203-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy5-9-2020
Tàu du lịch Việt xuất ngoại,
khám phá Amazon
Nhà đầu tư ngoại muốn xây dựng
bến du thuyền tại Việt Nam
Hiện TP.HCM sở hữu hơn 1.000 km đường sông là lợi thế
để phát triển giao thông đường thủy kết hợp du lịch. Hiệp
hội Du lịch Việt Nam cho hay hiện nay các nhà đầu tư du
lịch thủy của các nước rất mong muốn được xây dựng bến
du thuyền tại Việt Nam, trong đó TP.HCM là điểm đến đầu
tư lý tưởng bởi có nhiều lợi thế.
Tuy nhiên, để thu hút đầu tư hơn nữa, TP.HCM cần quy
hoạch chi tiết để phát triển du lịch đường sông xứng tầm
với tiềm năng sẵn có.
PHONGĐIỀN
T
hời gian gần đây, nhu
cầu mua sắm thuyền du
lịch cao cấp tại Việt Nam
không ngừng tăng, cùng đó
hoạt động xuất khẩu tàu du
lịch hạng sang gia tăng đáng
kể. Đây được đánh giá là cơ
hội mới cho cộng đồng doanh
nghiệp Việt.
Tàu du lịch vừa và nhỏ
khởi sắc
BàHoàngHà, đại diệnCông
ty Water Tour chuyên đóng
và khai thác dòng tàu du lịch
trên sông tại TP.HCM, thông
tin: Hiện công ty đang khai
thác các tour khách lẻ từ 10
ngườitrởlênvà
khách bao tour
dulịchtàuhạng
sang trên sông
với giá khoảng
1,5 triệu đồng/
ngày bao gồm
cả phục vụ ăn
uống.
“Nhu cầu du lịch bằng
đường sông, đường biển của
các gia đình thu nhập khá có
xu hướng đang tăng lên. Bên
cạnh đó, nhiều công ty lữ hành
cũng tập trung khai thác du
lịch, giải trí, thư giãn, ngắm
cảnh… trên sông và biển.
Chính vì vậy, ngoài dòng tàu
phục vụ khách du lịch bình
thường, chúng tôi còn nhận
nhiều đặt hàng phục vụ hoạt
động du lịch cao cấp nội địa
với giá 1-5 tỉ đồng/chiếc” - bà
Hà bật mí.
Không chỉ trong nước mà
nhu cầu về tàu du lịch đường
thủy quốc tế cũng tăng mạnh,
mở ra cánh cửamới cho ngành
đóng tàu du lịch Việt Nam.
Bằng chứng là cuối tháng
8 vừa qua Công ty TNHH
Đóng và sửa tàu Hải Minh
(Nhà máy X51) đã bàn giao
tàu du lịch tiêu chuẩn năm
sao mang tênAqua Nera cho
Công ty Aqua Expeditions.
Đây là công ty chuyên khai
thác du lịch đường thủy có
trụ sở tại Singapore và các
chi nhánh khai thác du lịch
đường thủy ở châu Á lẫn khu
vực Nam Mỹ.
Sau lễ bàn giao, Công tyHải
Minhsẽhoàn thiệnnhữngcông
đoạn làmđẹp cuối cùng để đưa
tàu mẹ vượt hải trình gần 50
ngày để sang Cộng hòa Peru
khaithácdulịchtrêntuyếnsông
Amazon. Ông Dương Quang
Hưng, Giám đốc dự án Công
tyAqua Expeditions, đánh giá
đây là con tàu du lịch đạt tiêu
chuẩn năm sao hoạt động trên
toàn thế giới. “Hiện công ty và
Nhà máy X51 đang đàmphán
để tiếp tục sửa chữa và đóng
mới siêu du
thuyềnhàngđầu
Đông Nam Á
thuộcđộitàucủa
Công ty Aqua
Expeditions” -
ông Hưng cho
hay.
Thông tin
thêm về nhu cầu du lịch bằng
đường thủy, đại diện Công
ty TNHH Corsair Marine
International vốn đầu tư Úc
có trụ sở tại TP.HCM phân
tích: Phân khúc đóng tàu du
lịch xuất khẩu đối với dòng
vận tải hạng nặng, siêu du
thuyền có sức chứa hàng
ngàn khách trong giai đoạn
này bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19 nên không còn
phát triểnmạnhmẽ như trước.
Ngược lại, phân khúc tàu du
lịch hạng vừa và nhỏ phục vụ
nhu cầu cá nhân, khai thác
du lịch, giải trí lại phát triển
mạnh mẽ.
“Hiện công ty đang tập
trung phân khúc này. Trong
đó nổi trội là dòng thuyền
buồm hai thân, ba thân tiêu
chuẩn châu Âu, Mỹ chủ yếu
để xuất khẩu. Ngoài ra, hiện
có một số công ty trong nước
và liên doanh tham gia vào
thị phần cung cấp tàu du lịch
cho thị trường nội địa lẫn xuất
khẩu sang châu Âu, Mỹ” - vị
này thông tin.
Thị trường hàng trăm
tỉ đô
ÔngVũVăn Đảo, Chủ tịch
HĐQTCông ty cổ phầnVũng
Tàu Marina, nhận định: Nhu
cầu du lịch trên sông và biển
ngày càng khởi sắc, thu hút
đông khách tham gia. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn nhiều rào
cản khiến ngành công nghiệp
đóng tàu thuyền du lịch, giải
trí vẫn chưa bứt phá mạnh mẽ
như mong muốn.
“Một trong những rào cản
lớn hiện nay là công tác đăng
kiểm, bến bãi, hạ tầng giao
thông thủy kết nối vẫn chưa
khơi thông. Điều này dẫn đến
một quốc gia biển như Việt
Namvẫn chưa chiếm thị phần
nội địa lẫnxuất khẩuvốnmang
lại nguồn thu cao” - ông Vũ
Văn Đảo nhận định.
Ông Richard Ward, Tổng
giám đốc Công ty TNHH
Corsair Marine International,
phân tích: Ngành công nghiệp
tàu thuyền giải trí trên thế
giới có doanh thu ước tính
lên đến hơn 230 tỉ USD vào
năm 2024. Nguồn doanh thu
khổng lồ này gồm giá trị của
tàu và du thuyền giải trí được
sản xuất, sản xuất động cơ
và sản xuất thiết bị hàng hải
chuyên dùng.
“Những du thuyền sang
trọng hoàn toàn có thể được
sản xuất tại Việt Nam và đem
về doanh thu xuất khẩu khổng
lồ. Đồng thời nó góp phần
củng cố danh tiếng của Việt
Nam là nơi sản xuất những
sản phẩm sang trọng, công
nghệ cao” - ông RichardWard
bình luận.
Lãnh đạo Công ty Corsair
Marine International thông
tin thêm đến nay công ty đã
đóng 500 tàu thuyền mang
thương hiệu Seawind (tàu
hai thân). Trong đó có 200
tàu được sản xuất đặc biệt
Phân khúc tàu du
lịch hạng vừa và
nhỏ phục vụ nhu
cầu cá nhân, khai
thác du kịch, giải
trí đang phát triển
mạnh mẽ.
theo các tiêu chí thương mại
của Úc, Mỹ, Thái Lan, Hàn
Quốc và Hong Kong.
Tất cả con tàu này đều
phải trải qua các cuộc kiểm
tra nghiêm ngặt của cơ quan,
ban ngành Úc. Ngoài ra, dòng
tàu ba thân mang thương hiệu
Corsair hiện đã sản xuất hơn
2.500 chiếc đang có mặt ở
khắp thị trường trên thế giới.
Dù thị trường ngành công
nghiệp đóng tàu thuyền giải
trí lên hàng trăm tỉ USD, tuy
nhiên thị phần do các công ty
Việt tham gia còn khiêm tốn.
“Việt Nam là một quốc gia có
nguồn nhân lực tay nghề cao
và ngành công nghiệp đóng
tàu của Việt Nam đã từng xếp
hạng thứ năm trên thế giới.
Tận dụng thời cơ ngành công
nghiệp này hiện đang được
chuyển dần từ các nước phát
triển sang các nước đang phát
triển, chính phủViệt Namnên
tiến hành hỗ trợ ngành đóng
tàu như một ngành xuất khẩu
chủ chốt của nền kinh tế” - ông
RichardWard khuyến nghị.•
Phân khúc tàu du lịch hạng vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu cá nhân, khai thác du lịch, giải trí
vẫn phát triểnmạnhmẽ bất chấp dịch COVID-19.
Tiêu điểm
Sôi động thị phần
tàu triệu đô
Ngànhcôngnghiệptàuthuyền
giải trí bao gồm các tàu được
sở hữu tư nhân cũng như các
tàu phục vụ mục đích thương
mại kinh doanh thuộc nhiều
loại và kích cỡ khác nhau.Ví dụ,
tàu động cơ và thuyền buồm
dài từ 3 m đến 200 m và có giá
ít nhất vài trăm ngàn USD cho
tới vài trăm triệu USD. Loại tàu
này được sử dụng theo nhiều
mục đích như giải trí cho riêng
gia đình, đua thuyền, tour du
lịch bằng du thuyền, đánh bắt
cá thể thao và giải trí.
Những tàu du lịch, giải trí trị giá xuất khẩu triệuUSDđóng tại Việt Nam. Ảnh: PHONGĐIỀN
Thuyền buồmba thân hạng sang, công nghệ tiên tiến hàng đầu
đang được sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: PHONGĐIỀN
Nhiều tậpđoàn lớnmuốnđầu tư tỉUSDvàoViệtNam
Tại tọa đàm “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài:
Hành động và giải pháp đột phá” do Cổng thông tin điện
tử Chính phủ tổ chức ngày 4-9, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục
trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, khẳng định: Trước cuộc
đua tranh thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) quyết liệt giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là
Ấn Độ, Việt Nam không thụ động chờ dòng vốn đến mà
đã nghiên cứu rất kỹ chiến lược thu hút của các nước. Từ
đó có giải pháp nhằm tạo ra vị thế cạnh tranh cao hơn
cũng như phù hợp với điều kiện của nước ta.
“Chẳng hạn, nếu các nhà đầu tư hướng vào chất lượng
công nghệ, hiệu quả môi trường, thực hiện các dự án công
nghệ cao hiện đại, tích hợp nhiều doanh nghiệp Việt tham
gia vào chuỗi giá trị… thì càng được nhiều ưu đãi tích
cực. Chúng tôi cùng các bộ, ngành tham mưu các gói ưu
đãi phù hợp với từng đối tượng, theo dạng đo may theo
kích cỡ chứ không đưa ra một kiểu như hàng chợ” - ông
Hoàng dẫn chứng.
Ngoài ra, để giành ưu thế, Việt Nam đã thực hiện các
bước đi bài bản. Ví dụ, Chính phủ đã lập ra tổ công tác đặc
biệt về thu hút đầu tư nước ngoài. “Vừa qua tổ này phát
huy hiệu quả tốt khi đã làm việc với rất nhiều tập đoàn
công nghệ, các dự án lớn đến Việt Nam. Hiện chúng tôi
chưa thể công bố tên tuổi những tập đoàn này vì họ yêu cầu
giữ bí mật. Đây toàn là những tập đoàn lớn và họ muốn đầu
tư vào Việt Nam với các dự án từ 500 triệu USD đến 1 tỉ
USD trong giai đoạn tới” - ông Hoàng tiết lộ.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20-8, tổng
vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỉ USD, bằng 86,3% so
với cùng kỳ năm 2019. Để tận dụng được làn sóng đầu tư
mới này, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải có cách
làm khác trước đây. Đó là tiếp tục cải cách thể chế tạo
thuận lợi cho môi trường đầu tư, chủ động và nhất quán
về chính sách thu hút đầu tư, đồng thời chính các doanh
nghiệp trong nước cũng phải chủ động hơn nữa.
PHƯƠNG MINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook