141-2021 - page 9

9
Tiêu điểm
ĐÀOTRANG- LÊ THOA
C
hiều 24-6, tại kỳ họp thứ
nhất HĐND TP.HCM
khóa X, ông Võ Văn
Hoan, Phó Chủ tịch UBND
TP, đã trình bày tờ trình của
UBND TP về việc sửa đổi,
bổ sung khoản 5 Điều 1 Nghị
quyết 10/2020 của HĐND
TP về ban hành mức thu phí
sử dụng công trình, kết cấu
hạ tầng, công trình dịch vụ,
tiện ích công cộng trong khu
vực cửa khẩu cảng biển trên
địa bàn TP.
Cụ thể, UBND TP trình
HĐND TP xem xét, chấp
thuận chủ trương điều chỉnh
thời gian thu phí từ 0 giờ ngày
1-7 thành 0 giờ ngày 1-10.
Lùi thời gian thu phí
đến ngày 1-10
Lý giải về việc này, UBND
TPcho rằng hiện nay tình hình
dịchCOVID-19 diễn biến phức
tạp, nhiều hoạt động sản xuất,
kinh doanh phải tạm ngừng,
đời sống người lao động và
người có thu nhập thấp gặp
nhiều khó khăn. TP.HCMcũng
đang thực hiện giãn cách xã
hội để phòng chống dịch…
UBND TP nhấn mạnh từ
ngày 1-10 là thời điểm mà
TP có thể đã kiểm soát được
dịch COVID-19. Lúc này, việc
tiêmvaccine phòngCOVID-19
đã được triển khai rộng rãi
trong cộng đồng và các doanh
nghiệp (DN) đã có thời gian
phục hồi kinh tế. Việc điều
chỉnh thời gian thu phí sẽ tạo
được sự đồng thuận trong xã
hội, góp phần hỗ trợ sản xuất,
kinh doanh cho các DN trên
địa bàn TP.
Ngày 24-6, ông Trần Văn Ân, Giám đốc Trung tâm Dịch
vụ đấu giá tài sản TP Đà Nẵng (gọi tắt là trung tâm), xác nhận
cuộc bán đấu giá khu đất liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh
không thể diễn ra như dự kiến vào chiều 24-6.
Nguyên nhân là sau 21 ngày đăng thông tin công khai,
không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký tham gia đấu giá khu
đất này.
Theo ông Ân, trung tâm đã gửi thông tin này đến Cục Thi
hành án dân sự (THADS) TP Đà Nẵng. Sau khi có ý kiến từ
Cục THADS TP Đà Nẵng, đơn vị này mới biết có tiếp tục tổ
chức đấu giá hay không.
Trước đó, từ ngày 1-6, trung tâm thông báo bán đấu giá khu
đất 209 Trường Chinh (phường An Khê, quận Thanh Khê).
Cụ thể, Đà Nẵng bán đấu giá quyền sử dụng đất theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản
khác gắn liền với đất số BĐ 655355 do UBND TP Đà Nẵng
cấp ngày 13-1-2011.
Đây là thửa đất số 71, tờ bản đồ số 14, tọa lạc tại 209
Trường Chinh. Diện tích đất là 22.697,2 m
2
, mục đích sử
dụng là đất ở tại đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài. Tài sản
trên đất gồm nhà văn phòng ba tầng, nhà bảo vệ. Tổng giá
khởi điểm của tài sản là hơn 704 tỉ đồng.
Người mua tài sản tự làm thủ tục chuyển quyền sở hữu,
sử dụng tài sản, nộp lệ phí trước bạ, thực hiện đúng quy
hoạch chung của TP. Đồng thời, người mua tài sản làm các
thủ tục tiếp theo khi triển khai dự án, thực hiện nghĩa vụ
nộp bổ sung số tiền theo kết luận của Thanh tra Chính phủ
và các khoản phải nộp khác mà pháp luật quy định người
mua phải chịu.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã thông tin, ngày 11-5-2018,
UBND TP Đà Nẵng nhận được Báo cáo số 1011 của Cục
THADS về việc thụ lý, tổ chức THADS vụ Phạm Công
Danh và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh. Trong đó
có tài sản phải xử lý để THA là quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 71, tờ
bản đồ số 14 tại 209 Trường Chinh.
TẤN VIỆT
Khu đất 209 Trường Chinh. Ảnh: TẤNVIỆT
Khuđất liênquanđếnTậpđoànThiênThanhkhông cóaimua
Sở GTVT đã trình UBND TP
quy trình thu phí cảng biển,
xây dựng quy chế phối hợp thu
phí. Đồng thời tổ chức đấu thầu,
lựa chọn các nhà cung cấpmáy
móc, trang thiết bị, phần cứng,
phần mềm…
Ngày19-5,Cảngvụđườngthủy
nội địaTP.HCMđã làmviệcvới 26
DNđểthựchiệnviệckhảosát,lắp
đặt hệ thống đường truyền cáp
viễn thông đến các cảng phục
vụ cho hệ thống thu phí, hiện
công tác này đã được triển khai.
Bên cạnh đó, ngày 10-6, UBND
TP đã thành lập tổ kỹ thuật hỗ
trợ công tác thu phí cảng biển.
Dự kiến thu hơn 3.000 tỉ đồng/năm
Theo kế hoạch trước đó, TP.HCM dự định sẽ triển khai thu
phí hạ tầng cảng biển từ 0 giờ ngày 1-7. Mức phí thấp nhất là
15.000 đồng/tấn và cao nhất là 4,4 triệu đồng với container 40
feet. Với lượng hàng hóa năm2019 là hơn 170 triệu tấn, dự kiến
TP thu hơn 3.000 tỉ đồng/năm.
Toàn bộ số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách, số tiền trích
lại cho đơn vị tổ chức thu phí tối đa không quá 1,5%. Việc thu
phí nhằm tạo nguồn thu hoàn thiện đường xung quanh cảng,
giảmùn tắc, tai nạn giao thông; tăng năng lực vận chuyển hàng
hóa, góp phần phát triển kinh tế TP.
Đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa tạmnhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại
quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu
vực cửa khẩu cảng biển TP; các tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng công trình kết cấu hạ
tầng khu vực cửa khẩu cảng biểnTP (bao gồm tổ chức, cá nhân
mở tờ khai hải quan tại TP và ngoài TP).
Trường hợp
TP.HCM chưa thu
phí trong ba tháng
này thì khoản thu
dự kiến này xem như
một khoản hỗ trợ
các DN sản xuất,
kinh doanh…
Hôm nay, HĐND TP.HCM xem xét
dời thời gian thu phí cảng biển
UBNDTP đã trìnhHĐNDTP xemxét, chấp thuận chủ trương điều chỉnh thời gian thu phí
từ 0 giờ ngày 1-7 thành 0 giờ ngày 1-10.
Theo tính toán củaTP.HCM,
nếu thực hiện thu phí hạ tầng
cảng biển từ ngày 1-7 thì số
thu dự kiến trong ba tháng (từ
ngày 1-7 đến 30-9) là 723 tỉ
đồng. Trường hợp TP.HCM
chưa thu phí trong ba tháng
này thì khoản thu dự kiến này
xem như một khoản hỗ trợ các
DN sản xuất, kinh doanh; DN
xuất nhập khẩu để đảm bảo
thực hiện tốt mục tiêu “kép”
vừa quyết liệt phòng chống
dịch bệnhCOVID-19, vừa phát
triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp
đồng tình
Bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch
HĐQT Công ty Thực phẩm
Bình Tây, cho biết trong thời
gian dịch COVID-19 diễn
biến phức tạp, Sở GTVT TP
và UBND TP đã có kiến nghị
lùi thời gian thu phí cảng biển
là rất chính xác. Việc này phần
nào chia sẻ khó khăn với DN.
Hơn nữa, tại thời điểm này,
hạ tầng giao thông chưa đầu
tư quá lớn nên TP.HCM cần
xem xét lùi thời gian thu phí
cảng biển cho đến khi kiểm
soát được dịch COVID-19.
Theo bà Giàu, đối với các
DN xuất nhập khẩu, năm 2021
là một năm vô cùng khó khăn.
Dịch COVID-19 bùng phát
khiến việc đi lại khó khăn,
tình trạng thiếu container cũng
đẩy giá cước tăng cao... Theo
đó, việc thu phí hạ tầng cảng
biển cần được xây dựng kế
hoạch cụ thể. Bà Giàu cũng
đề xuất nên dời thời gian thu
phí ít nhất là hai năm.
Đồng tình với đề xuất dời
thời gian thu phí cảng biển,
ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải hàng hóa
TP.HCM, cho biết hiện nay
cước tàu vận chuyển đang tăng
rất cao, các DN gần như chịu
không nổi. Theo ôngQuản, các
chi phí đều tăng cao, nếu phải
gánh thêm chi phí cảng biển
sẽ là gánh nặng cho DN. Do
đó, TP cần điều tiết giá cước
tàu để sau khi thu phí không
làm ảnh hưởng đến giá thành
sản xuất. Nếu tiếp tục tính giá
cước tàu để tính mức thu phí
như hiện nay thì DNTPkhông
cạnh tranh được với các DN
trong khu vực.
Đánh giá về đề án thu phí
cảng biển, ông Quản cho rằng
việc thu phí để đầu tư hạ tầng
cảng biển là rất tốt, tránh kẹt
xe, tránh gây tăng chi phí vận
tải, tạo điều kiện cho DN phát
triển. Có đường rộng mở thì
tàu bè cũng cập cảng và DN
cũng sẽ tập trung về các khu
cảng biển này.
Còn theo ông Lê Duy Hiệp,
Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ
logistics Việt Nam (VLA),
việc thu phí cảng biển ở Hải
Phòng đã được thực hiện từ
lâu và Hải Phòng cũng đã
đầu tư rất nhiều cho hạ tầng
kết nối với cảng biển, sau đó
mới tiến hành thu phí và DN
đồng thuận.
Đối với TP.HCM, ông Hiệp
cho rằng thu phí vào thời điểm
dịch COVID-19 bùng phát là
không phù hợp bởi DN hiện
đã rất khốn khó. Đồng thời,
số tiền hiện nay dự kiến thu
sẽ rất ít (3.000 tỉ đồng/năm),
cũng không “thấm” so với hạ
tầng cần đầu tư. Ông Hiệp cho
biết VLAcũng đã có kiến nghị
hoãn thu phí và thời gian hoãn
kéo dài hơn nữa, chứ không
phải ba tháng như kiến nghị
của UBND TP, bởi DN bị ảnh
hưởng dịch COVID-19 không
thể phục hồi nhanh trong thời
điểm khó khăn này.
Ông Hiệp đề xuất nên lùi
thời gian thu phí hạ tầng cảng
biển đến tháng 7-2022. “Chúng
tôi đánh giá cao lãnh đạo TP
khi đã hoãn thu phí theo đề
nghị của DN. Tuy nhiên, khi
tiến hành thu phí thì TP và
các sở, ngành cần nghiên cứu
quy trình thực hiện vì chưa có
tiền lệ thực hiện, tránh xảy ra
tình trạng ách tắc, chậm trễ
thời gian giao hàng, gây khó
khăn cho DN…” - ông Hiệp
nhấn mạnh.•
Dòng xe container xếp hàng trên đườngĐồng Văn Cống hướng vào cảng Cát Lái. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook