168-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 27-7-2020
Xóa sổ dần buôn bán tiểu ngạch,
tạm nhập tái xuất
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục
Xuất nhập khẩu, cho hay cùng với đẩy mạnh
xuất khẩu chính ngạch, thời gian tới Bộ Công
Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ
NN&PTNT là bộ chủ trì, đẩy nhanh tái cơ cấu
sản xuất, chế biến nông sản để đáp ứng yêu
cầu, tiêu chuẩn của thị trường TQ. Bộ Công
Thương cũng làmviệc với cơ quan chức năng
của TQ để thúc đẩy sớm mở cửa thị trường
đối với nông sản, trái cây tươi của VN.
Đồng thời, phối hợp với bộ, ngành, địa
phương liên quan để đề nghị phía TQ sớm
bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập
trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền và
qua các tuyến vận tải đường sắt. Đơn cử như
cặp cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai - Hà
Khẩu, Chi Ma - Ái Điểm; mở rộng diện nông
sản, trái cây được phép nhập khẩu tại cửa
khẩu đường sắt Bằng Tường.
Bộ Công Thương cũng sớm đưa lối thông
quancầuBắc Luân II, thuộc cặpcửa khẩuquốc
tếMóngCái (QuảngNinh) -ĐôngHưng (Trung
Quốc) vào hoạt động chính thức. Đẩy nhanh
tiến độ hoàn tất thủ tục pháp lý mở cửa thị
trường cho các mặt hàng có thế mạnh của
VN như sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, dừa,
na, mận, thạch đen, tổ yến, khoai lang cũng
như diện DN được phép xuất khẩu vào TQ.
Đề nghị TQ mở cửa cho nhiều mặt hàng của VN
ANHIỀN
T
ừ giữa năm 2018 đến
nay, Trung Quốc (TQ)
siết chặt nhập khẩu tiểu
ngạch để bảo đảm thực thi
nghiêm các quy định của
nước này về kiểm nghiệm,
kiểm dịch, truy xuất nguồn
gốc, bao bì... Kết quả, chỉ tính
riêng 11 tháng đầu nămngoái,
xuất khẩu rau quả của Việt
Nam (VN) sang thị trường
TQ giảm đến hơn 13% so
với cùng kỳ năm trước đó
với kim ngạch chỉ đạt 2,24
tỉ USD.
Từ thực tế trên cho thấy
hình thức thương mại tiểu
ngạch không còn phù hợp.
Do đó, VN cũng sẽ chủ động
đẩy mạnh xuất khẩu chính
ngạch, dần xóa bỏ hình thức
xuất khẩu tiểu ngạch, trước
hết là xóa bỏ các hoạt động
tạm nhập tái xuất qua các cửa
khẩu phụ, lối mở chưa được
mở chính thức với các nước
láng giềng.
Pháp Luật TP.HCM
đã có
trao đổi với ông Trần Quốc
Toản, Phó Cục trưởng Cục
Xuất nhập khẩu Bộ Công
Thương, để làm rõ hơn về
vấn đề này.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro,
hiệu quả không cao
. Phóng viên
:
Bộ Công
Thương cho hay từ ngày
1-1-2021, các hoạt động tạm
nhập tái xuất qua các cửa
khẩu phụ, lối mở chưa được
mở chính thức với các nước
láng giềng sẽ bị xóa bỏ. Cụ
thể là như thế nào, thưa ông?
+ Ông
Trần Quốc Toản
:
Hoạt động kinh doanh tạm
nhập tái xuất, kinh doanh
chuyển khẩu và hoạt động
tạm nhập tái xuất gửi kho
ngoại quan là hoạt động kinh
doanh bình thường trên thế
giới. Nhưng ở VN, các hoạt
động này tiềm ẩn rủi ro bởi
luật pháp VN cho phép tái
xuất qua các cửa khẩu phụ,
lối mở…chưa đượcmở chính
thức với nước láng giềng.
Từđó dẫn đến nguy cơ thẩm
lậu vào thị trường nội địa làm
cho chi phí quản lý tăng cao;
tiểm ẩn rủi ro phát sinh phức
tạp trong quan hệ đối ngoại
với các nước láng giềng; làm
giảm hiệu quả của các biện
pháp mà Nhà nước đang áp
dụng để khuyến khích trao
đổi chính ngạch...
Mặc dù có tiềm ẩn nhiều
rủi ro như vậy nhưng hiệu
quả kinh tế mang về cho địa
phương có hoạt động kinh
doanh này trong thời gian
qua không cao và không ổn
định. Nếu hàng hóa tạm nhập
và hàng gửi kho ngoại quan
được tái xuất (hoặc tạm nhập)
qua các cửa khẩu quốc tế và
cửa khẩu chính, hoàn thành
đầy đủ thủ tục hải quan của
nước nhập khẩu thì rủi ro sẽ
rất khó phát sinh.
. Điều này có nghĩa là tới
đây các hoạt động tạm nhập
tái xuất… chỉ được thực hiện
tại cửa khẩu quốc tế, cửa
khẩu chính?
+ Trong thời gian gần đây,
do các nước có chung đường
biên giới quản lý chặt chẽ cửa
khẩu nên hàng tạm nhập vào
gặp nhiều khó khăn trong việc
tái xuất. Cụ thể là hàng hóa
không tái xuất được hoặc tái
xuất chậm, quá thời hạn được
lưu giữ tại VN. Điều này gây
nhiều tổn thất chodoanhnghiệp
(DN) do phát sinh thêmcác chi
phí lưukhobãi, chi phí tiêuhủy
hàng vì không tái xuất được.
Do vậy, để giảm thiểu rủi
ro, trên cơ sở đề nghị của
UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ
Công Thương đã báo cáo Thủ
tướng giao Bộ Công Thương
chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành xây dựng văn bản quy
địnhviệcngừng chophéphàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái
xuất và chuyển khẩu được
tạm nhập vào hoặc tái xuất ra
khỏi Việt Nam qua các điểm
thông quan không phải là cửa
khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Quy định này được áp dụng
sau một thời gian chuyển đổi
phù hợp cho tất cả mặt hàng
và trên toàn tuyến biên giới
đường bộ của Việt Nam.
Được sự đồng ý của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Công
Thương đã triển khai xây dựng
và xin ý kiến các bộ, ngành,
cơ quan, hiệp hội, DN và lấy
ý kiến rộng rãi trên website
của bộ để ban hành Thông tư
số 09/2020.
Giúp việc kinh doanh
ổn định
. Khi Thông tư số 09/2020
có hiệu lực, các DN sẽ chịu
những tác động gì, thưa ông?
+ Trước mắt, quy định trên
có thể tác động phần nào đến
các DN đang hoạt động kinh
doanh tạm nhập tái xuất, kinh
doanh chuyển khẩu. Nguyên
nhân do nhiều công ty vẫn
đang thực hiện tái xuất qua
một số cửa khẩu phụ, lối mở.
Tuy nhiên, việc tác động này
không quá lớn do thời gian
qua, một số nước láng giềng
đã siết chặt quản lý việc đưa
hàng hóa qua các cửa khẩu
phụ, lối mở nên thực tế hàng
hóa tạmnhập tái xuất cũng rất
khó thực hiện qua cửa khẩu
phụ lối mở.
Về lâu dài việc quy định
hàng hóa kinh doanh tạmnhập
tái xuất, kinh doanh chuyển
khẩu chỉ được qua cửa khẩu
quốc tế cửa khẩu chính sẽ
tạo hành lang pháp lý cho
các DN kinh doanh được ổn
định, bền vững, hiệu quả. Đặc
biệt, nó giúp giảm thiểu rủi
ro phát sinh cho DN khi đưa
hàng qua cửa khẩu phụ, lối
mở chưa được mở chính thức
với nước láng giềng.
. Bộ Công Thương đã làm
gì để hỗ trợ cũng như giảm
Quy định hàng hóa
kinh doanh tạm
nhập, tái xuất…chỉ
được qua cửa khẩu
quốc tế, cửa khẩu
chính sẽ tạo hành
lang pháp lý cho
các DN kinh doanh
ổn định.
thiểu thiệt hại cho các nhà kinh
doanh khi xóa bỏ tạmnhập tái
xuất, kinh doanh chuyển khẩu
cửa khẩu phụ, lối mở?
+ Để giảm thiểu tối đa thiệt
hại cho các DN đang kinh
doanh, Bộ Công Thương đã
quy định lộ trình thực hiện từ
ngày 1-1-2021 để DN có thời
gian chuẩn bị và có kế hoạch
kinh doanh phù hợp với quy
định về cửa khẩu kinh doanh
tạm nhập tái xuất, kinh doanh
chuyển khẩu nêu trên.
. Đối với các mặt hàng
nông sản, thủy sản xuất nhập
khẩu qua tiểu ngạch, BộCông
Thương đã có kế hoạch hay
lộ trình gì về việc dừng xuất
khẩu tiểu ngạch hay chưa?
+ Vê cơ ban, cac quy đinh
hiệnnay cuaTQvê tăng cương
quan ly hang hoa nông, thuy
san nhâp khâu la phu hơp vơi
thông lê quôc tê va đươc nhiêu
quôc gia ap dung. Do đo, đa
sô cac nươc, thi trương trong
khu vưc va thê giơi phôi hơp
vơi phia TQ, chu đông ban
hanh cac văn ban quy đinh,
hương dân đê DN xuât khâu
va cac đôi tương tham gia
vao qua trinh xuât khâu hang
hoa sang TQ thưc thi cac quy
đinh, hương dân nay.
Trong bối cảnh đó, BộCông
Thương đã liên tục cảnh báo,
khuyến nghị, hướng dẫn các
địa phương, DN, hiệp hội
ngành hàng... theo dõi sát
hoạt động xuất khẩu qua các
tỉnh biên giới phía Bắc. Qua
đó để chủ động kế hoạch sản
xuất, đóng gói, điều tiết giao
nhận để tránh ùn ứ. Đồng thời
khuyến nghị DNchuyểnmạnh
sang xuất khẩu chính ngạch.
. Xin cám ơn ông.•
Việt Nam sẽ xóa bỏ dần các hoạt động tạmnhập tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở chưa được mở
chính thức với các nước láng giềng.
Sau khi tăng bảy tuần liên tiếp, hiện giá vàng thế giới
đã vượt mốc 1.900 USD/ounce. Chỉ tính riêng trong
tuần qua, giá vàng thế giới tăng khoảng 5% so với đầu
tuần. Còn nếu so với đầu năm, giá vàng thế giới đã tăng
khoảng 23%.
Tại thị trường Việt Nam, tuần qua có thời điểm giá vàng
SJC vọt lên mức cao nhất trong lịch sử hơn 56 triệu đồng
mỗi lượng. Tính chung trong cả tuần, giá vàng tăng tới
hơn 4 triệu đồng/lượng. Hiếm có khi nào giá vàng trong
nước trải qua một tuần tăng mạnh đến vậy.
Giới phân tích dự báo tuần này giá vàng tiếp tục
biến động mạnh. Một cuộc khảo sát của Kitco cho thấy
giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong tuần này,
thậm chí sẽ bị đẩy lên 2.000 USD/ounce vào cuối tuần.
Nguyên nhân do sự bất ổn kinh tế gia tăng, lãi suất thấp,
đồng USD xuống dốc, căng thẳng giữa Mỹ - Trung
Quốc… sẽ thúc đẩy vàng như một kênh trú ẩn an toàn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia về kim loại quý cũng cảnh
báo sự leo thang của giá vàng có thể đã đi quá xa, quá
nhanh. Điều này khiến giá vàng có thể đảo chiều trong
ngắn hạn.
TL
Giá vàng được dự báo tiếp tục biến động mạnh trong tuần này
Ông TrầnQuốc Toản.
Việt Namsẽ chủ động đẩymạnh xuất khẩu chính ngạch, dần xóa bỏ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.
Trong ảnh: Vải thiều làmột trong chín loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang TrungQuốc.
Ảnh: CTV
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook