16
Quốc tế -
ThứBảy21-5-2022
Tiêu điểm
Củng cố liên minh Mỹ - Hàn Quốc sẽ là điểm nổi bật trong
hội nghị thượng đỉnh hôm nay giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden
và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Dự kiến hai lãnh
đạo sẽ bàn quanh hai mối quan tâm an ninh lớn: Đối phó với
Triều Tiên và Trung Quốc (TQ), theo hãng thông tấn
Yonhap
.
Tổng thống Yoon từng công khai đánh giá rằng quan hệ đối
tác an ninh Mỹ - Hàn Quốc đã suy yếu dưới thời người tiền
nhiệmMoon Jae-in. Trong chiến dịch tranh cử, ông Yoon
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “răn đe mở rộng” khi Bình
Nhưỡng liên tục có các hành động khiêu khích như phóng tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hồi tháng 3, chấm dứt lệnh
cấm thử hạt nhân. Khả năng hôm nay lãnh đạo Mỹ và Hàn
Quốc sẽ bàn về các dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị cho vụ thử
hạt nhân lần thứ bảy.
Chưa rõ liệu hai lãnh đạo có duy trì thỏa thuận năm 2018
giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong-un cũng như thỏa thuận từ hội nghị thượng đỉnh
năm 2018 giữa Tổng thống Moon Jae-in và ông Kim Jong-un
tại làng Bàn Môn Điếm hay không. Với ông Kim Jong-un, các
thỏa thuận đó nhằmmục đích thúc đẩy sự tin cậy và hòa bình
lẫn nhau - như một nền tảng để xác định xem nên tham gia vào
các cuộc đàm phán với Hàn Quốc hay với Mỹ, theo các nhà
quan sát.
Nếu Mỹ và Hàn Quốc vẫn chủ trương tìm kiếm đối thoại
với Triều Tiên thì việc Bình Nhưỡng đang phải vật lộn với sự
bùng phát dịch COVID-19 có thể là yếu tố giúp Hàn Quốc và
Mỹ tiếp cận gần hơn với nước này, thông qua viện trợ nhân
đạo, cung cấp vaccine, theo nhiều nhà quan sát. Hai nước gần
đây đã đề nghị gửi viện trợ COVID-19 cho Triều Tiên nhưng
chưa được phản hồi.
Về TQ, lập trường chính sách của chính quyềnTổng thống
Moon Jae-in trước đó được đúc kết trongmột thuật ngữ tiêu biểu
cho thực tế địa chính trị phức tạp ởHànQuốc: “Sựmơ hồ chiến
lược”. Seoul tìmcách quản lý cả quan hệ đồngminh bền vững
với Mỹ và quan hệ đối tác chiến lược với TQ, đối tác thươngmại
hàng đầu của nước này.
GS khoa học chính trị NamChang-hee tại ĐH Inha cho rằng
chính quyềnTổng thốngYoon có thể thể hiện rõ ràng hơn chiến
lược chính sách đối ngoại so với chính quyền tiền nhiệmnhưng
vẫn sẽ tìmcách duy trì liên lạc với TQ. Theo ông, “nhiệmvụ
thách thức” đối với Tổng thốngYoon là dù có nghiêng về phía
Mỹ nhưng phải “tìm ra vị trí cân bằng”, vì nước này cần duy trì
hợp tác với TQvào thời điểmcần đến vai trò của Bắc Kinh đối
với các vấn đề Triều Tiên.
Triển vọng về sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Seoul với
Washington rõ ràng đã khiến Bắc Kinh bất an, theo
Yonhap
. Trao
đổi với Ngoại trưởngHànQuốc Park Jin hôm18-5, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giaoTQVươngNghị nhấnmạnh rằng hai nước cần thiết
phải phản đối và ngăn chặn “sự tách rời” có thể xảy ra.
Thêm nữa, một vấn đề địa chính trị quan trọng có thể được
bàn đến tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và
Tổng thống Yoon là lập trường chung của các đồng minh về
vấn đề eo biển Đài Loan. Trong tuyên bố từ hội nghị thượng
đỉnh giữa Tổng thống Moon và Tổng thống Biden hồi tháng
5-2021, các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của
việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.
