203-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy5-9-2020
Luôn ưu tiên hỗ trợ cho trường
TrườngTiểu học Hồng Đức là ngôi trường nghèo nhất của quận 8. Nó nằm trên
địa bàn phường với nhiều thành phần phức tạp, chủ yếu lao động nghèo nên
con em ít được quan tâm. Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng trường đã
được xây mới. Với ngôi trường khang trang, phụ huynh sẽ yên tâm gửi con em
vào học. Cơ sở vật chất hiện đại, hy vọng chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.
Trường luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Phòng GD&ĐT. Những đợt
vận động, kêu gọi hỗ trợ từ các mạnh thường quân, phòng đều ưu tiên cho HS
của trường.
Ông
DƯƠNG VĂN DÂN
,
Trưởng phòng GD&ĐT quận 8
an toàn
còn chương trình mới các
GV đang được tập huấn. Điều
đáng mừng là năm nay Bộ
GD&ĐT đã tinh giản chương
trình của rất nhiều môn học
trước thềm năm học mới. Vì
thế, GV cũng rất phấn khởi,
HS đỡ áp lực hơn trong việc
học” - bà Huỳnh Thái Giang,
Hiệu trưởngTrườngTHCSAn
Lạc, quận BìnhTân, TP.HCM,
vui mừng cho biết.
Lãnh đạo Trường Tiểu học
Mậu Lương (Hà Nội) cũng
mong mỏi: “Dịch COVID-19
gây khó khăn cho nhiều ngành
nghề, trong đó có nghề giáo.
Vì vậy, tôi mong việc cải cách
tiền lương sẽ được thực hiện
theo hướng phù hợp hơn, giúp
nhà giáo có thể sống được với
nghề và an tâm công tác”.
Đẩy mạnh học
trực tuyến
“Năm học này nhà trường
đẩy mạnh việc dạy học trực
tuyến tại trường theo nhiều
giải pháp. Tiếp tục khai thác
hệ thống các phần mềm giảng
dạy điện tử, dạy học trực
tuyến và kiểm tra, đánh giá
trực tuyến.
Trường cũng chỉ đạo các tổ
bộ môn xây dựng phân phối
chương trình, kế hoạch giảng
dạy căn cứ trên nội dung giảm
tải của Bộ GD&ĐT để xác
định cụ thể, thống nhất trong
tổ về nội dung bài học sẽ triển
khai học, kiểm tra bằng hình
thức trực tuyến.
Ngoài ra, xây dựng quy
chế chuyên môn, quy chế
kiểm tra, đánh giá, trong đó
bổ sung thêm nội dung giảng
dạy, kiểm tra bằng hình thức
trực tuyến. Xây dựng kho tư
liệu, bài giảng trực tuyến và
tài nguyên để GV, phụ huynh
và HS có thể sử dụng” - thầy
PhạmPhương Bình, Phó Hiệu
trưởng Trường THPTNguyễn
Hữu Huân, quận Thủ Đức,
TP.HCM, thông tin.
Chia sẻ về nămhọc vừa qua,
tưởng như khó hoàn thành
nhưng với sự quyết tâm của
ngành giáo dục, mọi thứ đều
kết thúc tốt đẹp, cô Huyền
Trang, GV tiểu học ở quận
Hà Đông, TPHà Nội, kỳ vọng
năm học 2020-2021 mô hình
học trực tuyến sẽ hoàn thiện
hơn, dần dần trở thành hình
thức dạy có thể thay thế cho
học trực tiếp. “GV trở thành
người hướng dẫn, còn HS tự
học, tự tư duy phát triển theo
đúng mong mỏi của chương
trình GDPT mới” - cô Trang
chia sẻ.•
Điều chỉnh nội dung
10 môn học
Năm học 2020-2021, Bộ
GD&ĐT điều chỉnh nội dung
dạy học theo định hướng phát
triểnphẩmchất, năng lực HS và
đảmbảothựchiệnchươngtrình
trong điều kiện dịch COVID-19
vẫn diễn biến phức tạp.
Theo đó, 10môn học sẽ điều
chỉnh nội dung dạy học gồm
toán, vật lý, hóa học, sinh học,
tinhọc, côngnghệ, ngữvăn, lịch
sử, địa lý, giáo dục công dân.
Nguyêntắclàtinhgiảncácnội
dung vượt quá yêu cầu cần đạt
về chuẩn kiến thức, kỹ năng của
chương trình GDPT hiện hành;
tíchhợpmột sốnội dung thành
các chủ đề; điều chỉnh các nội
dungtrùnglặpgiữacácmônhọc
và hoạt động giáo dục.
Tiêu điểm
NGUYỄNQUYÊN
H
ôm nay (5-9), Trường Tiểu học
Hồng Đức, quận 8, TP.HCM sẽ
tổ chức lễ khánh thành và khai
giảng năm học mới 2020-2021.
“Chúng tôi đã chờ đợi
rất lâu rồi”
“32 năm công tác tại trường, đây là
năm đầu tiên tôi được dạy học trong
một cơ sở khang trang và đẹp như thế.
Niềm mong ước bấy lâu của chúng
tôi đã thành hiện thực” - thầy Nguyễn
Hùng Dũng, giáo viên chủ nhiệm lớp
3, chia sẻ.
Thầy Dũng cho biết trước đây cơ sở
vật chất của trường xuống cấp trầm
trọng. Phòng học chật, phòng chức năng
không có nên đã ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng giáo dục tại đây. “Nay
trường được xây mới, cơ sở vật chất đầy
đủ tiện nghi sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi trong việc truyền thụ kiến
thức đến các em” - thầy Dũng bày tỏ.
Nhìn ngôi trường khang trang, anh
Nguyễn Trọng Thạo, một phụ huynh
gắn bó nhiều năm, chia sẻ: “Chúng tôi
đã chờ đợi ngôi trường này rất lâu rồi.
Nếu tôi nhớ không lầm, trường có quy
hoạch xây mới từ năm 2013 nhưng
đến năm 2020 mới xong và đưa vào
hoạt động”.
Trước đây trường chỉ một trệt, một
lầu. Do được xây dựng từ lâu nên cơ sở
vật chất nhỏ hẹp, xuống cấp. Vì thế, đa
phần gia đình có điều kiện ở khu vực này
ít ai gửi con học tại trường. Năm nay,
trường được xây mới, khang trang một
trệt, ba lầu. “Nhìn ngôi trường chúng
tôi cảm thấy yên tâm hơn khi gửi con
vào học” - anh Thạo nói thêm.
Tung tăng vui đùa cùng bạn giữa sân
trường rộng lớn, sạch sẽ, em Nguyễn
Thanh Bảo Ngọc, học sinh (HS) lớp
5/2, cười bảo: “May mắn vì năm nay
cuối cấp con đã được học trong trường
mới. Trường sạch sẽ, có nhiều cây xanh,
phòng học đẹp, rộng rãi. Vì vậy, con
thích đi học hơn”.
Đồng phục của trường chỉ
yêu cầu áo trắng, quần xanh
Trường Tiểu học Hồng Đức nằm trên
địa bàn phường 14 là một phường còn
nhiều khó khăn của quận 8.
Làm ban đại diện cha mẹ HS nhiều
năm liền, anhThạo cho biết HSở phường
Học sinh nghèo vui
với trường mới
Saumột thời gian dài chờ đợi, nămhọc 2020-2021, thầy trò Trường
Tiểu học Hồng Đức, quận 8 đã được học tập trongmột ngôi trường
mới khang trang.
vì mình nghĩ các em học lớp 1 rất háo hức biết thầy cô
mình là ai” - cô Em nói.
Thầy Nguyễn Đức Tú Anh, Hiệu trưởng Trường THCS
Tây Sơn (quận Hải Châu), cho biết trường này đã chuẩn
bị một clip dài 25 phút để phát trong ngày khai giảng
(5-9). Vì trường được chọn là điểm thi tốt nghiệp THPT
nên các cảnh quay giới thiệu về trường đã được quay từ
tuần trước.
“Clip sẽ được post lên YouTube và bắt đầu phát đúng
7 giờ 30 ngày mai. Vào thời điểm này, đường link clip sẽ
được gửi đồng loạt vào các nhóm Zalo của phụ huynh.
Phần quan trọng của clip là chạy slide giới thiệu các GV
chủ nhiệm” - thầy Tú Anh nói.
Ngoài ra, những cảnh quay giới thiệu về trường sẽ
được phát trong clip nhằm giới thiệu cho các HS đầu cấp,
những HS mới về trường. Lãnh đạo nhà trường sẽ trình
bày về việc khai giảng đặc biệt này là do dịch COVID-19
và mong muốn tình hình dịch bệnh nhanh chóng được
kiểm soát để HS được đến trường học trực tiếp.
HẢI HIẾU
Nhiều gia đình không có
tiền để đóng những khoản
cần thiết như bảo hiểm tai
nạn, bảo hiểm y tế, vì thế
hằng năm chúng tôi phải
kêu gọi mạnh thường quân
hỗ trợ các em.
đa số là con em lao động nghèo, thành
phần gia đình phức tạp. HS ở trường
này có thể nghỉ học bất cứ lúc nào.
“Do đó, rất nhiều lần ban đại diện cha
mẹ HS phải phối hợp với phường, khu
phố đến vận động các em đến trường.
Nhiều gia đình không có tiền để đóng
những khoản cần thiết như bảo hiểm tai
nạn, bảo hiểm y tế. Cuối cùng, chúng
tôi cũng kêu gọi mạnh thường quân hỗ
trợ” - anh Thạo nói thêm.
“Dạy ở ngôi trường này, nếu thầy cô
không yêu HS, không có tâm với nghề
thì khó thể bám trụ” - anh Thạo nói.
Là người gắn bó với trường, thầy
Dũng bày tỏ: “Tốt nghiệp ĐH xong,
tôi về trường công tác cho đến giờ. Vui
vì được làm công việc mình yêu thích.
Nhưng tôi thấy buồn vì phụ huynh cho
con đến trường rồi giao phó toàn bộ
cho giáo viên”.
Nhiều gia đình không có đủ tiền để
đóng bảo hiểm y tế cho con. “Đã nhiều
lần chính tôi bỏ tiền túi hỗ trợ đóng tiền
bảo hiểm cho các em. Muốn tổ chức
tiệc cho tụi nhỏ, chính tôi cũng tự trang
trải. Dù khó khăn nhưng vẫn cứ bám
trụ bởi tình yêu đối với tụi nhỏ” - thầy
Dũng tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng
nhà trường, cho hay ngôi trường cũ tồn
tại đến nay đã hơn 20 năm. Năm nay,
trường được xây mới với 24 phòng học
cùng nhiều phòng chức năng khác nên
ai cũng phấn khởi, đặc biệt phụ huynh
rất thích.
Ông Giàu cho biết đa phần HS ở
đây là con em lao động nghèo. Thấu
hiểu hoàn cảnh của HS nên nhà trường
không bắt buộc đồng phục, không bán
đồng phục, chỉ quy định áo trắng, quần
xanh. Cặp sách cũng tương tự, các em
có kiểu nào dùng kiểu đó. Đặc biệt,
khoản tiền học hai buổi/ngày rất ít
khi nhà trường thu đạt 100% vì nhiều
gia đình không có tiền để đóng. Kể cả
khoản tiền tin học, tiếng Anh đa phần
nhà trường đều tạo điều kiện cho các
em học kể cả không đóng tiền. Trường
cũng hay cấp học bổng và mua các
loại bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế
cho HS từ việc vận động các mạnh
thường quân.
“Nhà trường luôn chú trọng dạy đạo
đức cho các em. Cứ HS nào nhặt được
tiền từ 20.000 đồng trở lên sẽ được tuyên
dương dưới cờ và tặng tập sách. Vì thế,
dù có hoàn cảnh khó khăn nhưng HS ở
đây rất ngoan, không bao giờ tham của
rơi. Tuần nào, hôm nào cũng có HS đến
gặp tôi hoặc cô tổng phụ trách nhờ trả
tiền cho người bị mất. Đặc biệt, có em
nhặt được hơn 1 triệu đồng vẫn nhờ trả
lại” - ông Giàu nói thêm.•
Các emhọc sinh vui chơi trong sân trường rộng rãi, thoángmát. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook