111-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy21-5-2022
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản về công tác di dời
hạ tầng kỹ thuật dự án tuyến metro số 2 (tuyến Bến Thành
- Tham Lương) và dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn
Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7.
Theo đó, Sở Xây dựng nhận thấy có hai phương án tổ
chức thực hiện di dời hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án
trên.
Phương án 1: Chủ đầu tư thực hiện xây dựng mới thay
thế nhằm đồng bộ với dự án đầu tư đối với hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng
công cộng và bàn giao cho chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ
thuật.
Phương án 2: Chủ đầu tư thực hiện di dời - tái lập công
trình hạ tầng kỹ thuật.
Đối với công trình thoát nước, cây xanh, chiếu sáng công
cộng: Sau khi chủ đầu tư dự án tổ chức thực hiện di dời - tái
lập, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm bàn giao cho đơn vị sở
hữu và không yêu cầu đơn vị sở hữu trích khấu hao hoàn trả
ngân sách TP phần giá trị chênh lệch (nếu có).
Đối với công trình cấp nước: Sau khi tổ chức thực hiện
di dời - tái lập, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho đơn
vị sở hữu và yêu cầu đơn vị sở hữu trích khấu hao hoàn trả
ngân sách TP phần giá trị chênh lệch (nếu có).
Cho đến nay, sau khi gửi văn bản yêu cầu góp ý về các
phương án, Sở Xây dựng nhận được ý kiến của 11/11 đơn
vị liên quan. Theo đó, đối với công tác di dời hệ thống thoát
nước, cây xanh, chiếu sáng công cộng, ý kiến cơ bản các
đơn vị thống nhất theo phương án 2. Riêng công tác di dời
cấp nước, các đơn vị chưa có sự thống nhất.
Do đó, để thuận tiện trong việc triển khai dự án và đẩy
nhanh tiến độ của công tác di dời hạ tầng kỹ thuật phục vụ
thi công hai dự án trên, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP
thống nhất một số nội dung.
Thứ nhất: Đối với công tác di dời - tái lập hệ thống thoát
nước, cây xanh, chiếu sáng công cộng, biển báo và đèn tín
hiệu giao thông của hai dự án trên: Không trích khấu hao
hoàn trả ngân sách TP phần giá trị chênh lệch (nếu có) giữa
công trình di dời - tái lập và công trình hiện trạng theo quy
định.
Thứ hai: Đối với hệ thống cây xanh, chiếu sáng công
cộng, biển báo và đèn tín hiệu giao thông của dự án tuyến
metro số 2: Chỉ xác định khối lượng hạ tầng kỹ thuật bị
ảnh hưởng bởi dự án và tính chi phí đốn hạ, di dời - tái lập
tạm trong hồ sơ bồi thường di dời - tái lập công trình thoát
nước, biển báo, cây xanh, chiếu sáng, đèn tín hiệu giao
thông.
Phần tái lập các hệ thống trên sẽ thực hiện trong dự án
giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2
TP.HCM.
Đối với di dời - tái lập hệ thống cấp nước của cả hai dự
án: Thực hiện đúng theo hình thức di dời - tái lập quy định
tại Điều 26 Quyết định 28 của UBND TP.
HUY VŨ
Hà Nội kỳ vọng dự án vành đai 4
hơn 23.500 tỉ
Các đại biểu kỳ vọng đường vành đai 4 - vùng thủ đô sẽ tạo thêmđộng lực phát triển kinh tế TPHà Nội, đồng
thời thúc đẩy nhiều khu vực ngoại thành cất cánh…
TRỌNGPHÚ
N
gày 20-5, HĐNDTPHà
Nội khóaXVI tổ chức kỳ
họp chuyên đề để xem
xét, quyết định chủ trương bố
trí, cân đối vốn cho dự án đầu
tư xây dựng đường vành đai
(VĐ) 4 - vùng thủ đô.
Hà Nội đủ khả năng
bố trí vốn
Trình bày tờ trình, Phó Chủ
tịch UBNDTPHà Nội Dương
Đức Tuấn cho biết đường VĐ
4 - vùng thủ đô là dự án quan
trọng quốc gia do Quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư
công kết hợp phương thức đối
tác công tư (PPP), loại hợp
đồng BOT.
Dự án vành đai 4 - vùng
thủ đô đi qua ba địa phương
gồm Hà Nội, Hưng Yên và
Bắc Ninh.
Toàn bộ dự án có tổng mức
đầu tư 85.813 tỉ đồng, trong đó
Hà Nội dự kiến bố trí nguồn
vốn từ ngân sách TP là 23.524
tỉ đồng để triển khai dự án.
Giai đoạn 2021-2025, TP bố
trí 19.477 tỉ đồng; giai đoạn
2026-2030, bố trí 4.047 tỉ đồng.
“UBNDTPcamkết đảmbảo
nguồn vốn thực hiện dự án theo
tiến độ. Kế hoạch vốn bố trí
hằng năm sẽ được UBND TP
trình HĐNDTP quyết nghị cụ
thể trên cơ sở thủ tục, tiến độ
triển khai thực hiện dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo luật định” - ôngTuấn nêu.
Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế - Ngân sách, HĐND
TP Hà Nội nhận định ngân
sách để thực hiện dự án được
Đề xuất thiết kế nổi bật cho cầu nối
Hà Nội và Hưng Yên
ĐB Nguyễn Tiến Minh (huyện Thường Tín) cho biết trên địa
bàn huyện Thường Tín, đường VĐ 4 sẽ nối hai địa phương Hà
Nội với Hưng Yên. Phía Hưng Yên là xã Mễ Sở, bên Hà Nội là xã
Hồng Vân.