THIÊN ÂN
Các mục tiêu chính trong chuyến
công du Hàn - Nhật của ông Biden
An ninh và kinh tế - hai mục tiêu chính trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông Biden
với vai trò tổng thốngMỹ.
ĐĂNGKHOA
C
hiều 20-5, chiếc Không
lực Một chở Tổng thống
Joe Biden hạ cánh tại sân
bay căn cứ không quân Osan
ở TP Pyeongtaek thuộc tỉnh
Gyeonggi, cách Seoul 70 km
về phía nam.
Theohãng thông tấn
Yonhap
,
Tổng thống Biden đã cùng
Tổng thống Hàn Quốc Yoon
Suk-yeol thăm nhà máy sản
xuất chipSamsungElectronics
ở TP Pyeongtaek thuộc tỉnh
Gyeonggi, cáchSeoul 70kmvề
phía nam. Tại TPPyeongtaek,
Tổng thống Biden cũng thăm
lính Mỹ tại trại Humphreys
- căn cứ lớn nhất của Mỹ ở
nước ngoài và là nơi đóng
quân của 28.500 binh sĩ Mỹ
ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc là điểm đến đầu
tiên của ông Biden trong
chuyến công du châu Á đầu
tiên với vai trò tổng thống
Mỹ. Sau ba ngày thăm Hàn
Quốc (từ ngày 20 đến 22-5),
ông Biden sẽ thăm Nhật (từ
ngày 22 đến 24-5). Theo giới
quan sát, củng cố đồng minh,
thắt chặt liênminh và tìmkiếm
hợp tác kinh tế sẽ là các mục
tiêu chính của ôngBiden trong
chuyến công du này.
Hai nội dung chính
Tổng thống Biden và Tổng
thống Yoon sẽ gặp thượng
đỉnh chính thức vào hôm
nay với hai vấn đề chính là
các chương trình hạt nhân và
tên lửa của Triều Tiên và rủi
ro chuỗi cung ứng, theo hãng
thông tấn
Yonhap
. Theo ông
KimTae-hyo, Phó Cố vấnAn
Củng cố đồng minh,
thắt chặt liên minh
và tìm kiếm hợp tác
kinh tế sẽ là các mục
tiêu chính của ông
Biden trong chuyến
công du này.
Ông Biden sẽ không tới khu
phiquânsựởbiêngiớiliênTriều
(DMZ) trong chuyến thămnày,
theo Phó Cố vấn An ninh quốc
giaHànQuốcKimTae-hyo. Ông
BidenđãhailầnđếnthămDMZ,
lần đầu tiên vào tháng 8-2001
khi ông là chủ tịch Ủy ban Đối
ngoại Thượng việnMỹ, lần thứ
hai vào tháng 12-2013 khi ông
là phó tổng thống Mỹ.
Ông Biden muốn cải thiện quan hệ
giữa hai đồng minh
Từ chuyến thăm của ông Biden, Mỹ sẽ hỗ trợ các sáng kiến
của Hàn Quốc và Nhật nhằm hiện đại hóa khả năng quốc
phòng và phát triển năng lực quân sự tấn công của hai nước
này, theohãng tin
Reuters
. ÔngBidendự kiến sẽ kêugọi sựhợp
tác chặt chẽ hơn giữa hai đồng minh Seoul và Tokyo, vốn lâu
nay căng thẳng ngoại giao về lịch sử thời chiến và thươngmại.
GS khoa học chính trị Nam Chang-hee tại ĐH Inha (Hàn
Quốc) đánh giá rằng việc ông Biden đến Seoul trước Tokyo
cho thấy Hàn Quốc là một phần trong bức tranh chiến lược
rộng lớn của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc ở châu Á và là
một thông điệp dành cho Nhật là Mỹ không muốn thấy Nhật
gây quá nhiều áp lực lên Hàn Quốc.
Theo ông EvanMedeiros, chuyên gia về châu Á trong chính
quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, “cốt lõi của chuyến đi
này là xây dựng mạng lưới liên minh ở Đông Á”. Ông Michael
Green, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến
lược và quốc tế (Mỹ), nhận xét ông Biden sẽ thuận lợi trong
mục tiêu củng cố liênminh, khi“ít nhất 20 năm”kể từ khi một
tổng thốngMỹ có thể trông chờ vào sự thẳng thắn ủng hộ liên
minh cùng lúc từ lãnh đạo ở cả Nhật và Hàn Quốc.
Tổng thốngHànQuốc Yoon Suk-yeol
(trái)
và Tổng thốngMỹ Joe Biden
(phải)
thămnhàmáy
sản xuất chip Samsung Electronics ở TP Pyeongtaek vào chiều 20-5. Ảnh: AP
Mỹ,HànQuốc sẽ xác địnhhướngđi nào với TriềuTiên, TrungQuốc?
ninh quốc gia Hàn Quốc, hai
lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận
đưa ra một kế hoạch hành
động chung nhằm tăng cường
khả năng phòng thủ và răn đe
tổng hợp nhằm đối phó mối
đe dọa ngày càng tăng từ các
chương trình hạt nhân và tên
lửa của Triều Tiên.
Các hành động cụ thể mà
hai nhà lãnh đạo có thể quyết
định thực hiện bao gồm nối
lại các cuộc tập trận quân sự
quy mô lớn và kích hoạt lại
nhóm tham vấn và chiến lược
răn đe mở rộng (EDSCG),
một cơ chế tham vấn về răn
đe mở rộng bị đình chỉ năm
2018 trong nhiệm kỳ của ông
Moon. Cụm từ “răn đe mở
rộng” đề cập đến việc Mỹ
triển khai cả vũ khí hạt nhân
và vũ khí thông thường để bảo
vệ đồng minh, theo
Yonhap
.
Bên cạnh đó, tại Hàn Quốc,
ông Biden cũng sẽ thể hiện
cam kết tăng cường hợp tác
với đồng minh về kinh tế và
thươngmại.Hai nướckhảnăng
sẽ thúc đẩy tăng cường hợp
tác về “an ninh kinh tế” với
trọng tâm là thiết lập chuỗi
cung ứng ổn định trong chất
bán dẫn, pin và các vật liệu
quan trọng khác.
Dự kiến khi gặp ông Biden
hôm nay, ông Yoon sẽ thông
báo về sự tham gia của Hàn
Quốc vào khuôn khổ kinh tế
Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương (IPEF) - một sáng kiến
do ông Biden đề xuất nhằm
đảm bảo công bằng thương
mại, đảm bảo chuỗi cung ứng
an toàn và linh hoạt, đặt ra
các quy tắc của nền kinh tế
kỹ thuật số và đầu tư vào cơ
sở hạ tầng.
Nhóm QUAD, khuôn
khổ kinh tế IPEF
Tại Nhật, Tổng thốngBiden
sẽ hội đàm cùng Thủ tướng
Nhật Kishida Fumio, Thủ
tướng Ấn Độ Narenda Modi
và nhân vật sẽ là thủ tướng
Úc sau cuộc bầu cử hôm nay
(21-5) trong khuôn khổ nhóm
Bộ tứ (QUAD).
Trước chuyến đi của ông
Biden, Cố vấnAn ninh quốc
gia Nhà Trắng Jake Sullivan
nhận xét rằng chuyến đi diễn
ra vào một “thời điểm quan
trọng”, khi ông Biden tìm
cách chứng tỏ vai trò lãnh
đạo của Mỹ trong việc đối
phó với cuộc chiến của Nga
ở Ukraine và khẳng định
ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương.
Khả năng ông Biden và ông
Kishida sẽ “nhắc nhở” ông
Modi về những gì Mỹ coi là
“phản ứng thận trọng” của
Ấn Độ với chiến dịch quân
sự của Nga ở Ukraine.
Theokếhoạch, trongchuyến
thăm Nhật, ông Biden sẽ
chính thức giới thiệu khuôn
khổ kinh tế IPEF và kêu gọi
các nước khu vực tham gia.
Tuy nhiên, theo giới quan
sát, chưa rõ phản ứng của
các nước đến đâu khi điều
các nước châu Ámong muốn
nhất - khả năng tiếp cận nhiều
hơn với thị trường Mỹ vốn
được thỏa thuận trong Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) mà Tổng thống
Donald Trump đã từ bỏ vào
năm 2017 - lại không phải là
một phần của IPEF.
Khả năng ông Kishida sẽ
kêu gọi ông Biden tham gia
vào Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) vốn
được điều chỉnh từ TPP sau
khi Mỹ từ bỏ,
Reuters
dẫn
thông tin từmột số quan chức
và nhà phân tích Nhật.•