11
Liên bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định lùi
thời hạn điều hành giá xăng dầu ngày 21-5 sang ngày
23-5. Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường
trong nước thuộc Bộ Công Thương, giải thích việc lùi
thời hạn điều hành giá xăng dầu căn cứ theo Nghị định
95/2021.
Theo Nghị định 95, kỳ điều hành giá xăng dầu được
thực hiện vào các ngày 1, 11 và 21 hằng tháng. Tuy
nhiên, đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ,
ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước thì thời gian
điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau
ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Kỳ điều hành ngày 21-5 trùng
ngày nghỉ thứ Bảy nên sẽ được lùi sang ngày 23-5.
Một số công ty xăng dầu trong nước cho biết trong
suốt hơn một tuần qua, giá dầu thô toàn cầu luôn duy
trì ở mức bình quân trên 110 USD/thùng. Với giá dầu
thô toàn cầu duy trì ở mức cao liên tục đã đẩy giá xăng
thành phẩm tăng vọt. Theo Bộ Công Thương, giá xăng
nhập khẩu A95 từ Singapore đã tăng kỷ lục lên 150,32
USD/thùng vào ngày 17-5.
Với mức tăng trên, giá xăng trong nước sẽ xuyên
thủng mốc 30.000 đồng/lít trong kỳ điều chỉnh tới đây.
Hiện cũng không thể trông chờ vào việc xả quỹ bình ổn
để hỗ trợ giá xăng do quỹ này đang âm. Cách duy nhất
hạ giá xăng lúc này là xem xét giảm thuế và phí, vì sau
khi đã giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng thì thuế
và phí hiện vẫn chiếm đến hơn 44% trong mỗi lít xăng.
Trước đó, tại kỳ điều hành ngày 11-5, giá xăng dầu
tăng mạnh trên dưới 1.500 đồng/lít. Hiện giá xăng E5
ở mức 28.959 đồng/lít, xăng A95 là 29.988 đồng/lít.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua chín lần
tăng, ba lần giảm giá.
AN HIỀN
Kinh tế -
ThứBảy21-5-2022
Giá xăng dầu tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến đời sống
của người dân. Ảnh: PHI HÙNG
70%-80% so với thời điểm
trước dịch. Hoạt động du
lịch trong nước đã sôi động
trở lại sau thời gian dài đóng
băng. Tuy nhiên, nhiều đơn
vị vẫn còn gặp khó khăn về
dòng tiền. Vì vậy, việc hoãn
thời hạn nộp thuế là cần thiết,
giúp các đơn vị kinh doanh
từng bước phục hồi trở lại.
Đồng quan điểm, ông Phạm
Hải Long, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Thực phẩm
AgrexSaigon, nói hiện nay giá
nguyên vật liệu đầu vào, giá
xăng dầu, cước vận chuyển…
đều tăng cao, làm đội chi phí
giá thành sản xuất. Trong bối
cảnh trên, nhiều công ty phải
trì hoãn hoặc hủy đơn hàng
vì nguy cơ thua lỗ. Vì thế,
gói hỗ trợ gia hạn thuế, tiền
thuê đất tiếp tục được triển
khai sẽ tiếp sức cho nhà kinh
doanh vượt qua giai đoạn khó
khăn này.
“Chúng tôi có thể sử dụng
số tiền thuế được gia hạn tạm
thời chưa phải nộp để tập
trung đầu tư cho sản xuất,
kinh doanh. Như tiền thuê
đất của chúng tôi phải chi trả
hằng năm không ít nên gia
hạn thời hạn nộp tiền thuê
đất là thông tin đáng mừng.
Có điều chính sách này cần
sớm được triển khai với thủ
tục đơn giản để DN dễ tiếp
cận” - ông Long bày tỏ.
PGS-TSĐinhTrọngThịnh,
chuyên gia kinh tế, so sánh
việc được giãn chậm nộp
thuế như một khoản vay
không tính lãi cho DN trong
khoảng thời gian nhất định
để sản xuất, kinh doanh. Bởi
một trong những khó khăn
của các DN thời điểm này là
nguồn vốn. Tuy nhiên, ông
Thịnh góp ý việc triển khai
gói hỗ trợ này đến các đối
tượng được thụ hưởng cần
nhanh chóng bằng cách giảm
bớt thủ tục rườm rà và phải
minh bạch, công khai, tránh
tiêu cực.
Không chỉ hoãn
mà phải giảm thuế
cho dân
Luật sưNguyễnĐứcNghĩa,
Phó Giám đốc Trung tâm hỗ
trợDNnhỏ và vừa thuộc Hiệp
hội DN TP.HCM (HUBA),
đánh giá cao chính sách gia
hạn nộp thuế cho DN, vì khi
DN“khỏe” thì người lao động
mới có việc làm và ổn định
thu nhập. Tuy nhiên, ông
Nghĩa cho rằng việc gia hạn
nộp thuế thu nhập cá nhân
là cần thiết nhưng chưa đủ,
bởi người dân hưởng lợi từ
chính sách này không nhiều
vì “trước sau gì cũng phải
QUANGHUY
B
ộ Tài chính vừa chính
thức trình Chính phủ dự
thảo Nghị định gia hạn
thời hạn nộp thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp (DN), thuế thu nhập
cá nhân và tiền thuê đất, thuê
mặt nước trong năm 2022.
Đây là chính sách hỗ trợ của
Nhà nước thông qua cơ chế
giãn, hoãn nộp các khoản
thuế phát sinh.
Giúp nhà kinh doanh
nhanh phục hồi
Bộ Tài chính lý giải: Thời
gian qua, do ảnh hưởng của
dịch COVID-19 khiến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của
nhiều DN bị đình trệ, nhất là
những đơn vị có quy mô nhỏ
phải thu hẹp hoặc tạm ngừng
hoạt động. Cùng với đó, tình
trạng sụt giảm doanh số và
các giao dịch thương mại bị
gián đoạn dẫn đến DN gặp
khó khăn trong cân đối nguồn
tài chính để duy trì hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
“Do đây là giải pháp cấp
bách cần ban hành ngay để
kịp thời hỗ trợ DN và các đối
tượng chịu tác động, bộ trình
Chính phủ cho phép nghị
định có hiệu lực kể từ ngày
ký” - Bộ Tài chính nêu rõ.
Nhiều DN khẳng định nếu
chủ trương trên sớmđược triển
khai vào thực tế sẽ giúp các
DN, cá nhân có thêm nguồn
lực tài chính duy trì và khôi
phục sản xuất, góp phần đạt
mục tiêu tăng trưởng kinh tế
cả năm nay.
Ông Bùi Thế Duy, Tổng
giámđốc Công tyDu lịch Lửa
Việt, cho biết hiện lượng du
khách của các công ty trong
ngành đã phục hồi khoảng
Ngoài việc hoãn
nộp thuế, Nhà nước
cần giảm thuế thu
nhập cá nhân để
người dân bớt gánh
nặng giữa lúc giá
cả leo thang.
Việc gia hạn thuế nhằmgiúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19,
khôi phục sản xuất, kinh doanh. Ảnh: QH
BộTài chínhđềxuấthoãnnộpthuế
cho người dân và doanh nghiệp
Cần giảm thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ người dân trong bối cảnh giá xăng dầu, hàng hóa
leo thang như hiện nay.
Lùi kỳđiều chỉnh, giáxăngdựbáo tiếp tục tăng
đóng”. Trong khi đó, hiện
nay giá cả các mặt hàng
tiêu dùng thiết yếu đều tăng
cao khiến nhiều người chật
vật, cho nên cần giảm gánh
nặng thuế thu nhập cá nhân
để người dân dễ thở hơn và
chăm lo cho gia đình tốt hơn.
“Vì vậy, ngoài việc hoãn
nộp, tôi đề nghị nên giảm
30% thuế thu nhập cá nhân
cho người dân. Ngoài ra, Bộ
Tài chính cần xemxét đề xuất
nâng mức giảm trừ gia cảnh
cho người nộp thuế và người
phụ thuộc lên. Vì mức giảm
trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc 4,4 triệu đồng/tháng
như hiện nay là lạc hậu, nhất
là trong bối cảnh nhiều mặt
hàng tăng phi mã. Đồng thời,
bộ cần bổ sung quy định các
khoản chi phí hợp lý và có
hóa đơn, chứng từ của người
dân như tiền điện, nước, thuê
nhà, học phí của con… phải
được khấu trừ khi tính thuế
thu nhập cá nhân” - ông
Nghĩa đề xuất.
Đồng tình với ông Nghĩa,
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh
cho biết cơ cấu đóng thuế
thu nhập cá nhân vẫn đến
chủ yếu từ người làm công
ăn lương. Đặc biệt, dù người
dân đang chật vật do giá cả
hàng hóa thiết yếu liên tục
tăng cao nhưng số thu từ thuế
thu nhập cá nhân vẫn tăng
mạnh là bất hợp lý. Cụ thể,
theo Tổng cục Thuế, trong
ba tháng đầu năm nay, khoản
thu từ thuế thu nhập cá nhân
tăng hơn 20%, lên tới 50.700
tỉ đồng, hoàn thành gần một
nửa kế hoạch cả năm nay.
“Cho nên Chính phủ cần
xem xét giảm thuế thu nhập
cá nhân cho người lao động.
Điều này là cần thiết và nên
làm vì nó giúp khoan sức
dân, kích cầu tiêu dùng nội
địa, tăng tiêu thụ sản phẩm,
tạo động lực cho phục hồi
sản xuất, kinh doanh. Song
song đó, Nhà nước cần có
thêm chính sách về hỗ trợ
tín dụng hoặc tái cấu trúc
nợ vay để giúp DN có vốn
để sản xuất, kinh doanh với
chi phí hợp lý” - ông Thịnh
đề xuất. •
Tiền thuê đất và thuế được gia hạn
hơn 125.000 tỉ đồng
Trong tờ trìnhChínhphủ, BộTài chínhước tính tổng số tiền
thuế được gia hạn trong năm nay khoảng 125.000 tỉ đồng.
Cụ thể, bộ đề xuất gia hạn sáu tháng đối với số thuế giá
trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 5-2022 và quý I-2022; gia
hạn năm tháng đối với số thuế của tháng 6-2022 và quý II-
2022; gia hạn bốn tháng đối với số thuế của tháng 7-2022;
gia hạn ba tháng đối với số thuế của tháng 8-2022 của đối
tượng áp dụng.
Đối với thuế thu nhập DN, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn
thời hạn nộp thuế đối với số thuế tạm nộp của quý I, quý II
kỳ tính thuế năm 2022 trong thời gian ba tháng.
Với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề
nghị gia hạn thời hạnnộp thuếgiá trị gia tăng, thuế thunhập
cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2022.
BộTài chính cũng đề nghị gia hạn thời hạn nộp tiền thuê
đất, thuêmặt nước đối với trường hợp phải nộp kỳ đầu năm
2022, thời gian gia hạn là sáu tháng kể từ ngày 31-5-2022.