187-2020 - page 9

9
Nên để Bộ GTVT quy định
về báo hiệu đường bộ
Trước đề xuất chuyển nhiệmvụ quy định nội dung hệ thống báo hiệu
đường bộ từ Bộ GTVT về Bộ Công an, nhiều ý kiến cho rằng vẫn nên để
Bộ GTVT quy định về nội dung vụ này.
ĐÀOTRANG-VIẾT LONG
T
rên số báo ra ngày 15-8,
Pháp Luật TP.HCM
đã
có bài viết
“Bộ Công an
muốn thay Bộ GTVT quy định
về báo hiệu đường bộ”
, theo
đề xuất mới nhất trong dự thảo
Luật Bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ của Bộ
Công an. Trước vấn đề trên,
nhiều chuyên gia, người dân
đã có góp ý về nội dung này.
Bộ Công an nên là
đơn vị tham mưu
Ông Nguyễn Văn Quyền,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô
Việt Nam, cho rằng hệ thống
báo hiệu đường bộ (BHĐB)
nên để Bộ GTVT ban hành và
được quy định trong Luật Giao
thông đường bộ như hiện hành.
Như vậy sẽ đảm bảo sự đồng
bộ trong quá trình quản lý nhà
nước về đầu tư, quản lý và bảo
trì tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, phù hợp với
Luật Ngân sách nhà nước…
“Theo quy định hiện hành,
Bộ GTVT là đơn vị được phân
bổ kinh phí quản lý, bảo trì thiết
lập hệ thống biển báo đường
bộ nên việc triển khai được
nhanh gọn, phù hợp. Trường
hợp giao nhiệm vụ này cho
Bộ Công an cần phải sửa một
số quy định pháp luật sẽ gây
thêmkhó khăn…” - ôngQuyền
nhận định.
Cạnh đó, chủ tịch Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam cũng
cho rằng Bộ Công an nên chủ
trì tham mưu cho Nhà nước
ban hành các chế tài xử lý vi
phạm, Bộ GTVT thực hiện
tham mưu ban hành các chế
định. Như vậy hai cơ quan sẽ
có sự giám sát lẫn nhau, phát
hiện ra các mâu thuẫn, bất
hợp lý. Nếu giao hết cho một
bộ vừa thiết lập hệ thống biển
báo vừa xử lý vi phạm sẽ rất
thiếu khách quan.
Ngoài ra, hiện nay Bộ GTVT
đang quản lý biển BHĐB một
cách ổn định, không có vướng
mắc gì. Khi phát hiện những
biển báo còn bất cập, BộGTVT
cũng rất cầu thị điều chỉnh, sửa
đổi ngay. “Cạnh đó, việc thiết
lập hệ thống biển báo luôn có
sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng
cục Đường bộ Việt Nam với
chính quyền địa phương và
tham khảo lực lượng CSGT ở
khu vực này…” - ông Quyền
cho hay.
CòntheoôngVõTrọngLương,
giáo viên dạy lái xe, quy định về
BHĐB do Bộ Công an hay Bộ
GTVTphụ trách cũng sẽ là đơn
vị phụgópphầnđảmbảoanninh
trật tự. Tuy nhiên, với quy định
này, để có sự chuyên sâu thì Bộ
GTVT đảm nhiệm sẽ phù hợp
hơn, bởi Bộ GTVT là đơn vị có
cơ cấu hệ thống chuyên ngành
xây dựng cơ bản. Do vậy, Bộ
Công an chỉ nên là đơn vị tham
mưu choBộGTVTđểviệc quản
lý được hiệu quả hơn.
Bộ GTVT đảm bảo
chuyên ngành
Đại diện Sở GTVTTP.HCM
cho rằng thời gian qua ngành
giao thông đã làm rất tốt, công
khai, minh bạch các nội dung
về BHĐB. Quy định này có sự
tách bạch giữa đơn vị lắp đặt
và đơn vị xử phạt.
Cụ thể, hiện nay các chỉ tiêu
kỹ thuật của BHĐB ngoài việc
được cụ thể hóa trong quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về BHĐB
do Bộ GTVT ban hành còn
phải đồng bộ, thống nhất với
các chỉ tiêu kỹ thuật khác của
công trình đường bộ. Đồng
thời, các chỉ tiêu này được quy
định trong các tiêu chuẩn, quy
chuẩn chuyên ngành công trình
giao thông đường bộ. Khi Bộ
GTVT phụ trách về BHĐB sẽ
tạo sự đồng bộ giữa công tác
quy hoạch đầu tư, xem xét,
thẩm định hồ sơ thiết kế xây
dựng các công trình.
Ngoài ra, trong quá trình
khai thác, ngành giao thông
sẽ có quá trình đánh giá, thẩm
định an toàn giao thông cho
phù hợp hơn. Qua đó, đơn vị
sẽ phát hiện những bất cập,
sai sót trong việc lắp đặt biển
báo kịp thời.
Hiện nay, việc đầu tư và xây
dựng các công trình giao thông
được giao cho Sở GTVT chịu
trách nhiệm chính. Trong đó,
bao gồm các hạng mục biển
báo, hệ thống tín hiệu giao
thông đường bộ…Đây là một
hạng mục trong việc đầu tư
các công trình giao thông. “Do
vậy, để Bộ GTVT quy định về
BHĐB là phù hợp và đảm bảo
chuyên ngành hơn” - vị đại
diện này nói.•
Nhiều ý
kiến cho
rằng vẫn
nên để Bộ
GTVT làm
nhiệmvụ
quy định
nội dung hệ
thống báo
hiệu đường
bộ. Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Bộ Công an chỉ nên quản lý về
trật tự an toàn giao thông
TS PhạmXuânMai, nguyênTrưởng khoa Kỹ thuật giao thông,
ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng tất cả biển báo và thông số
trên đường đều do ngành giao thông thiết kế, chế tạo và lắp
đặt. Từ đó, chỉ có ngành giao thông mới hiểu về các biển báo
này. Nếu chúng ta giao quy định về BHĐB về Bộ Công an thì
đơn vị này sẽ lấy thông tin ở đâu?
TS Mai cho rằng nếu giao quy định về BHĐB về Bộ Công an
thì bộ này phải đi hỏi Bộ GTVT, như vậy rất mất thời gian và
không đúng chức năng. Hiện nay, tất cả cầu cống, bến bãi, sân
bay, bến cảng…đều do Bộ GTVT làm và chỉ Bộ GTVT mới nắm
được thông số kỹ thuật.
Do đó, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong công tác
quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác tài sản kết cấu
hạ tầng giao thông thì nên để Bộ GTVT quy định về BHĐB, Bộ
Công an chỉ nên quản lý về trật tự an toàn giao thông.
“Cạnh đó, việc thiết
lập hệ thống biển
báo luôn có sự phối
hợp chặt chẽ giữa
Tổng cục Đường bộ
Việt Nam với chính
quyền địa phương và
tham khảo lực lượng
CSGT ở khu vực
này…” - ông Quyền
cho hay.
Bộ GTVT đồng ý mở rộng
cao tốc Long Thành
Bộ GTVT vừa giao Tổng Công ty Cửu Long
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư
mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây, trình bộ xem xét, đưa vào kế hoạch
trung hạn 2021-2025.
Theo đó, giai đoạn 2021-2030, đoạn từ nút
giao An Phú (TP. HCM) đến thị trấn Long
Thành (Đồng Nai) sẽ mở rộng 8-10 làn xe. Đoạn
còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây giữ nguyên
bốn làn xe.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu trong
nghiên cứu phải làm rõ quy mô và trách nhiệm
đầu tư đối với các nút giao An Phú, quốc lộ 51,
vành đai 2, vành đai 3... Ngoài ra, Bộ GTVT giao
Vụ KH&ĐT tham mưu bố trí vốn để triển khai
dự án.
Trước đó, để giải quyết tình trạng kẹt xe
liên tục trên cao tốc Long Thành, UBND
Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT mở rộng
đường này từ 4 lên 12 làn. Sau đó, bộ giao
Tổng Công ty Cửu Long khảo sát, nghiên cứu
để đề xuất phương án.
Dựa trên số liệu lưu lượng xe khảo sát tại Trạm
thu phí Long Phước năm 2017 (14,17 triệu lượt),
đơn vị tư vấn đưa ra dự báo về số làn xe cho cao
tốc này theo từng giai đoạn: Năm 2025 dự kiến
mở rộng năm làn xe, năm 2030 thành bảy làn,
năm 2035 mở rộng tám làn, năm 2038 lên chín
làn và năm 2040 thành 10 làn.
LX
TP.HCM: Sắp thu phí trở lại
BOT xa lộ Hà Nội
Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình gửi
UBND TP về phương án giá tối đa dịch vụ sử
dụng đường bộ của dự án BOT xa lộ Hà Nội
và quốc lộ 1 (đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút
giao Tân Vạn).
Tại tờ trình, Sở GTVT thông tin sau khi rà
soát các bước quy trình, thủ tục ban hành giá tối
đa dịch vụ sử dụng đường bộ và tình hình cấp
thiết của dự án, các đơn vị dự họp thống nhất
thời điểm bắt đầu thu phí dự kiến là 0 giờ ngày
1-11-2020.
Mức giá được đề xuất tối đa 30.000-170.000
đồng/lượt, tùy theo loại xe. Mức giá vé tháng
bằng 30 lần mức giá vé lượt. Mức giá vé quý
bằng ba lần mệnh giá vé tháng và chiết khấu
10%.
Về đối tượng miễn thu phí sử dụng đường
bộ, căn cứ vào Điều 4 Thông tư số 35/2016/
TT-BGTVT Sở GTVT đề xuất 11 đối tượng
được miễn phí giá dịch vụ đường bộ gồm:
Xe cứu thương; xe cứu hỏa; xe máy nông
nghiệp, lâm nghiệp; xe hộ đê; xe chuyên
dùng phục vụ quốc phòng; ô tô của lực lượng
công an, quốc phòng; xe làm nhiệm vụ vận
chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư,
hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc
đến vùng có dịch bệnh; mô tô hai bánh,
mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba
bánh gắn máy…
Đối với phương tiện vận tải hành khách công
cộng, sở cũng đề xuất giảm giá 100% cho xe
buýt theo tuyến cố định của TP.HCM có lộ trình
đi qua trạm. 
Ngoài ra, tại tờ trình sở còn đề xuất giảm
50% phí cho các loại ô tô dưới 12 chỗ, không
sử dụng để kinh doanh, có hộ khẩu thường
trú hoặc tạm trú dài hạn trên sáu tháng (trước
ngày trạm thu phí xa lộ Hà Nội đi vào hoạt
động) tại các vị trí thuộc mặt tiền đường của
hai đường song hành của trục xa lộ Hà Nội
(thuộc quận 2, quận 9, quận Thủ Đức). Chủ sở
hữu sử dụng các phương tiện này phải sử dụng
dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) và
có xác nhận của UBND quận về cư trú và của
Sở GTVT về việc không sử dụng phương tiện
để kinh doanh.
THU TRINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook