078-2021 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 12-4-2021
Việc điều chỉnh lại
quy hoạch ở vùng
đông Quảng Nam
theo chiến lược dài
hạn là để có một đô
thị đẹp, hiện đại,
văn minh nhưng
vẫn giàu bản sắc
văn hóa...
Chủ tịchQuảng Namvà 4 điểm
Quảng Namđang có những thay
đổi về tư duy trong phát triển quy
hoạch đô thị và bảo vệ rừng gắn
với phát triển bền vững, đảmbảo
hài hòa lợi ích giữa người dân,
doanh nghiệp.
LÊPHI - THANHNHẬT
Q
uảng Nam đang chuyển
dịchmạnhmẽ về tư duy
pháttriểntrongquyhoạch
đô thị và bảo vệ rừng. Đặc
biệt, tỉnh đang quy hoạch lại,
đàm phán với các chủ đầu tư
để định hình một quy hoạch
tổng thể vùng đông ven biển
xứng tầm, đảm bảo hài hòa
lợi ích của doanh nghiệp và
người dân. Tỉnh cũng đang
thực hiện đề án “Đấu giá, bán
tín chỉ carbon từ rừng cho các
doanh nghiệp, quốc gia phát
triển” - một đề án chưa từng
có tiền lệ và đầu tiên cả nước.
Vậy các chính sách đột phá
này sẽ được triển khai ra sao?
Pháp Luật TP.HCM
đã phỏng
vấnChủtịchUBNDtỉnhQuảng
Nam Lê Trí Thanh để hiểu rõ
hơn về vấn đề này.
Điều chỉnh mô hình
quản lý, giữ chất
lượng rừng tự nhiên
. Phóng viên:
Được biết
ông là người rất quan tâm
đến rừng. Ông đã có những
chuyến lội rừng nhiều ngày
liền để tìm giải pháp bảo vệ
rừng. Vậy theoông, chất lượng
rừng tự nhiên củaQuảngNam
hiện ra sao?
+Ông
LêTríThanh
:Quảng
Nam luôn xác định việc quản
lý, bảo vệ rừng là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm
để trở thành địa phương phát
triển bền vững và điển hình
của cả nước về công tác bảo
vệ rừng. Nếu làm tốt thì điều
nàykhông chỉ phục vụ chokhu
vực phía tây của tỉnh mà còn
giúp rất nhiều trong việc bảo
vệ an toàn ở hạ du, đóng góp
tích cực vào bảo vệ sinh thái,
đa dạng sinh học của cả nước.
Năm năm trở lại đây, tỉnh
luôn tập trung, nỗ lực để đánh
giá, rà soát lại công tác bảo vệ
rừng trênđịa bàn.Từđó, chúng
tôi quyết định điều chỉnh mô
hình để nâng cao chất lượng
rừng tự nhiên. Bởi qua đánh
giá thực tế, diện tích rừng tự
nhiên của Quảng Nam thuộc
tốp đầu nhưng chất lượng lại
chưa đảm bảo yêu cầu.
. Quảng Nam đã và sẽ làm
những gì để nâng cao chất
lượng rừng như ông đề cập
ở trên, thưa ông?
+
Việc nâng cao chất lượng
Đồng hành cùng những
nhà đầu tư có tâm
Để có được cơ sở hạ tầng đồng bộ thì tới
đây các dự án đầu tư phát triển vùng đông sẽ
là những dự án quy mô lớn, lên đến vài trăm
hecta. Do đó, Quảng Namsẽ lựa chọn những
nhà đầu tư lớn, có năng lực và được kiểm
chứng trên thực tế ở những dự án tương tự.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ ban hành quy định
lựa chọn nhà đầu tư, đấu thầu chọn nhà đầu
tư cũng như tiêu chí lựa chọn… và sẽ được
công bố công khai.
Trong quá trình làm có thể sẽ gặp một
số vướng mắc về mặt chính sách, pháp luật
nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm trong hành
lang pháp luật cho phép, đồng thời tổng hợp
các bất cập để kiến nghị các bộ, ngành, trung
ương giải quyết giúp cho tỉnh.
Ông
LÊ TRÍ THANH
,
Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Nam
Cần nhiều cơ chế
khuyến khích thu hút đầu tư
Thời gian qua, Quảng Namđã đề ra nhiều
cơ chế khuyến khích nhằm thu hút những
dự án lớn đầu tư vào khu vực ven biển, nằm
ở phía đông của tỉnh. Hàng chục dự án lớn ở
khu vực này được đưa vào hoạt động, bước
đầu tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao
động địa phương, tăng nguồn thu ngân sách
và tạo ra sản phẩm có chất lượng.
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế phía đông
cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải
quyết một cách bài bản hơn. Cụ thể, tỉnh cần
có phương án ổn định đời sống người dân,
cải thiệnmôi trường, giữ được cảnh quan tự
nhiên, bảo vệ hệ sinh thái, phát triển du lịch
dịch vụ, thương mại...
Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần bảo tồn các
giá trị văn hóa đặc trưng, khôi phục các làng
nghề truyền thống. Tổ chức hỗ trợ đào tạo
nghề cho người dân đang trong độ tuổi lao
động; có cơ chế chính sách đãi ngộ tốt, thu
hút nguồn lực, giữ chân những người có
năng lực và trình độ… góp phần thực hiện
tốt mục tiêu phát triển kinh tế vùng đông
Quảng Nam.
Ông
PHẠM QUỐC HÙNG
,
Phó Chủ tịch
thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp
tỉnh Quảng Nam
rừng được thực hiện bằng cách
tăng cường sự thamgia bảo vệ
của cộng đồng, kiểm lâm và
chính quyền địa phương. Đối
với những khu vực rừng tự
nhiên chất lượng bị suy giảm
thì phải phục hồi và chúng tôi
đã làm tốt công tác này trong
những năm qua.
Điển hình như năm 2020,
diện tích rừng tự nhiên đủ
điều kiện để công nhận thành
rừng ở Quảng Nam đạt 200
ha. Đó là cả một quá trình
dài về chăm sóc, giữ gìn và
bảo vệ rừng của người dân
và chính quyền.
Chúng tôi cũng xem xét
điều chỉnh quy hoạch các
loại rừng, xác định những
khu vực cần thiết phải bảo
vệ nghiêm ngặt và phục hồi.
Cùng với đó là rà soát, loại
ra khỏi quy hoạch những khu
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
nhưng không có chức năng
phòng hộ hay đặc dụng…
Việc giải quyết chuyển đổi
loại đất rừng phù hợp sẽ góp
phần phát triển đúngmục đích
của từng loại rừng, tạo điều
kiện để người dân sống dựa
vào rừng.
Đấu giá quốc tế, bán
tín chỉ carbon từ rừng
. Tôi được biết Quảng Nam
đang có những kế hoạch rất
táo bạo và đặc biệt để bảo
vệ, phát triển rừng bền vững
mà chưa có nơi nào làm. Ông
có thể chia sẻ về những kế
hoạch đó?
+
Hiệnnaycóhai việc chúng
tôi đang làm, thứ nhất là sắp
xếp lại mô hình quản lý rừng.
Thứ hai là nâng cao trữ lượng,
chất lượng rừng gắn với sự
tham gia của cộng đồng.
Trước đây, đối với một khu
rừng phòng hộ hoặc rừng đặc
dụng thì trưởng ban quản lý
(BQL) sẽ kiêm chức danh hạt
trưởng hạt kiểm lâm khu vực
và BQL rừng này trực thuộc
Sở NN&PTNT.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận
thấy cách làm này sẽ tách rời
sự tham gia của chính quyền
địa phương trong công tác bảo
vệ rừng... Do đó, để nâng cao
trách nhiệm của chính quyền
địa phương, chúng tôi đã điều
chỉnh lại mô hình quản lý bảo
vệ rừng. Cụ thể, hạt kiểm lâm
sẽ trực thuộc Chi cục Kiểm
lâm, còncácBQLrừng sẽđược
đưa về trực thuộc UBND cấp
huyện. Điều này cũng tránh
được tình trạng “vừa đá bóng
vừa thổi còi”.
. Chúng tôi được biết tỉnh
đang tính tới việc đấu giá quốc
tế để bán tín chỉ carbon? Vậy
việc này được thực hiện bằng
cách nào và liệu đề án này có
hiệu quả?
+
Đúng vậy. Chúng tôi đã
đăng ký với Bộ NN&PTNN,
Chính phủ cho phép Quảng
Nam xây dựng đề án thí điểm
làm đơn vị bán tín chỉ carbon.
Ngoài ra, chúng tôi cũng
đang tiến thêmmột bước nữa
là lập đề án bảo vệ, phát triển,
nâng cao trữ lượng rừng.Trong
đó, các BQL rừng, cộng đồng
cùng tham gia nhằm xác định
các khu vực của tỉnh đăng ký
với Chính phủ để làm khu dự
trữ và hấp thụ carbon.
Hiện đề án đã được lấy ý
kiến của Bộ NN&PTNT, các
bộ, ngành và đang làm thủ tục
hoàn thiện lại lần cuối cùng
trình Chính phủ. Để làm việc
này, chúng tôi đã thuêmột đơn
vị tư vấn chuyên nghiệp quốc
tế làm. Trong quá trình làmđề
án, đơn vị tư vấn sẽ đồng hành
tìm các đối tác nước ngoài
mua tín chỉ carbon theo hình
thức đấu giá.
Khi đề án được thông qua,
Quảng Nam sẽ tham gia sàn
giao dịch bán tín chỉ carbon
quốc tế. Nếu làm tốt, ban đầu
chúng tôi có thể thu về khoảng
5 triệuUSD/năm. Kinh phí thu
từ nguồn bán tín chỉ carbon sẽ
được tái sử dụng trong quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng.
. Sau khi bán tín chỉ carbon
thành công, phát triển rừng sẽ
hướng đến vấn đề gì cho sinh
kế của người dân, nhất là đối
với đồng bào miền núi?
+
Tôi có một hy vọng và
cũng là mong ước, làm sao hệ
sinh thái tự nhiên không chỉ là
rừng mà còn các hệ sinh thái
động - thực vật ở trong rừng
của khu vựcQuảngNamcũng
phát triển tốt và người dân sẽ
dần từ bỏ thói quen xâmphạm
vào rừng.
Khi Nhà nước có cơ chế, tạo
điều kiện để người dân, nhất
là đồng bào dân tộc miền núi
tham gia vào việc tuần tra bảo
vệ rừng, cùng trồng rừng và
giúp tạo nguồn thu nhập ổn
định từ rừng thì người dân sẽ
xem đó là môi trường sống
tất yếu, cùng tham gia, giữ
gìn rừng một cách tự giác và
chủ động.
Tôi cũng luôn suy nghĩ là
phải làm thế nào để nâng cao
đời sống, thu nhập của người
dân. Để giải quyết vấn đề
này thì mô hình quản lý, bảo
vệ rừng đưa người dân cùng
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...17
Powered by FlippingBook