168-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 27-7-2020
ĐÀOTRANG
thực hiện
N
gười dân TP.HCMđang
rất kỳ vọng vào các dự
án giao thông trọng
điểm ở các cửa ngõ TP. Bởi
các dự án này sẽ giải quyết
căn cơ tình trạng ùn tắc giao
thông, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Để có cái nhìn tổng quan
về kế hoạch thực hiện cũng
như giải pháp thúc đẩy tiến
độ các dự án nói trên,
Pháp
Luật TP.HCM
đã có cuộc trao
đổi với ông Trần Quang Lâm,
Giámđốc SởGTVTTP.HCM.
Được chấp thuận đầu
tư nhiều dự án lớn
.
Phóng viên:
Thưa ông,
hiện nay TP.HCM đang tập
trung nhiều dự án giao thông
ở cả bốn cửa ngõ TP và được
người dân ủng hộ, kỳ vọng.
Ông đánh giá thế nào về tình
hình các dự án này?
+ Ông
Trần Quang Lâm
:
TP.HCM là một trung tâm lớn
về kinh tế, văn hóa, khoa học
công nghệ; là đầu mối giao
lưu quốc tế quan trọng của
cả nước và đầu tàu phát triển
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Những năm qua, TPđã nghiên
cứu giải pháp phát triển kết
cấu hạ tầng nói chung và kết
cấu hạ tầng GTVT nói riêng,
đảm bảo đồng bộ, hiện đại.
Theo quy hoạch phát triển
GTVTTP.HCMđến năm2020
và tầm nhìn sau năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, việc phát triển giao
thông cửa ngõ và kết nối vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam
là các tuyến đường sắt đô thị,
cao tốc, quốc lộ, vành đai,
đường trên cao, trục hướng
tâm, trục chính đô thị và các
nút giao thông quan trọng...
Thời gian qua Sở GTVT đã
tham mưu và được TP chấp
thuận, triển khai, thi công một
số dự án cửa ngõ TP như mở
rộng xa lộ Hà Nội, nút giao
thông An Sương, Mỹ Thủy,
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn
Hữu Thọ…
Qua theo dõi, đánh giá và
mô phỏng tình hình giao thông,
trên cơ sở quy hoạch được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt,
sở đã báo cáo và được UBND
TP chấp thuận sử dụng nguồn
vốn ngân sách TP để đầu tư
một số dự án như vành đai 2
(đoạn 1, đoạn 2, đoạn 4), mở
rộng quốc lộ 1, 13, 22, 50,
nút giao thông An Phú... để
phát triển giao thông cửa ngõ
và kết nối vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
Đến nay, nhận xét chung
về tiến độ thực hiện xây dựng
công trình theo quy hoạch của
TP còn chậm, chưa đồng bộ
với quy mô dân số và chưa
tương xứng với vị trí, vai trò
đầu tàu về phát triển kinh tế.
Nhiều khó khăn về
giải phóng mặt bằng
. Một trong những vấn đề
khó khăn khiến các dự án chậm
triển khai hoặc chậm tiến độ
chính là giải phóng mặt bằng
(GPMB). Theo ông, các đơn
vị chức năng nên làm gì để
giải quyết vấn đề này?
+ Chính sách pháp luật và
các văn bản hướng dẫn thực
hiện về bồi thường GPMB có
nhiều thay đổi, dẫn đến các
đơn vị lúng túng khi triển khai.
Bên cạnh đó, công tác lập, phê
duyệt phương án bồi thường
GPMB các dự án còn chậm
do vướng mắc liên quan đến
việc xác định đơn giá đất để
tính bồi thường; vướng mắc
về chính sách hỗ trợ, quỹ nền
tái định cư cho các hộ dân bị
ảnh hưởng bởi dự án.
Công tác GPMB còn gặp
khó khăn trong việc xác định
đối tượng, đơn giá bồi thường
đối với các khu đất đặc thù
chưa có trong quy định, phải
báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn
của cơ quan trung ương (Bộ
TN&MT, Bộ Tài chính...).
Ngoài ra, chi phí bồi thường
GPMB tăng so với tổng mức
đầu tư do pháp lý đất chưa
được làm rõ khi lập dự án;
công tác quản lý quy hoạch
chưa chặt chẽ, giá đất tăng do
quá trình đô thị hóa.
Giải pháp căn cơ của TP là
khẩn trương hoàn thành việc
rà soát cơ chế, chính sách, các
thủ tục về đất đai liên quan
đến công tác bồi thường và
GPMB.
Ngoài ra, đơn vị chức năng
tiếp tục nghiên cứu các quy
định liên quan theoNghị quyết
số 27/NQ-CP của Chính phủ
cho phép áp dụng thí điểm cơ
chế, quy trình đặc thù để rút
ngắn thời gian thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và
bàn giaomặt bằng dự án có thu
hồi đất trên địa bàn TP.HCM.
Hằng năm, Sở GTVT ban
hành danh mục các công trình
trọng điểm; tổ chức họp giao
ban định kỳ hằng tuần để nắm
bắt và tháo gỡ kịp thời các khó
khăn, vướngmắc liên quan đến
các sở, ngành, địa phương. Từ
đó, kiến nghị TP và các bộ,
ngành trung ương giải quyết
các khó khăn, vướng mắc liên
quan đến dự án.
Ngoài ra, UBND các quận,
huyện phải tập trung, ưu tiên
đẩy nhanh công tác bồi thường
GPMB, coi đây là nhiệm vụ
quan trọng cần phải quan tâm
thường xuyên.
Các giải pháp
về nguồn vốn
. Nhiều ý kiến cho rằng các
dựángặpkhókhăncòndo thiếu
vốn bởi nhu cầu về vốn để đầu
tư cho các dự án là rất lớn? Cụ
thể là như thế nào, thưa ông?
+ Việc đầu tư hoàn thiện
hệ thống hạ tầng giao thông
cần có nguồn lực rất lớn, hiện
nay nguồn lực để đầu tư chính
gồmngân sách TP, ODA, hình
thức đối tác công tư (PPP) và
nguồn vốn trung ương.
Về nguồn ngân sáchTPhiện
không đáp ứng được nhu cầu
đầu tư do tỉ lệ ngân sách TP
để lại còn thấp (18%).
Nguồn ODAvề lâu dài, với
các chính sách ưu đãi về vốn
vay (lãi suất, thời gian trả vốn
và lãi vay) sẽ dần bị thu hẹp lại
do sự tăng trưởng về kinh tế và
thu nhập bình quân đầu người.
Trong khi đó, ngân sách TP
vốn đã bị hạn hẹp, ngoài việc
phần lớn được bố trí cho công
tác bồi thường GPMB và tái
định cư, trả nợ cho các khoản
vay ODA đến hạn thì khó có
thể bố trí đầy đủ và đồng bộ từ
nguồn lực đầu tư này.
Về vốn đầu tư theo hình thức
PPP, thời gian qua việc triển
khai thu hút vốn đầu tư cho
các dự án chủ yếu thông qua
các hình thức hợp đồng BOT,
BT. Kết quả chưa đáp ứng kỳ
vọng vì một số yếu tố như các
văn bản quy phạm pháp luật
chưa được ban hành kịp thời,
đầy đủ, đồng bộ; tính pháp lý
chưa cao, văn bản có hiệu lực
pháp luật cao nhất mới chỉ là
nghị định…
Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã ban hành Nghị quyết
số 437/NQ-UBTVQH14, theo
đó các dự án đường bộ đầu tư
theo hình thức hợp đồng BOT
chỉ áp dụng đối với các tuyến
đường mới để bảo đảm quyền
lựa chọn cho người dân, không
đầutưcácdựáncảitạo,nângcấp
các tuyến đường độc đạo hiện
hữu. Vì vậy, các dự án đầu tư
hạ tầng giao thông trên địa bàn
TP dự kiến ban đầu theo hình
thức BOT cần phải chuyển đổi
hình thức đầu tư khác phù hợp.
Về nguồn ngân sách trung
ương, hiện chưa ưu tiên vốn
để đầu tư một số tuyến đường
quy hoạch theo đúng kế hoạch
của TP như các cao tốc, vành
đai 3, 4... để kết nối vùng.
. Theo ông, giải pháp nào
để gỡ vướng về nguồn vốn?
+ Thứ nhất, tập trung xây
dựng các cơ chế, chính sách
để huy động tối đa các nguồn
vốn (ngân sách, ngoài ngân
sách, xã hội hóa), kêu gọi
đầu tư để xây dựng các công
trình giao thông trọng điểm
trên địa bàn TP.
Thứ hai, nghiên cứu, rà soát
và ban hành các quy định có
liên quan theo hướng dẫn tại
Nghị quyết số 54/2017/QH14
của Quốc hội về thí điểm cơ
chế, chính sách đặc thù phát
triển TP.HCM. Trong đó, ưu
tiên tập trung nghiên cứu các cơ
chế thu hút vốn, cơ chế quản lý
đầu tư để phát triển hoàn thiện
hạ tầng giao thông đường bộ.
Thứba,nghiêncứu,hoànthiện
đề án tỉ lệ điều tiết các khoản
thu phân chia giữa ngân sách
trung ương và ngân sách TP
giai đoạn 2021-2030, báo cáo
và kiến nghị trung ương chấp
thuận nhằm tăng nguồn thu
hằng năm của TP, phục vụ chi
cho đầu tư phát triển hoàn thiện
hạ tầng giao thông đường bộ.
Thứ tư, rà soát, nghiên cứu,
hoàn thiện hành lang pháp lý
đối với việc thực hiện dự án
theo hình thức PPP để thu
hút vốn đầu tư ngoài ngân
sách. Đồng thời, các đơn vị,
sở ngành, UBND các quận,
huyện, TP cần tích cực rà
soát, quy hoạch tạo quỹ đất
gắn với các dự án giao thông
theo hình thức TOD làm cơ
sở kêu gọi đầu tư, tạo nguồn
lực phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ.
Thứ năm, đẩy nhanh việc
lập, trình duyệt đề án thu phí
sử dụng công trình, kết cấu hạ
tầng, công trình dịch vụ, tiện
ích công cộng trong khu vực
cửa khẩu cảng biển của TP để
tập trung đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông giai
đoạn 2021-2030.
Đồng thời, kiến nghị Chính
phủ, Bộ GTVT tập trung xây
dựng các dự án mà trung ương
đầu tư như vành đai 3, vành
đai 4, các tuyến cao tốc... để
kết nối vùng.
. Xin cám ơn ông.
Thúc
đẩy khơi
thông các
cửa ngõ
TP.HCM
- Bài cuối
Khơi thông 4 cửa ngõ:
Cần gỡ 2 vướng mắc
Cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ hai vấn đề lớn nhất mà các dự án giao thông
thường gặp phải là giải phóngmặt bằng và nguồn vốn.
Nút giao An Sương -một trong những dự án được TP ưu tiên xây dựng ở khu vực tây bắc TP. Ảnh: THUTRINH
UBND các quận,
huyện phải tập
trung, ưu tiên đẩy
nhanh công tác bồi
thường GPMB.
Theo ông Trần Quang Lâm, Sở GTVT đã
hoàn chỉnh và trình UBND TP Đề án phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn
TP.HCMđến năm2030. Đề án này cũng đã xác
định quan điểm ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh
một số tuyến đường cửa ngõ liên quan kết
nối vùng như quốc lộ 1, 13, 22, 50, cao tốc...
Khi các dự án cửa ngõ, kết nối vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam cũng như các dự
án trong “Đề án phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông trên địa bàn TP” được xây dựng
hoàn thành sẽ giải quyết căn cơ tình trạng
ùn tắc giao thông; thúc đẩy phát triển khu
đô thị vệ tinh, giảm áp lực khu đô thị hiện
hữu, thuận lợi cho việc tổ chức giao thông
công cộng.
Ưu tiên đầu tư tuyến đường cửa ngõ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook