168-2020 - page 7

7
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 27-7-2020
Luật & đời
Rủ nhau đi đánh bạc, cả nhóm bị phạt
cả tù lẫn tiền
TAND tỉnh Phú Yên vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm một vụ
đánh bạc xảy ra trên địa bàn. HĐXX tuyên phạt Trần Văn Trình ba
năm tù, Phạm Thành An (cùng trú huyện Sông Hinh, Phú Yên) hai
năm sáu tháng tù về tội tổ chức đánh bạc.
Trần Đình Thuyên (trú huyện M’Đrắk, Đắk Lắk) và sáu bị cáo
khác bị HĐXX tuyên phạt từ tám tháng tù đến hai năm tù về tội
đánh bạc. Ngoài ra, tòa còn phạt bổ sung mỗi bị cáo 10-30 triệu
đồng.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 11-11-2019, Trần Văn Trình gọi điện
thoại rủ Trần Đình Thuyên đến nhà mình thuê ở xã EaLy, huyện
Sông Hinh, Phú Yên để đánh bạc. Thuyên rủ thêm nhiều người
khác đến nhà Trình đánh bạc. Một số người biết nhà Trình chuẩn
bị tổ chức đánh bạc nên cũng rủ nhau đến tham gia.
Để tổ chức việc đánh bạc, Trình gọi điện thoại nói Phạm Thành
An đến chuẩn bị dụng cụ để đánh bạc và thu tiền xâu đưa lại cho
Trình. Trình trả tiền công cho An 500.000 đồng/đêm. An có nhiệm
vụ thu tiền xâu đối với người chơi thắng cược từ 1 triệu đồng trở
lên, đến cuối buổi thì đưa lại số tiền đó cho Trình.
Tối cùng ngày, Thuyên làm cái xóc đĩa cho những người khác
đánh bạc được thua bằng tiền với hình thức chẵn lẻ. Sau đó,
Thuyên đưa lại cho Trình làm cái. Số tiền đánh bạc mỗi người từ
50.000 đồng đến 1 triệu đồng/ván.
Đến 1 giờ 50 ngày 12-11-2019, Công an tỉnh Phú Yên bắt quả
tang các đối tượng trên đang sát phạt. Công an thu giữ trên chiếu
bạc 24,93 triệu đồng, thu trên người các con bạc hơn 9 triệu đồng,
thu của An tiền xâu 300.000 đồng.
HỒ LƯU
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HL
Con dâu trộm hơn 50 triệu của cha mẹ chồng
trong bao lúa
TAND tỉnh Phú Yên vừa mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo
Hà Thị Soa (SN 1991, trú huyện Sơn Hòa, Phú Yên) về tội trộm
cắp tài sản.
Điều đáng nói, bị hại là cha mẹ chồng của bị cáo. Bị cáo kháng
cáo nhưng vắng mặt tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn
phiên xử.
Theo hồ sơ, sáng 3-8-2019, Soa đến lán trại của vợ chồng ông
Y Dũng, bà Nguyễn Thị Phi (cha, mẹ chồng của Soa) tại xã Sơn
Phước, huyện Sơn Hòa để trộm tiền. Thấy cha mẹ chồng không
có mặt ở lán trại, Soa lẻn vào lấy hũ nhựa đựng tiền cất giấu trong
bao lúa, rút mỗi xấp một ít tiền rồi để hũ nhựa lại chỗ cũ. Soa đếm
được tổng cộng 17 triệu đồng rồi bỏ vào túi áo khoác.
Tối cùng ngày, chồng Soa điều khiển xe mô tô chở Soa về nhà.
Trên đường đi, nghi ngờ Soa mua điện thoại mới nên anh này
kiểm tra thì phát hiện trong áo khoác của vợ có 17 triệu đồng. Soa
nói đây là tiền do bán vàng của hai vợ chồng nên chồng Soa cầm
số tiền này đem về nhà cất giữ. Ông Dũng, bà Phi phát hiện mất
tiền thì đến công an huyện trình báo.
Quá trình điều tra, Soa khai nhận chiều 13-7-2019 phát hiện hũ
nhựa đựng nhiều xấp tiền được cha mẹ chồng cất giấu trong bao
lúa nên đã lén lút rút trộm mỗi xấp một ít được 34 triệu đồng đem
về nhà, sau đó lấy hơn 20,7 triệu đồng mua vàng nữ trang, số còn
lại đem cất giấu.
Xử sơ thẩm hồi tháng 5, TAND huyện Sơn Hòa nhận định hành
vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tài sản
người khác, gây mất an ninh trật tự địa phương. Tài sản chiếm
đoạt trên 50 triệu đồng thuộc trường hợp nghiêm trọng, bị cáo
phạm tội từ hai lần trở lên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự quy định tại Điều 52 BLHS. Do đó, HĐXX cho rằng phải xử lý
nghiêm khắc, cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian
để đảm bảo tính răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.
Từ đó, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt Soa một năm sáu tháng tù về
tội trộm cắp tài sản. Bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt và hưởng
án treo.
SÔNG BA
1.
Tranh chấp ai có quyền
sử dụng đất: Bắt buộc phải
hòa giải
Theo án sơ thẩm ngày 7-11-
2019 của TAND quận Gò Vấp,
nguyên đơn yêu cầu tòa tuyên
bố giao dịch chuyển nhượng đất
mà họ đã ký kết với ba bị đơn
vào các năm 2002, 2009 chưa có
hiệu lực. Cùng với mong muốn
tòa công nhận số đất trên vẫn là
của mình, nguyên đơn cho biết
sẽ hoàn trả cho ba bị đơn số
tiền đã nhận trước đây và không
đồng ý bồi thường thiệt hại (nếu
các bị đơn có yêu cầu).
Nội dung khởi kiện đó cho
thấy tranh chấp có liên quan
đến quyền, nghĩa vụ dân sự của
các bên mà các quyền, nghĩa
vụ này đã phát sinh, có thay
đổi hoặc chấm dứt từ hợp đồng
chuyển nhượng đất đã được các
bên xác lập. Lẽ ra phải xác định
đúng đây là quan hệ tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất (QSDĐ) như cách
làm của TAND quận Gò Vấp
thì TAND TP.HCM lại xác định
không đúng là tranh chấp về
QSDĐ.
Đáng lưu ý, theo quy định của
Luật Đất đai 2013 và Nghị quyết
04/2017 của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao, đối với tranh chấp
về QSDĐ (tức tranh chấp ai là
người có QSDĐ), các bên bắt
buộc phải làm thủ tục hòa giải tại
UBND cấp xã mới được khởi kiện.
Trái lại, đối với tranh chấp các
giao dịch liên quan đến QSDĐ thì
không bắt buộc thủ tục hòa giải
này.
Ấy vậy, tuy xác định (sai) là
tranh chấp về QSDĐ nhưng theo
văn bản kiến nghị kháng nghị giám
đốc thẩm ngày 13-7 của chánh án
TAND TP.HCM, hồ sơ vụ án không
có tài liệu thể hiện tranh chấp đã
được hòa giải tại UBND phường
và như vậy là vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng.
Cuộc đọ trí gai góc của3 tòa
2.
Thời hiệu khởi kiện tùy tính
chất vô hiệu
Từ các quy định của Bộ luật Dân
sự (BLDS), Luật Đất đai, Nghị
quyết 02/2004 của Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao hướng dẫn:
Hợp đồng chuyển nhượng đất được
tòa án công nhận khi có đầy đủ các
điều kiện quy định.
Gồm có: Mục đích và nội dung
của hợp đồng không trái pháp luật,
đạo đức xã hội; đất chuyển nhượng
đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận QSDĐ; hợp đồng
chuyển nhượng được lập thành văn
bản được chứng thực, công chứng...
Dựa vào các điều kiện đáp ứng
được hoặc không đáp ứng được để
xác định tính chất vô hiệu, thời hiệu
khởi kiện để yêu cầu tòa án tuyên bố
giao dịch vô hiệu sẽ khác nhau.
Đối với giao dịch dân sự không
tuân thủ quy định về hình thức,
thời hiệu khởi kiện là hai năm kể
từ ngày giao dịch dân sự được xác
lập. Đối với giao dịch dân sự vi
phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội, thời hiệu khởi kiện
không bị hạn chế.
Trong vụ án này, giao dịch giữa
các bên thuộc trường hợp có thể
bị xem xét là vô hiệu do vi phạm
điều cấm của luật (lúc giao dịch
lần thứ nhất, bên chuyển nhượng
chưa có giấy chứng nhận; lúc
giao dịch lần sau, diện tích đất
chuyển nhượng chỉ là 87 m
2
/người
nên không thể tách thửa…). Như
thế, nguyên đơn không bị ràng
buộc thời hiệu khởi kiện.
3.
Cách thức công nhận
hợp đồng
Không chỉ xác định chưa đúng
quan hệ tranh chấp, thời hiệu khởi
kiện, hai cấp tòa sơ thẩm, phúc
thẩm còn bị quyết định kháng nghị
của chánh án TAND Cấp cao tại
TP.HCM và án giám đốc thẩm của
Ủy ban Thẩm phán tòa này bắt lỗi
về cách thức xét xử. Đây là lý do
chính dẫn đến ba cấp tòa có ba
phán quyết hoàn toàn khác nhau.
Với án sơ thẩm, một hợp đồng
chuyển nhượng 500 m
2
đất bị hủy;
hai hợp đồng chuyển nhượng cả
thảy 174 m
2
được công nhận. Với
án phúc thẩm, ba hợp đồng đều bị
hủy. Với án giám đốc thẩm, nếu
tới đây các tòa thuận theo để xét
xử sơ thẩm (hoặc phúc thẩm) lại,
cả ba hợp đồng đều được công
nhận, tức các bị đơn không bị mất
đất.
Không khó để nhận ra nguyên
do cơ bản tạo ra sự khác biệt.
BLDS 1995, 2005, 2015 quy định
việc chuyển QSDĐ có hiệu lực
kể từ thời điểm đăng ký. TAND
hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã
chủ yếu căn cứ vào quy định này
để hủy bỏ các hợp đồng. Ngược
lại, TAND Cấp cao tại TP.HCM
đã đồng thời xem xét việc chuyển
nhượng vào mười mấy năm trước
với cả những thay đổi sau này về
điều kiện thực hiện để có quyết
định phù hợp với thực tiễn giao
dịch.
Đơn cử, khi xét thấy nhiều
điều kiện khác đã thỏa mãn (đất
giờ đủ điều kiện làm thủ tục
chuyển nhượng; đất đai, tiền
nong đã được các bên giao nhận
đủ từ lâu…), TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã căn cứ vào khoản
2 Điều 129 BLDS 2015 để công
nhận hiệu lực của giao dịch.
Cần lưu ý là pháp luật nào giờ
không cho phép các cá nhân thực
hiện các giao dịch đất đai không
theo đúng quy định. Lý là thế
nhưng trong những giao dịch đất
lâu đời, việc xem xét nhiều yếu
tố trước, sau để có những quyết
định hợp lý, hợp tình như TAND
Cấp cao tại TP.HCM đã làm là
rất đáng ghi nhận.
Vốn dĩ các quan hệ, quy định
về đất đai khá phức tạp nên xem
như trong cuộc đọ trí gai góc lần
này giữa ba cấp tòa, TAND Cấp
cao tại TP.HCM đã “thắng đậm”
ở chỗ nhận được nhiều sự đồng
thuận.
NGUYÊN THY
Ông Lê
VănDư và
ông Lê Sĩ
Thắngđến
TAND
Cấp cao
tạiTP.HCM
chờđợi kết
quả phiên
họp giám
đốc thẩm
chiều
24-7.
Ảnh: QP
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook