14
(Tiếp theo trang 1)
Thể thao -
ThứBảy21-5-2022
MINHQUANG-DUYKHANG
N
gay thời điểm huyền thoại
bơi lội nữ Việt Nam (VN)
Nguyễn Thị Ánh Viên (kình
ngư đoạt nhiều huy chương SEA
Games nhất, 25 HCV) tuyên bố
giải nghệ đã dấy lên những ưu
tư về trọng trách “vàng” của bơi
lội VN. Từ mục tiêu 10 HCV, bơi
VN buộc phải hạ chỉ tiêu xuống 6
HCV tại SEA Games 31.
Nếu như ở các môn khác thường
lấy “nữ làm chủ công” thì các kình
ngư VN có thể tự hào khi 11 chiếc
HCV ở kỳ đại hội lần này đều do
các VĐV nam giành được. Nổi
bật nhất trong số này là 4 HCV cá
nhân và hai kỷ lục của kình ngư
Nguyễn Huy Hoàng, Trần Nguyên
Hưng (3 HCV, một kỷ lục), Phạm
Thanh Bảo (2 HCV, một kỷ lục),
cùng với đó là 2 HCV nội dung
tiếp sức tự do nam.
Đặc biệt, sau gần hai thập niên
bơi lội Đông NamÁ chứng kiến sự
thống trị của Singapore, các cự ly
tiếp sức đã bắt đầu dịch chuyển bởi
sự vươn lên của các chàng trai VN.
Đáng chú ý, đây cũng là kỳ SEA
Games đầu tiên các nam kình ngư
VN vượt mặt Joseph Schooling và
các đồng đội trên bình diện đoạt
HCV, khi tỉ lệ chiến thắng giữa hai
nền bơi lội mạnh nhất khu vực là
11-9 nghiêng về phía VN.
Nế u b ỏ q u a c h i ế c HCV
4x100 m tự do “từ trên trời rơi
xuống” do Singapore, Malaysia
cùng phạm quy, chức vô địch cùng
một kỷ lục SEA Games mới ở cự
ly 4x200 m tự do tiếp sức nam, do
bộ tứ Huy Hoàng - Quý Phước -
Hưng Nguyên - KimSơn thực hiện
được, đã phần nào phá vỡ sự độc
tôn của bơi lội Singapore ở đấu
trường khu vực.
FIFA “chốt” trọng tài
World Cup, có 6 nữ,
không có Nga
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài
FIFA Pierluigi Collina vừa tiết lộ
cho báo chí quốc tế về lực lượng
trọng tài làm việc tại vòng chung
kết World Cup 2022 tại Qatar
vào cuối năm.
Có 36 trọng tài, 69 trợ lý
trọng tài và 24 trợ lý VAR.
Đặc biệt, trong số này có sáu
nữ gồm ba trọng tài chính là
Stephanie Frappart (Pháp),
Salima Mukangsanga (Rwanda)
và Yoshimi Yamashida (Nhật
Bản); ba trợ lý gồm Neuza Back
(Brazil), Karen Diaz Medina
(Mexico) và Kathryn Nesbitt
(Mỹ).
Trong những gương mặt nữ
trên, nổi tiếng nhất là nữ trọng
tài Stephanie Frappart từng
làm trọng tài chính trận Siêu
cúp châu Âu giữa Liverpool và
Chelsea năm 2019.
Cựu còi vàng Collina còn cho
biết lần này FIFA không gọi các
trọng tài Nga làm nhiệm vụ.
Một cách khéo léo, ông Collina
giải thích: “Việc chọn các trọng
tài, trợ lý làm nhiệm vụ World
Cup 2022 là căn cứ sự thể hiện
chuyên môn của họ ở các giải
quốc tế, giải nội địa trong nhiều
năm gần đây. Danh sách FIFA
chọn các trọng tài làm nhiệm vụ
là những người có đẳng cấp cao
nhất hiện nay của bóng đá thế
giới”.
Vòng chung kết World Cup
2022 diễn ra từ ngày 21-11 đến
18-12, tại tám sân vận động ở
bảy TP của Qatar gồm Doha,
Lusail, Al Wakrah, Al Khor, Al
Rayyan, Umm Salal và Madinat
ash Shamal.
DUY ÂN
Nữ trọng tài Stephanie Frappart từng
làmtrọng tài chính trận Siêu cúp
châuÂu giữa Liverpool và Chelsea.
Ảnh: GETTY IMAGES
Bơi Việt Nam thời “hậu”
Ánh Viên
Singapore thống trị đường đua xanhĐông NamÁ nhưng nay chắc chắn phải dè
chừng, sau nhữngmàn trình diễn ấn tượng của bơi lội Việt Nam tại SEAGames 31.
Ngày thi đấu 21-5
Trongngày thi đấuápchót, cònđến13môn thi đấucó traohuy chương.
Môn
đua xe đạp
đường trường tại Hòa Bình, các tuyển thủ Phan
Hoàng Thái, Nguyễn Hoàng Sang, Huỳnh Thanh Tùng và Nguyễn Tuấn
Vũ dự tranh duy nhất bộ huy chương nội dung xuất phát đồng hàng
nam, lộ trình dài 180 km.
Môn
quần vợt
ở Bắc Ninh, VN còn duy nhất hai tay vợt tranh vé vào
chung kết nội dung đơn nam. Đương kimvô địch đồng thời là hạt giống
số 1 Lý Hoàng Nam sẽ đối đầu với đối thủ số 4 Charoenphon (Thái Lan),
trong khi Trịnh Linh Giang tranh vé đi tiếp với Sadettan (Lào).
Lúc 19 giờ trên sân Cẩm Phả diễn ra trận chung kết
bóng đá nữ
giữa
tuyển VN gặp kỳ phùng địch thủ Thái Lan.
Môn
bóng ném
ở Bắc Ninh (lúc 15 giờ và 17 giờ), hai trận tranh HCV
của đội tuyển nam và nữ VN đều đụng độ các đội bóng của Thái Lan.
Ngoài ra, các VĐV VN còn có thể giành thêm các HCV ở các môn
cử
tạ
,
judo
,
cầu mây
,
bắn súng
,
vovinam
cùng hai môn mới khởi tranh
gồm
lặn
và
aerobic
.
Bộ tứ 4x200mtự do namkhiến Shooling và các đồng đội Singapore phải ngước nhìn những nhà tân vô địch sở hữu
kỷ lục SEAGamesmới. Ảnh: ANHPHƯƠNG
Sau gần hai thập niên
bơi lội Đông Nam Á
chứng kiến sự thống trị
của Singapore, các cự ly
tiếp sức đã bắt đầu dịch
chuyển bởi sự vươn lên
của các chàng trai VN.
Khi chungkết ViệtNam- Thái Lanvượt rakhỏi 1 trậnbóng
19 năm trước, cũng trên sân Mỹ Đình,
hai đội đã gặp nhau trong một trận đấu
kịch tính và thế hệ Văn Quyến, Quốc
Vượng, Minh Phương, Tài Em… đã lỗi
hẹn với bộ HCV khi U-23 Việt Nam (VN)
thua bàn thắng vàng ở hiệp phụ sau 90 phút hòa 1-1.
Nhưng điều đáng nói hơn về trận chung kết đấy lại là sức
nóng của Mỹ Đình trước khi bóng lăn, mà cố Phó Chủ tịch
Ủy ban Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang khi sinh thời đã kể
lại. Ông Giang khi ấy trong vai trò ban tổ chức SEA Games
đã trực tiếp gặp lãnh đạo đoàn thể thao Thái Lan và tiếp
nhận lời đề nghị sau trận chung kết, cho phép trực thăng của
Thái Lan được hạ cánh tại Mỹ Đình để đón toàn bộ đội U-23
Thái Lan về nước, bất kể thắng hay thua. Lãnh đạo đoàn
Thái Lan còn phân tích rằng họ e ngại sức nóng của Mỹ
Đình và sự cuồng nhiệt của khán giả VN sẽ không đảm bảo
an toàn cho cầu thủ của mình…
Ông Giang nghe xong đã nhấn mạnh từng chữ trong câu
trả lời: “Tôi hiểu nỗi lo của quý ngài nhưng với tư cách ban
tổ chức SEA Games 22 - 2003, VN chúng tôi khẳng định sẽ
không có một sự cố nào xảy ra với các cầu thủ Thái Lan.
Các CĐV VN cuồng nhiệt nhưng họ không phải là hooligan
và sẽ không ai đụng đến cầu thủ Thái Lan. Hơn nữa, hãy tin
vào công tác an ninh của chúng tôi! Tôi lấy tư cách ban tổ
chức SEA Games ra đảm bảo với quý ngài”.
Sở dĩ ông Giang sau SEA Games 22 - 2003 đã chia sẻ câu
chuyện trên với tôi (khi ấy là cấp dưới của ông) để đề cập
đến việc “mất vàng” thật đáng tiếc. Ông Giang nói: “Đá
với một đối thủ mà họ sợ chúng ta đến độ xin được cho phép
trực thăng hạ cánh ở Mỹ Đình để “bốc” cầu thủ của họ sau
trận đấu, thế mà chúng ta không tận dụng được thiên thời,
địa lợi, nhân hòa thì đáng tiếc thật!”. Ông Giang cũng chia
sẻ rằng SEA Games ấy đoàn thể thao VN vượt mốc với 158
HCV, hơn Thái Lan đến 69 HCV nhưng mất HCV bóng đá
nam khiến ông cảm thấy “chưa đã”, chưa trọn vẹn.
19 năm sau, Mỹ Đình lại đón nhận một trận chung kết
giữa hai đội bóng có nhiều duyên nợ và sức nóng của Mỹ
Đình càng dữ dội hơn, khủng khiếp hơn.
Khác với SEA Games 22 là U-23 VN sẽ ra sân với tư thế
nhà vô địch, còn U-23 Thái Lan lại ở vào thế người đi đòi lại
ngôi vua bóng đá nam ở Đại hội thể thao Đông Nam Á, dù
một năm trước người Thái đã đòi được chức vô địch
AFF Cup.
Đây thực sự được xem là một trận derby Đông Nam Á bởi
đội nào cũng đặt tham vọng cao nhất và có cùng trận bán kết
vất vả sau 120 phút kịch tính.
Lần này lãnh đạo đoàn Thái Lan không còn có những đề
nghị như 19 năm trước, trong khi U-23 VN thì đang hướng
đến lời hứa với người hâm mộ: Đoạt vàng một cách thuyết
phục trên sân nhà để viết tiếp trang sử dang dở mà thế hệ
đàn anh lỗi hẹn năm 2003 tại Mỹ Đình.
Chúc các chàng trai vàng của bóng đá VN “chân cứng đá
mềm” và biến đêm 22-5 thành ngày hội bóng đá trọn vẹn.
NGUYỄN NGUYÊN
Cùng với sự khẳng định tên tuổi
của các kình ngư đàn anh, VĐV16
tuổi Nguyễn Quang Thuấn (em trai
củaÁnhViên) cũngkhẳngđịnhđược
tài năng của mình bằng chiếc HCB
cự ly 400mhỗn hợp ngay trong lần
đầu tiên em tham dự SEAGames.
Cùng với đó là sự lóe sáng của “sao
hôm” 17 tuổi HồNguyễnDuyKhoa
ở cự ly200mbướmnam. DuyKhoa
liên tục bám đuổi các đối thủ ở
150mđầu nhưng tiếc là emđã “hụt”
huy chương do thiếu độ bền lẫn sức
rướn những mét cuối.
Trong thời gianchờnhững tài năng
nữ “chín muồi” thời kỳ “hậu” Ánh
Viên, bơi lội VN đã có thể yên tâm
với đội hình namđầy tài năng đang
được đầu tư đúng hướng.•