ÔngMinhđề xuất đặt tên cho cây cầunối giữa hai địa phương
là cầu Chí Nghĩa, lấy ý tưởng từ hai câu nổi tiếng trong
BìnhNgô
đại cáo
của Nguyễn Trãi. Đồng thời, ông Minh đề nghị phải có
thiết kế nổi bật cho cây cầu nối này để tạo điểm nhấn du lịch
cho địa phương.
Toàn bộ dự án có
tổng mức đầu tư
85.813 tỉ đồng, trong
đó Hà Nội dự kiến
bố trí nguồn vốn từ
ngân sách TP là
23.524 tỉ đồng để
triển khai dự án.
Sơ đồ dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô. Đồ họa: HỒTRANG
Di dời hạ tầngkỹ thuật tuyếnmetro số2vàhầmchuiNguyễnHữuThọ
Các đơn vị
chức năng
đang lên
kế hoạch di
dời hạ tầng
kỹ thuật để
làmtuyến
metro số
2. Ảnh:
Đ.TRANG
sử dụng từ nguồn vốn bố trí
cho các dự án lớn.
Nguồn vốn này đã được
HĐNDTP thống nhất tại Nghị
quyết 21 (ngày 23-9-2021) là
phù hợp. Tổng nhu cầu vốn
bố trí cho dự án đường VĐ
4 - vùng thủ đô nằm trong khả
năng cân đối, huy động vốn
của TP, có tính khả thi cao.
Theo đó, cơ quan thẩm tra đề
nghị UBND TP Hà Nội có kế
hoạch, phương án, lộ trình cụ
thể trong cân đối và huy động
các nguồn lực tài chính hằng
năm để đảm bảo kịp thời đáp
ứng nhu cầu vốn cho dự án.
“Trong trường hợp tổng
mức đầu tư của dự án tăng,
việc đảm bảo nguồn vốn tăng
đáp ứng nhu cầu và tiến độ
thực hiện của dự án là cần
thiết. Ban Kinh tế - Ngân
sách cho rằng trong trường
hợp tăng tổng mức đầu tư,
nhu cầu vốn bổ sung cho dự
án sẽ chủ yếu được cân đối
trong kế hoạch đầu tư công
trung hạn kỳ sau 2026-2030,
không vượt quá khả năng huy
động của ngân sách TP” - báo
cáo thẩm tra nêu.
Động lực mới cho
cả vùng
Tại phiên họp, các đại biểu
(ĐB) đều cho rằng dự án đường
VĐ 4 - vùng thủ đô có ý nghĩa
và tầm quan trọng đặc biệt
đối với sự phát triển của Hà
Nội và các tỉnh lân cận trong
tương lai. Tuyến đường sẽ
tạo ra sự kết nối, liên thông,
không gian và động lực phát
triển mới cho vùng thủ đô.
ĐB Nguyễn Thành Nam
(huyện Phú Xuyên) phân tích
hiện nay tuyến đường VĐ 3
đã quá tải, thường xuyên ùn
tắc và trở thành lực cản cho
sự phát triển. Hàng hóa lưu
thông từ Hà Nội qua các tỉnh,
thành lân cận và chiều ngược
lại thường xuyên bị ách tắc.
“Dự án đường VĐ 4 càng
sớm triển khai, hoàn thành
ngày nào thì góp phần giảm
sự quá tải, ùn tắc cho tuyến
đường VĐ 3 ngày đó. Cùng
với đó, tuyến đường sẽ góp
phần hình thành những trục
đô thị, cực tăng trưởng mới
cho Hà Nội nói riêng và cả
vùng thủ đô nói chung” - ĐB
Nam nhấn mạnh.
Theo đó, ông Nam đề nghị
TP cần lựa chọn các nhà thầu
có đủ năng lực để đảm bảo
chất lượng dự án. Cạnh đó,
TP cần chỉ đạo chính sách
bồi thường tái định cư thống
nhất giữa các địa phương,
tránh khiếu nại, ảnh hưởng
đến tiến độ dự án.
Còn ĐBNguyễn TiếnMinh
(huyện Thường Tín) khẳng
định dự án khi hoàn thành sẽ
đóng góp rất lớn cho sự phát
triển của địa phương mình.
Theo ông Minh, huyện
Thường Tín là một trong bảy
quận, huyện có tuyến đường
VĐ 4 đi qua. Điều này góp
phần thúc đẩy quá trình đô thị
hóa của huyện, nhất là trong
bối cảnh huyện đang phấn
đấu lên quận với mũi nhọn
là phát triển du lịch, dịch vụ.
Sau khi thảo luận, các ĐB
HĐND TP Hà Nội khóa XVI
đã biểu quyết, nhất trí thông
qua nghị quyết thống nhất
chủ trương dự kiến nguồn
vốn triển khai thực hiện dự
án đường VĐ 4 - vùng thủ đô.
Theo đó, dự án được bố trí từ
ngân sách TP khoảng 23.524
tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn
2021-2025 là 19.400 tỉ đồng,
giai đoạn 2026-2030 là 4.047
tỉ đồng.
HĐND TP Hà Nội thống
nhất chủ trương trong trường
hợp tổngmức đầu tư của dự án
thành phần doTPHàNội là cấp
quyết địnhđầu tưvàtổchức thực
hiện theo cơ chế đượcQuốc hội
thông qua tại chủ trương đầu
tư của dự án phải điều chỉnh
tăng thì phần vốn tăng thêm sẽ
được xem xét bố trí từ nguồn
vốn ngân sách TP.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook