203-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy5-9-2020
Tiêu điểm
TRỌNG PHÚ
S
áng 4-9, hội nghị trực
tuyến các đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) chuyên trách
đã thảo luận về dự luật Bảo vệ
môi trường (BVMT) (sửa đổi).
Trong đó, nội dung tích hợp
bảy loại giấy phép môi trường
(GPMT) trong một giấy phép
đã nhận được nhiều ý kiến
thảo luận.
Cắt giảm giấy phép
môi trường
Tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy
ban Khoa học Công nghệ vàMôi
trường Phan Xuân Dũng cho biết
Ủy ban Thường vụ QH đã trình
hai phương án liên quan GPMT.
Phương án 1 do Chính phủ
trình: Chỉ dùng một loại GPMT,
trong đó bao gồm cả nội dung
cấp phép xả nước thải vào công
trình thủy lợi. Giấy phép này thay
thế bảy loại giấy tờ thủ tục hành
chính cấp phép về môi trường.
Phương án 2: Vẫn có giấy
phép “xả nước thải vào công
trình thủy lợi” như đã được quy
định trong Luật Thủy lợi.
Đồng tình, ĐB Nguyễn Thị
Lệ Thủy (Bến Tre) nhấn mạnh
nguyên tắc cấp giấy phép đều
dựa trên đánh giá tác động môi
trường (ĐTM). Mặt khác, hiện
nay việc phân cấp cấp phép vào
công trình thủy lợi đang theo
công trình chứ không theo quy
mô, chưa tương thích với việc
quản lý.
“Trên thực tế, việc xả thải
vào các công trình thủy lợi chỉ
chiếm một tỉ lệ nhỏ nên việc
phân nhỏ cấp giấy phép là chưa
phù hợp. Do đó, chỉ nên dùng
một loại giấy phép thay thế bảy
loại giấy tờ thủ tục hành chính
về môi trường. Tuy nhiên, cần
có quy định cụ thể từ xét duyệt
ĐTM, cấp giấy phép đến hậu
kiểm, đảm bảo thống nhất và
không chồng chéo” - ĐB Lệ
Thủy nói.
Ủng hộ quan điểm này, ĐB
Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)
nhấn mạnh: “Điều này giúp
giảm thủ tục hành chính, đảm
bảo tính thống nhất, rõ trách
nhiệm cũng như tuân thủ những
nguyên tắc về một cơ quan chịu
trách nhiệm chính về việc này”.
Theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương,
các giấy phép xả thải vào nguồn
nước và xả thải vào công trình
thủy lợi đều dựa trên ĐTM, do
vậy cần có cơ chế để đảm bảo
tính minh bạch trong thực hiện
nội dung này.
Lậpđoànkiểmtra
giádịchvụ tại
Bếnxe trung tâm
TPCầnThơ
Ngày 4-9, đoàn kiểm tra của Sở Tài chính TP
Cần Thơ đã công bố quyết định kiểm tra giá đối
với các dịch vụ do Công ty CP Bến xe tàu phà
Cần Thơ đang thu tại Bến xe trung tâm TP Cần
Thơ (Bến xe Cần Thơ).
Theo Quyết định 105 thành lập đoàn kiểm tra
của giám đốc Sở Tài chính TP Cần Thơ, đoàn
sẽ kiểm tra các điều kiện, tiêu chí, hồ sơ pháp
lý về các hạng mục công trình đảm bảo với loại
bến xe khách tương ứng theo quy định.
Ngoài ra, đoàn cũng tiến hành kiểm tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật về giá,
thuế, phí, lệ phí; việc thực hiện quy định về
mức thu giá dịch vụ xe ra vào, bến xe ô tô và
việc xây dựng, thực hiện giá các dịch vụ khác
tại bến xe theo Quyết định 542 của UBND TP
phê duyệt.
“Đoàn kiểm tra được quyền yêu cầu Công ty
CP Bến xe tàu phà Cần Thơ cung cấp các hồ sơ,
tài liệu có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được
giao. Đoàn có trách nhiệm thực hiện việc kiểm
tra theo đúng quy định của pháp luật, không
được gây phiền hà cho Công ty CP Bến xe tàu
phà Cần Thơ khi đến kiểm tra” - Quyết định
105 của giám đốc Sở Tài chính TP thể hiện.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, cuối
tháng 5-2020, Công ty CP Xe khách Phương
Trang (Công ty Phương Trang) đã có văn bản
phản ánh về giá dịch vụ tại Bến xe Cần Thơ quá
cao. Cạnh đó, các khoản thu sai trái, bị áp đặt
và áp đặt truy giá dịch vụ xe ra vào bến cho các
chuyến xe không hoạt động là không có cơ sở.
Cuối tháng 6, Sở Tài chính TP Cần Thơ phát
đi thông cáo báo chí trả lời về nội dung phản
ánh và kiến nghị của Công ty Phương Trang.
Theo đó, về thẩm quyền ban hành giá dịch
vụ, bến xe được thực hiện theo Quyết định
542 của UBND TP Cần Thơ. Quyết định
này thực hiện đúng thẩm quyền theo Thông
tư liên tịch 152/2014 của liên bộ Tài chính,
GTVT hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải
đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ.
Về giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ,
Bến xe Cần Thơ khẳng định đã thực hiện
đúng quy định và đảm bảo nguyên tắc bù đắp
chi phí sản xuất phù hợp với giá cả thị trường
địa phương.
Bến xe Cần Thơ cũng đã tổ chức hội nghị
khách hàng để công khai với các đơn vị kinh
doanh vận tải có phương tiện hoạt động tại
bến xe.
Trước phản ánh của Công ty Phương
Trang, lãnh đạo Bến xe Cần Thơ khẳng định
sẽ cùng đơn vị này bàn bạc, thương lượng các
nội dung và thống nhất các điểm ký kết lại
phụ lục hợp đồng để thực hiện với nguyên tắc
đôi bên cùng có lợi.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 25-8, Công ty
Phương Trang có văn bản gửi Công ty CP
Bến xe tàu phà Cần Thơ thông báo sẽ ngưng
đóng tiền cho một số khoản thu tại Bến xe
Cần Thơ cho đến khi có kết luận chính thức
của cơ quan chức năng.
CHÂU ANH
Nhiều đại biểu trong hội nghị ủng hộ việc tích hợp bảy giấy phépmôi trường thànhmột. Ảnh: TRUNGĐÌNH
Theo Bộ TN&MT, việc
tích hợp bảy GPMT
thành một là để đảm
bảo quản lý chặt chẽ,
thống nhất và đẩy
mạnh cải cách thủ tục
hành chính, tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp.
Việc phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác
động đến môi trường và ĐTM cũng là nội dung
đáng chú ý trong hội thảo.
ÔngPhanXuânDũng,ChủnhiệmỦybanKhoahọc
Công nghệ vàMôi trường, cho hay Ủy banThường
vụ QH cũng đưa ra hai phương án để lấy ý kiến.
Phương án 1 (như Chính phủ trình): Cơ bản quy
định này dựa trên phân loại dự án theo Luật Đầu
tư công để xác định đối tượng dự án đầu tư công
phải đánh giá sơ bộ tác động đếnmôi trường (bao
gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm
A, nhóm B, nhóm C, có cấu phần xây dựng thuộc
loại hình công nghiệp, có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường).
Phương án 2: Tiếp thu, chỉnh lý để phù hợp với
phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường, quy
địnhdựa trêncơ sởphân loại dựánđầu tư theomức
độ tác động đếnmôi trường và quy định chỉ các dự
án thuộc nhóm I (nhóm có tác động môi trường
ở mức độ cao) mới là đối tượng phải thực hiện.
Các ý kiến tại hội nghị đa phần đồng tình với
phươngán2. Điểnhình, ĐBNguyễnThịMai Phương
(Gia Lai) cho rằng cách tiếp cận của phương án này
phù hợp với bản chất của vấn đề.
“Tuy nhiên, tiêu chí phân loại dự án đầu tư theo
mức độ tác độngđếnmôi trường khác với quy định
tại Luật Đầu tư côngnên cần chỉ rõ nhữngquy định
nào của Luật Đầu tư công cần phải chuyển đổi để
phù hợp với phương án này”- ĐBMai Phương nói.
Theođó, bà Phươngđềnghị lấy ý kiếnvềphương
án này trước khi trình kỳ họp QH thứ 10 xem xét
thông qua.
Bảy loại giấy phép
môi trường
Theo quy định của Luật BVMT
2014, Luật Tài nguyên nước 2012
và Luật Thủy lợi 2017, sau khi dự
án được phê duyệt báo cáo ĐTM
và trước khi vận hành chính thức,
chủdựánphải tiếnhànhnhiều thủ
tục hành chính về môi trường và
lĩnh vực liên quan. Cụ thể:
Trong lĩnh vực BVMT có giấy
xác nhận hoàn thành công trình
BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện
về BVMT trongnhập khẩuphế liệu
làmnguyênliệusảnxuất,giấyphép
xử lý chất thải nguy hại, sổđăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại,
giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Tronglĩnhvựctàinguyênnướcvà
thủy lợi có giấy phép xả nước thải
vàonguồnnước (theoquy định tại
Luật Tài nguyên nước), giấy phép
xả nước thải vào công trình thủy
lợi (theoquyđịnh tại LuậtThủy lợi).
Bến xe khách trung tâmTP Cần Thơ.
Ảnh: CHÂUANH
7 loại giấy phép bảo vệ
môi trường thành 1 giấy
Dự luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) hướng đến cắt giảm thủ tục hành chính
nhưng phải đảmbảo kiểm soát chặt chẽ các rủi ro về môi trường từ các dự án.
Dự án loại nào phải làm ĐTM?
Giảm phiền hà cho
doanh nghiệp
Vềcácýkiếnthảoluậnxoayquanh
GPMT, Bộ trưởng Bộ TN&MT
TrầnHồngHànhấnmạnhviệc tích
hợp các loại thủ tục hành chính về
môi trường và lĩnh vực liên quan
trong một GPMT là “để đảm bảo
quản lý chặt chẽ, thốngnhất và đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính,
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Bộ TN&MT đã nghiên cứu để
đưa cácquyđịnhđang rải rác, phân
tán về BVMT trong các luật khác
vào dự thảo Luật BVMT lần này.
DựthảoluậtBVMTđãphânđịnh
nhiệmvụ của các cơ quan dựa trên
nguyên tắc: “Một việc chỉ giao cho
một cơ quan chủ trì thực hiện và
những việc liên quan đến nhiều cơ
quan cùng thực hiện thì phải xác
định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách
nhiệm chính, thẩm quyền của cơ
quan phối hợp, cơ chế phối hợp”.
Theo ôngHà, thực tiễn cấp giấy
phép, giấy xác nhận về BVMT,
giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước và giấy phép xả nước thải
vào công trình thủy lợi trong thời
gian qua đã bộc lộ một số vướng
mắc, bất cập.
Cụ thể, nội dung quản lý nước
thải trong các giấy phép nêu trên là
giống nhau, điều này dẫn đếnmột
đối tượng xả nước thải hiện đang
phải chịuhai loại thủ tụchànhchính
có nội dung tương đồng. Việc quy
định nhiều cơ quan cấp phép xả
thải sẽ gây chồng chéo, không rõ
trách nhiệm của các cơ quan này.
“Quy định tích hợp các loại giấy
phép, giấy xác nhận về BVMT
hiện hành với các loại giấy phép
xả nước thải vào nguồn nước, xả
nước thải vào công trình thủy lợi
bằng một giấy phép là hết sức cần
thiết” - ông Hà nói.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook