203-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy5-9-2020
ĐỖHOÀNG
N
gày 4-9, sau nhiều ngày nghị án,
TAND TP Hải Phòng đã tuyên án
đối với bốn bị cáo là cựu cán bộ
OceanBank Hải Phòng về tội tham ô tài
sản. Các bị cáo bị cáo buộc dùng thủ đoạn
gian dối chiếm đoạt hơn 413 tỉ đồng của
ngân hàng này.
Hành vi của bị cáo đã cấu
thành tội tham ô tài sản
Theo đó, HĐXX tuyên phạt tử hình bị cáo
TrầnThị KimChi (cựu giámđốcOceanBank
Hải Phòng). Các bị cáo Lê Vương Hoàng
(cựu kiểm soát viên), Nguyễn Thị Minh
Huệ (cựu kế toán trưởng) cùng bị phạt tù
chung thân, Chu Văn Nha (cựu thủ quỹ)
bị phạt 20 năm tù.
HĐXX nhận định các bị cáo phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt
lớn, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Trong đó, bị cáo Chi là người có vai trò
cao nhất, các bị cáo khác có vai trò đồng
phạm, giúp sức cho Chi thực hiện hành
vi phạm tội.
Tại tòa, bị cáo Chi không thừa nhận hành
vi phạm tội như cáo trạng quy kết. Chi cho
rằng bản thân không chỉ đạo toàn bộ, không
chiếm đoạt toàn bộ số tiền để chi tiêu cá
nhân. Tuy nhiên, đủ căn cứ kết luận Chi
đã chỉ đạo các bị cáo khác dùng thủ đoạn
gian dối nhận tiền gửi của khách hàng, tất
toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố
chiếm đoạt 413 tỉ đồng của OceanBank.
Toàn bộ số tiền này bị cáo đã chiếm đoạt
sử dụng cá nhân, không chia cho các bị cáo
khác. Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội
tham ô tài sản. Bị cáo phạm tội trong thời
gian dài với thủ đoạn tinh vi. Quá trình
điều tra, xét xử, bị cáo khai báo quanh co,
chối tội, không được hưởng tình tiết giảm
nhẹ là thành khẩn khai báo. Do đó, tòa
cho rằng cần phải loại bỏ bị cáo này khỏi
đời sống xã hội.
Tại tòa, các bị cáo Hoàng, Huệ, Nha
đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo
trạng truy tố. Các bị cáo có vai trò đồng
phạm, giúp sức cho bị cáo Chi thực hiện
hành vi phạm tội.
Dưới sự chỉ đạo của Chi, bị cáo Hoàng
đã thực hiện và chỉ đạo nhân viên mở 109
thẻ tiết kiệm số tiền nhỏ, dùng phôi này
phát hành thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống,
tất toán khống, lập hồ sơ vay cầm cố thẻ
tiết kiệm.
Huệ trực tiếp và yêu cầu nhân viên khác
giả mạo chữ ký phát hành thẻ ngoài hệ
thống. Còn Nha rút quỹ tiền mặt tại chi
nhánh. Với hành vi trên, các bị cáo đã giúp
sức cho Chi chiếm đoạt hơn 413 tỉ đồng.
Các bị cáo Hoàng, Huệ giúp sức cho Chi
có vai trò tương đương nhau nhưng do bị
Chi lừa dối, không được hưởng lợi gì từ
số tiền chiếm đoạt nên cần cách ly khỏi
xã hội vô thời hạn. Bị cáo Nha có vai trò
thấp nhất nên được hưởng mức án khởi
đầu của khung hình phạt. Từ đó, HĐXX
quyết định tuyên án như trên.
Vụ“cướp xuyên
không”: Sẽ triệu tập
thêmnhân chứng
Sau năm ngày tạm ngưng, chiều 4-9,
TAND huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thông
báo tạm hoãn phiên tòa xét xử vụ Huỳnh Hữu
Nhơn (32 tuổi, ngụ thị trấn Rạch Gòi, huyện
Phụng Hiệp) bị truy tố về tội cướp tài sản. Dự
kiến phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 28-9
tới.
Lý do tạm hoãn phiên tòa do VKSND
huyện Phụng Hiệp chưa cung cấp được tài
liệu, chứng cứ liên quan trong vụ án mà
HĐXX yêu cầu trước đó.
Đồng thời, phiên tòa tạm hoãn để triệu tập
thêm các nhân chứng ở Kiên Giang (nhân
chứng có lời khai theo hướng gỡ tội cho
Nhơn) đến tham gia phiên tòa.
Trước đó, sau thời gian nghị án kéo dài,
HĐXX bất ngờ tuyên bố quay lại phần tranh
luận và sau đó quyết định tạm ngưng phiên
tòa để yêu cầu VKS làm rõ một số vấn đề liên
quan.
Đây là vụ án mà
Pháp Luật TP.HCM
thường gọi là vụ “cướp xuyên không” vì ngay
từ đầu bị cáo Huỳnh Hữu Nhơn kêu oan và
cho rằng thời điểm xảy ra vụ án mình đi chở
mía thuê ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh
Thượng, Kiên Giang, cách hiện trường vụ
án ở tỉnh Hậu Giang khoảng 100 km. Việc
Nhơn chở mía tại Kiên Giang được nhiều
nhân chứng, trong đó có chủ thu mua mía xác
nhận.
Cáo trạng của VKSND huyện Phụng Hiệp
cáo buộc khoảng 16 giờ ngày 17-4-2016,
Trần Văn Rồi gặp Huỳnh Hữu Nhơn chạy xe
máy ngang qua và rủ đi cướp giật. Sau đó, hai
bị cáo chở nhau bằng xe máy đi vào lộ nông
thôn thuộc ấp Tân Phú, xã Tân Bình, huyện
Phụng Hiệp, Hậu Giang tìm người để cướp
tài sản.
Cả hai thấy anh Nguyễn Hoàng Ngân (23
tuổi) đang đi bộ bán vé số theo hướng ngược
lại nên Nhơn kêu Rồi quay đầu xe để cướp.
Nhơn bước xuống, đi đến chỗ anh Ngân, đạp
vào bụng để giật túi xách nhưng không được.
Cả hai xảy ra giằng co thì Rồi đến giật túi
xách và kêu Nhơn lên xe bỏ chạy.
Tài sản cướp được Nhơn lấy 1,05 triệu
đồng, chia cho Rồi 300.000 đồng. Còn túi
xách và 15 tờ vé số Nhơn ném xuống sông.
Anh Ngân đến cơ quan công an xã trình báo
sự việc. Sau đó, Rồi bị bắt và khai đi cướp
cùng Nhơn.
Bản án sơ thẩm lần một (tháng 10-2016)
của TAND huyện Phụng Hiệp tuyên phạt
Nhơn bốn năm tù, Rồi ba năm sáu tháng tù
cùng về tội cướp tài sản. Sau đó, Nhơn kháng
cáo kêu oan.
TAND tỉnh Hậu Giang đã hai lần hủy hai
bản án sơ thẩm của TAND huyện Phụng
Hiệp do có vi phạm tố tụng và còn nhiều vấn
đề chưa được làm rõ. Điều tra lại, VKSND
huyện Phụng Hiệp vẫn giữ nguyên quan điểm
truy tố Nhơn về tội cướp tài sản như trên.
Hiện Rồi đã chấp hành xong án và đi khỏi
địa phương, còn Nhơn vẫn cho rằng mình bị
oan.
HẢI DƯƠNG
Bị cáoHuỳnhHữuNhơn tại tòa. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Các bị cáo đang nghe tòa tuyên án. Ảnh: ĐỖHOÀNG
Chiếm đoạt 413 tỉ đồng của ngân hàng
Từ năm 2012 đến tháng 8-2017, dưới sự chỉ đạo của Chi, ba bị cáo Hoàng, Huệ, Nha sử
dụng thông tin cá nhân của người thân, khách hàng vãng lai lập 109 thẻ tiết kiệm, mỗi
người 5-50 triệu đồng để lấy phôi thẻ chưa in thông tin nội dung giao dịch của khách hàng.
Các bị cáo đã lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng rút tiền từ ngân
hàng, nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống.
Khi khách hàng gửi tiết kiệm hoặc tất toán thẻ tiết kiệm đã gửi trước đó để mở thẻ mới,
nhóm này tiếp nhận tiền gửi nhưng không hạch toán vào hệ thống, dùng phôi thẻ tiết
kiệm đã mở in nội dung giao dịch tiền gửi cho khách hàng.
Từ phôi thẻ này các bị cáo phát hành thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống, chiếm đoạt hơn 413
tỉ đồng của OceanBank Hải Phòng.
HĐXX cho rằng các bị cáo
là cán bộ có chức vụ, quyền
hạn tại ngân hàng, đã dùng
thủ đoạn để chiếm đoạt tiền
là phạm vào tội tham ô tài
sản, nếu không phải là cán bộ
ngân hàng thì mới là lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Tuyên án vụ thamô400 tỉ
ởOceanBankHải Phòng
HĐXX tuyên phạt tử hình cựu giámđốc OceanBankHải Phòng TrầnThị Kim
Chi và buộc ngân hàng bồi thường toàn bộ số tiền gốc và lãi cho 27 khách hàng.
Ngân hàng phải bồi thường
cho khách hàng
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc
OceanBank phải bồi thường toàn bộ số
tiền gốc và lãi phát sinh từ thời điểm trả
lãi gần nhất cho tới khi xét xử sơ thẩm
cho 27 khách hàng.
Trước đó, trong phần tranh luận, luật sư
bảo vệ cho quyền lợi của OceanBank cho
rằng các bị cáo không phạm tội tham ô tài
sản. Theo luật sư, số tiền hơn 242 tỉ đồng
và gần 2,8 triệu USD, nhóm bị cáo nhận
từ khách hàng gửi tiết kiệm nhưng không
hạch toán vào ngân hàng, các bị cáo đã
có hành vi gian dối lừa đảo khách hàng.
Cụ thể, Hoàng dùng phôi thẻ tiết kiệm đã
tạo ra in nội dung giao dịch lừa dối khách
hàng. Tiền nhận từ khách được giao cho Chi
tiêu xài cá nhân. Tiền của khách hàng gửi
chưa được đưa vào ngân hàng, các bị cáo
chiếm đoạt khi tiền chưa vào hệ thống nên
không thể là chủ thể tham ô tài sản.
Tuy nhiên, VKS cho rằng không có quy
định nào buộc khách hàng sau khi gửi phải
kiểm tra xem tiền có nằm trong hệ thống của
ngân hàng chưa. Khách hàng chỉ cần đã nộp
tiền, ký, nhận thẻ tiết kiệm là đã hoàn thành
việc gửi tiền. Các bị cáo để ngoài hệ thống
là do sơ hở trong quản lý của OceanBank
nên ngân hàng này phải có trách nhiệm bồi
thường cho khách hàng.
Đồng quan điểm với VKS, HĐXX nhận
định luật sư cho rằng tiền phải được gửi vào
hệ thống của ngân hàng mới được tính là
tiền của ngân hàng là không đúng. Tiền của
khách hàng đã gửi vào ngân hàng, có chữ
ký, đóng dấu đầy đủ là quá trình gửi tiền đã
hoàn tất, tiền từ khách hàng đã thuộc quyền
quản lý của ngân hàng.
Các bị cáo là cán bộ ngân hàng, có chức vụ,
quyền hạn tại ngân hàng, đã dùng thủ đoạn
để chiếmđoạt tiền là phạmvào tội thamô tài
sản. Nếu các bị cáo không phải là cán bộ ngân
hàng thì mới là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook