175-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa4-8-2020
này thông báo bán đấu giá tài
sản thế chấp là quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất tại
Trung tâm thương mại phức
hợp Cần Thơ Center 3,23 ha,
giá khởi điểm là 190 tỉ đồng.
Ngoài ra còn có 30 quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền
với đất với diện tích đất hơn
5 ha tại huyện Kỳ Sơn (Hòa
Bình).
NgânhàngBIDVcũngthông
báo chọn tổ chức đấu giá tài
sản thế chấp là quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất
hình thành trong tương lai thuộc
dự án Kenton Node (huyện
Nhà Bè, TP.HCM). Toàn bộ
số nợ gốc, tiền lãi phát sinh
tại thời điểm bán đấu giá lên
đến 4.063 tỉ đồng. BIDVChi
nhánh Gia Định cũng nhiều
lần rao bán hàng chục căn hộ
Nghiên cứu kỹ trước
khi xuống tiền
Theo chuyên gia kinh tế
NguyễnTrí Hiếu, thủ tục pháp
lý quá phức tạp, vướng mắc
nhiềukhâukhiếnchohoạt động
rao bán các tài sản BĐS nợ
xấu gặp nhiều trở ngại. Việc
phát mại tài sản đảm bảo là
BĐS có giá trị lớn trong bối
cảnh hiện nay sẽ càng khó
hơn vì người mua cũng gặp
khó khăn về tài chính.
“Thủ tục pháp lý, việc
chuyển nhượng BĐS được
ngân hàng thanh lý còn nhiều
vướng mắc khiến người mua
e ngại. Để thu hút người mua,
ngân hàng cần phối hợp chặt
chẽ và tranh thủ hỗ trợ tối đa
từ các bộ, ngành, cơ quan,
chính quyền địa phương trong
việc gỡ vướng thủ tục, đặc
biệt công tác thu giữ và xử
lý tài sản đảm bảo, giải quyết
triệt để tranh chấp có thể xảy
ra” - ông Hiếu góp ý.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu,
Chủ tịch Trung tâm Trọng
tài thương mại luật gia Việt
Nam, cho biết hiện ngân hàng
cũng rất khó bán được hàng
vì diễn biến dịch bệnh còn
phức tạp. Chưa kể giá trị tài
sản quá lớn nên dù có hời thì
cũng ít người có đủ tiềm lực
tài chính để mua để dành.
Hơn nữa, mua BĐS phát
mại cũng có rủi ro khi người
mua nhà phát mại mua trực
tiếp từ chủ nhà cũ, tức là
“con nợ” thông qua sự giới
thiệu của ngân hàng. Lý do
vì đây là loại tài sản bị tịch
biên, khi người mua làm việc
trực tiếp với chủ tài sản (con
nợ) nghĩa là họ đang giao
dịch với người không sở hữu
hoàn toàn tài sản. Nếu không
nắm kỹ những thông tin này,
người mua có thể gặp rắc rối
và phải mất nhiều thời gian
để giải quyết.
“Rủi ro nữa là BĐS có thể
nằm trong diện quy hoạch,
vướng các thủ tục về pháp lý
dự án như có đất xen cài…
Vì vậy, người mua cần tìm
hiểu rõ pháp lý, thủ tục dự án,
thủ tục định giá, đấu giá, thủ
tục phát mại tài sản rồi mới
quyết định xuống tiền” - luật
sư Hậu tư vấn.•
Ngân hàng BIDV nhiều lần thông báo bán đấu giá hàng chục căn hộ chung cư Era Town quận 7,
TP.HCMnhưng vẫn ế. Ảnh: QUANGHUY
tại chung cư Kỷ Nguyên The
Era Town, phường Phú Mỹ,
quận 7, TP.HCM. Giá bán
khởi điểm dao động 2,1-5,5
tỉ đồng/căn. Trên website của
Ngân hàng SCB cũng rao bán
Thủ tục pháp lý, việc
chuyển nhượng BĐS
được ngân hàng
thanh lý còn nhiều
vướngmắc khiến
người mua e ngại.
trực tiếp 10 tài sản là BĐS có
giá trị thấp nhất từ vài tỉ đến
hàng trăm tỉ đồng.
Đại diện lãnh đạomột ngân
hàngchobiếtmột phầnnguyên
nhân việc rao bán tài sản thế
chấpnày làdodịchCOVID-19
đã tác động nặng nề tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh,
khiến nhiều doanh nghiệp
mất khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, việc thanh lý
BĐS để thu hồi nợ xấu rất khó
khăn do giá trị lớn, nhiều tài
sản còn vướng thủ tục pháp lý,
sản phẩm không phù hợp với
thị trường…Do đó, dù được
giảm giá nhưng vẫn ế ẩm.
Ví dụ, mới đây Ngân
hàng BIDV tiếp tục phát đi
thông báo phát mại 55 căn hộ
thuộc chung cư Era Town, giá
rẻ chỉ bằng 1/2, 1/3 thị trường
nhưng vẫn rất ít người mua.
QUANGHUY
T
hời gian gần đây, ngoài ô
tô thì bất động sản (BĐS)
cũng là một tài sản được
các ngân hàng ồ ạt thanh lý
để thu hồi nợ. Việc bán đấu
giá các tài sản thế chấp bao
gồm nhà đất, căn hộ... tại các
ngân hàng thương mại hiện
diễn ra khá phổ biến.
Đua nhau rao bán
bất động sản nợ xấu
Từ đầu năm đến nay, nhiều
ngân hàng ồ ạt rao bán hàng
loạt BĐS để thu hồi nợ. Có
BĐS được rao bán với giá từ
vài tỉ đồng, vài trăm tỉ đến cả
ngàn tỉ đồng.
Kể từ đầu tháng 7, Ngân
hàng VietinBank đã thông
báo bán nhiều tài sản bảo
đảm. Đơn cử như ngân hàng
Dù bán giá thấp hơn nhiều so với
thị trường nhưng nhiều bất động
sản thanh lý vẫn ế ẩm.
Nên mua khi có mặt ba bên
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâmTrọng tài thương mại luật gia Việt Nam,
khi tiến hành mua tài sản thế chấp, người mua nên giao dịch khi có mặt cả ba bên là người
mua, ngân hàng và chủ tài sản, tức là “con nợ” của ngân hàng.
Thứ nhất, bên mua yêu cầu bên bán cung cấp xác nhận của ngân hàng về tổng dư nợ các
khoản vay (bao gồm gốc và lãi), các cam kết, nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán. Sau đó, bên
mua tài sản thế chấpmới quyết định nộp tiền vào tài khoảnmở tại ngân hàng đó và yêu cầu
ngân hàng phong tỏa tài khoản.
Tiếp đó, các bên gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp (ngân hàng), bên thứ ba nhận
mua tài sản thế chấp sẽ cùng ký với nhau biên bản thỏa thuận ba bên. Trong đó, ngân hàng
đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản và chỉ tiến hành mở phong tỏa tài khoản khi các bên
đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà, đất.
Cuối cùng, bên thế chấp tiến hành xóa đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất sau khi đã có biên bản thỏa thuận ba bên. Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán có
công chứng, các bên cần tiến hành ngay việc kê khai và nộp các khoản thuế, phí theo quy
định, tiến hành sang tên tài sản.
Ngân hàng ồ ạt thanh lý
nhà, đất: Không dễ bán
Hiện nay, các dự án nhà
chung cư có hai hình thức bàn
giao căn hộ cơ bản là bàn giao
hoàn thiện và nhà thô. Bàn
giao hoàn thiện là chủ đầu tư sẽ bàn giao căn hộ với
phần nội thất được thiết kế đầy đủ như chia phòng, lắp
đặt tủ bếp, sàn, tường, điện nước, thiết bị vệ sinh…
Chọn nhà hoàn thiện người mua sẽ không mất thời
gian, tiền bạc hoàn thiện nhà mà có thể dọn vào ở ngay.
Bàn giao thô là căn hộ được bàn giao còn trống,
không có tường ngăn, thiết bị vệ sinh, bếp… Khi nhận
nhà thô, chủ nhà phải mất thêm thời gian để hoàn
thiện căn hộ.
Theo các chuyên gia, nhà bàn giao thô hay hoàn thiện
đều có ưu và nhược điểm riêng. Khi lựa chọn, khách hàng
cần căn cứ vào mục đích sử dụng là cho thuê hay để ở rồi
quyết định.
Theo ông Trần Mạnh Đạt, Phó Tổng giám đốc Công
ty cổ phần D&D (hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản
xuất và thi công nội thất), nhiều khách hàng thích mua
nhà thô rồi tự thiết kế, hoàn thiện theo ý muốn của mình.
Ưu điểm của cách làm này là giá thành sẽ rẻ hơn, chủ
nhà được sắp xếp, trang trí căn nhà của mình theo sở thích
riêng. Hơn nữa, chủ nhà sẽ an tâm hơn vì có thể tự mình
lựa chọn vật liệu, giám sát được quá trình thi công.
Tuy nhiên, khi mua nhà theo hình thức bàn giao thô
thì chủ nhà sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Người
muốn mua nhà theo hình thức này cần có kiến thức về
việc xây nhà thì mới tối ưu được chi phí và chất lượng
xây dựng.
Khác với nhà thô, nhà hoàn thiện có ưu điểm là tiện lợi,
có nhà ở ngay nhưng chất lượng công trình sẽ tùy thuộc
hoàn toàn vào chủ đầu tư.
“Trường hợp người dân mua nhà để ở thì nên mua nhà
bàn giao thô vì trên thực tế chi phí đầu tư để hoàn thiện là
không đáng kể, chủ nhà lại được tự do chọn mẫu thiết kế
mình muốn. Nếu chủ nhà không có kinh nghiệm thiết kế
thì có thể thuê công ty nội thất thực hiện. Kinh phí thiết
kế nội thất cho nhà chung cư cũng không quá lớn” - ông
Đạt nói.
TS Đỗ Thanh Hải, giảng viên Khoa kỹ thuật xây dựng,
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết chỉ cần căn cứ
vào mục đích sử dụng ngôi nhà thì sẽ đưa ra được phương
án chọn nhà thô hay hoàn thiện.
“Nếu là cho thuê thường chọn căn hộ hoàn thiện vì tiện
ích của nó. Đương nhiên căn hộ hoàn thiện thì giá bán cao
hơn. Trường hợp mua nhà để ở thì có thể chọn nhà thô để
hoàn thiện theo ý mình” - TS Đỗ Thanh Hải nói.
Nhiều chuyên gia cho rằng nếu mua nhà hoàn thiện
thì người mua cần chú trọng đến uy tín và chất lượng
các sản phẩm trước đó của chủ đầu tư mình muốn
chọn. Khách hàng nên tham khảo từ người quen,
những người đã từng mua nhà của chủ đầu tư đó để
biết được cái “gu” cũng như tiêu chuẩn vật liệu, tính
thẩm mỹ của công trình sau khi hoàn thành. Đặc biệt,
trong bối cảnh xu hướng bán sản phẩm hình thành
trong tương lai ngày càng nhiều, khách hàng nên thận
trọng thăm dò nhiều kênh để an tâm về ngôi nhà trong
tương lai của mình.
NGUYỄN CHÂU
Mua chung cưnên chọnnhàgiao thôhayhoàn thiện?
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook