoạch này cần phải được
cẩn trọng. Do đó, Quyết định
257/2016 nêu rõ đoạn đê bảo
vệ nội đô Hà Nội (từ đường
vành đai IV trở vào) phải ở
cao trình 13,4 m, đảm bảo
mức thoát lũ 20.000 m
3
/giây.
Thống nhất quan điểm “yêu
cầu chống lũ là vấn đề sống
còn” khi làm quy hoạch phân
lũ sông Hồng nhưng Bí thư TP
Hà Nội Vương Đình Huệ cũng
cho rằng quy hoạch này phải
tận dụng được tài nguyên từ
sông Hồng. Tài nguyên này
sẽ là nguồn lực phát triển thủ
đô, đồng thời đảm bảo sinh
kế cho khoảng 900.000 người
dân tại đây.
“Các đồng chí nhìn trênmáy
bay xuống hay đi tàu bè qua
sẽ thấy hai bên bờ sông Hồng
như vậy thì thủ đô làm sao phát
triển được. Theo quy định, đất
chưa quy hoạch chỉ được đấu
thầu nămnăm lại xóa đi làm lại
thì không ai dám đầu tư vào.
Ngay khu bãi giữa của Hoàn
Kiếm, giờmượn làm tạm cũng
không được, tất cả án binh bất
động hết. Chỗ này đề nghị bộ
nghiên cứu giúp cho TP” - Bí
thư Hà Nội nói.
Theo đó, Bí thư Thành ủy
Hà Nội đề nghị UBNDTPHà
Nội và Bộ NN&PTNT thành
lập một tổ công tác để cùng
tháo gỡ các khó khăn. Nội
dung nào thống nhất được sẽ
làm trước, nội dung nào còn
vướng mắc sẽ đề xuất cấp có
thẩm quyền quyết định.•
Sở GTVT TP.HCM cho biết nhiều năm qua TP đã có những
bước tiến trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ giao thông,
song lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh nên sản lượng vận
tải hành khách công cộng đạt tỉ lệ thấp. Theo đó, sở đã đưa các
giải pháp nhằm cải thiện vận tải hành khách công cộng, kinh
phí thực hiện dự kiến là 393.792 tỉ đồng, trong đó ngân sách
nhà nước là 47.644 tỉ đồng.
Nhiều phương án phát triển giao thông
công cộng
Cụ thể, Sở GTVT TP đã đưa ra nhiều phương án như phát
triển hệ thống xe buýt trên địa bàn TP đến năm 2030 nhằm
hình thành mạng lưới hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, sở
cũng tập trung nguồn lực để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ
đưa vào khai thác tuyến đường sắt số 1, 2 và tuyến buýt nhanh
BRT.
Từ nay đến năm 2030, sở sẽ đầu tư và đưa vào khai thác
tuyến buýt nhanh Thủ Thiêm - Long Thành, đồng bộ với tiến
độ xây dựng sân bay Long Thành. Trong giai đoạn này, sở
cũng tiến hành nghiên cứu một số loại hình vận tải hành khách
công cộng khối lượng lớn trong đô thị phù hợp với đặc thù
giao thông; phát triển hệ thống giao thông thủy nội địa kết hợp
với phát triển du lịch…
Sở GTVT TP cũng đưa ra một số kế hoạch khác như phát
triển hệ thống xe buýt nhỏ dưới 17 chỗ; đầu tư các bến xe buýt,
phát triển các đầu mối trung chuyển xe buýt; kết nối vận tải
hành khách công cộng với giao thông cá nhân; kết hợp với các
tuyến giao thông công cộng với nhau.
Đặc biệt, sở sẽ tiến hành xã hội hóa các phương tiện xe
đạp công cộng, xe máy điện công cộng, xe điện phù hợp hiện
trạng giao thông để hỗ trợ kết nối các phương tiện giao thông
công cộng khác. Đối với nhóm giải pháp xe cá nhân, sở đưa
ra phương án tổ chức thu phí ô tô vào khu vực trung tâm TP;
kiểm soát hoạt động mô tô, xe máy.
Phải cạnh tranh được với xe máy
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng
TP.HCM,  cho biết khi TP đưa ra phương án cụ thể, chắc chắn
TP đã nghiên cứu kỹ. Song TP cần tính toán phương án nào
thật khả thi vì nhiều năm nay giải pháp phát triển xe buýt không
thành công bởi không tính được hết các yếu tố phát triển. Có
thể thấy cấu trúc đô thị của TP.HCM chỉ phù hợp với xe máy vì
có nhiều hẻm nhỏ. Do đó, TP cần tính giải pháp phát triển giao
thông công cộng có sự cạnh tranh với xe máy mới khả thi.
TP cần tính những trường hợp nào sẽ đi xe buýt, đi metro để
hoàn thiện từng bước. Lâu nay xe buýt mở tràn lan nên mới có
sự thất bại, thậm chí nhiều tuyến phải đóng cửa. Có thể thấy
metro số 1 sắp hoàn thiện thì cần tăng sự kết nối giữa tuyến
này với xe buýt, làm sao để kết nối với trường học, khu công
nghiệp... Đặc biệt, không nên dùng biện pháp xử phạt hành
chính để buộc người dân phải sử dụng phương tiện giao thông
công cộng.
TP nên hoàn thiện đề án phát triển giao thông công cộng, đáp
ứng nhu cầu của người dân mới tính toán đến bài toán hạn chế
xe cá nhân. Tránh tình trạng người dân không đi xe máy cá nhân
lại chuyển sang ô tô, đây cũng là một phương tiện chiếm diện
tích lớn, gây ùn tắc
hơn.
ĐÀOTRANG
Hiếnkế phát triểngiao thông công cộng trong10nămtới
Sở GTVT TP.HCMvừa lên kế hoạch phát triển giao thông công cộng trên địa bàn TP trong vòng 10 năm tới.
SởGTVT TP.HCM
đưa ra nhiều
phương án phát
triển giao thông
công cộng.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Bí thư Thành ủy HàNội VươngĐìnhHuệ làmviệc với Ban cán sựĐảng BộNN&PTNT chiều 8-7.
Ảnh: TRỌNGPHÚ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook