134-2022 - page 8

8
Cảnh báo hướng bão di chuyển phức tạp
vào các tháng cuối năm 2022
Sáng 16-6, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc
gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn) tổ chức hội thảo
“Phối hợp hướng dẫn khai thác thông tin khí tượng thủy
văn và cập nhật nhận định diễn biến thiên tai năm 2022”.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự
báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết từ nay đến hết
năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-
12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có 4-6 cơn ảnh
hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
“Cần đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức
tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022” - ông Lâm
nhấn mạnh.
Ông Lâm cũng cho biết từ khoảng tháng 10, tháng 11,
khu vực ven biển Trung bộ và Tây Nguyên dự báo lượng
mưa cao hơn trung bình nhiều năm. Cảnh báo nguy cơ
cao xảy ra mưa lớn dồn dập.
Về nắng nóng, trong tháng 7 khu vực Bắc bộ, Trung
bộ nhiều khả năng tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt với
nhiệt độ cao nhất trên 37 độ C.
Đáng chú ý, năm nay không khí lạnh có khả năng hoạt
động sớm trong tháng 10, tháng 11.
AN HIỀN
Ninh Thuận bổ sung 2 triệu m
3
đất
cho cao tốc Bắc - Nam
Ngày 16-6, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết đã bổ sung
cấp phép thăm dò hai mỏ có trữ lượng khoảng 2 triệu m
3
đất
để thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến ban chỉ đạo, ông Lê
Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết trên
cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã bổ sung
cấp phép thăm dò hai mỏ đất ở xã Phước Hữu và Phước
Vinh.
Sau khi quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của
huyện Ninh Phước được phê duyệt, Sở KH&ĐT tỉnh Ninh
Thuận sẽ tham mưu UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương
đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo báo cáo, Ninh Thuận đã bàn giao 100% mặt bằng
dự án cho doanh nghiệp triển khai thi công. Đồng thời, các
huyện đã cơ bản hoàn thành công tác di dời các công trình
hạ tầng kỹ thuật ra khỏi phạm vi thi công dự án đường bộ
cao tốc Bắc - Nam.
Khối lượng đá và cát phục vụ cho dự án đã cơ bản đáp
ứng đủ nhu cầu. Riêng đối với vật liệu đắp, các mỏ đang
khai thác và quy hoạch trên địa bàn đã đáp ứng đủ 3,86
triệu m
3
đất để phục vụ thi công.
Tuy nhiên, qua khảo sát doanh nghiệp dự án và nhà thầu
thi công nhận thấy quá trình vận chuyển nguồn vật liệu từ
các mỏ đến công trình gặp khó khăn về đường sá. Hiện các
mỏ gần dự án chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1,86 triệu m
3
đất.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Ninh Thuận thống nhất bổ
sung hai mỏ ở Phước Hữu và Phước Vinh có trữ lượng đất
khoảng 2 triệu m
3
để phục vụ dự án.
HUỲNH HẢI
TP.HCMđang từngbước
chấmdứt khai thác nước ngầm
Tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan làmột trong những nguyên nhân gây ô nhiễmnguồn nước ngầm,
tăng nguy cơ gây sụt lún trên địa bàn TP.HCM.
NGUYỄNCHÂU
U
BND TP.HCM vừa ban
hànhquyết định thựchiện
Chương trình cung cấp
nước sạch và chấm dứt khai
thác nước ngầm trên địa bàn
TP năm 2022.
Theo đó, TP đặt mục tiêu
đảm bảo cung cấp nước an
toàn trong bối cảnh biến đổi
khí hậu. Đồng thời, hạn chế
khai thác nước dưới đất và
trám lấp giếng khoan trên
địa bàn TP.
Đảm bảo cung cấp
nước sạch cho
người dân
TP.HCM đặt ra mục tiêu
trong năm 2022 giảm tỉ lệ thất
thoát nước sạch dưới 18,46%
và duy trì tỉ lệ 100% hộ dân sử
dụng nước sạch. Ngoài ra, TP
sẽ tập trung đầu tư mở rộng
và cải tạo mạng lưới đường
ống cấp nước. Cạnh đó, ưu
tiên đầu tư các dự án đảm bảo
cấp nước an toàn và chống thất
thoát nước sạch.
TP.HCMcũng sẽ tiếp tục lắp
đặt thí điểm công trình cung
cấp nước uống tại vòi ở các khu
vực công cộng như công viên,
trường học, bệnh viện. Đồng
thời, tuyên truyền và nâng cao
ý thức người dân, cộng đồng
trong việc sử dụng nước sạch
để đảm bảo sức khỏe.
ÔngNguyễnVănĐắng, Phó
Tổng giám đốc Tổng công ty
Cấp nước Sài Gòn (Sawaco),
cho biết: Xác định việc giảm
khai thác nước ngầm và cấp
Lượng hộ dân khai thác nước ngầm
để sinh hoạt giảm dần
Theo Sở TN&MT TP.HCM, lộ trình giảm khai thác nước ngầm
đã được UBND TP.HCM phê duyệt. Cụ thể, đến cuối năm 2023,
tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn TP.HCM còn 150.000 m
3
/ngày. Đến cuối năm2025, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn
TP còn 100.000 m
3
/ngày.
Đồng thời, TP.HCM đặt mục tiêu đảm bảo việc khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới
đất phải gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước.
Hằng năm, Sở TN&MT đều phối hợp với các địa phương để
rà soát danh sách hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt. Sở cho
biết qua rà soát cho thấy số lượng hộ dân khai thác nước ngầm
để sinh hoạt giảm dần theo từng năm.
Tuy nhiên, có một số địa bàn như Hóc Môn, Bình Chánh, Củ
Chi…việchạnchế khai thácnướcngầmcòngặpnhiềukhókhăn.
Để hạn chế việc khai thác nước ngầm tại các địa phương này,
Sở TN&MT đã lập kế hoạch hỗ trợ kinh phí trám lấp các giếng
khoan cho người dân, trình UBND TP.HCM xem xét, phê duyệt.
TP.HCM đặt ra
mục tiêu trong năm
2022 giảm tỉ lệ thất
thoát nước sạch dưới
18,46% và duy trì
tỉ lệ 100% hộ dân
sử dụng nước sạch.
Công ty
cổ phần
Cấp nước
TânHòa
lấp giếng
khoan
ở quận
Tân Phú,
TP.HCM
ngày 16-6.
Ảnh:
NGUYỄN
CHÂU
UBND tỉnhNinh Thuận thống nhất bổ sung hai mỏ Phước Hữu và
Phước Vinh có trữ lượng khoảng 2 triệum
3
. Ảnh: HỮUPHƯƠNG
nước an toàn là nhiệmvụ trọng
tâm, Sawaco và các công ty
cấp nước thành viên luôn nỗ
lực cấp nước chất lượng, an
toàn cho 20/21 quận, huyện
và TP Thủ Đức với hơn 1,5
triệu đồng hồ nước. Công ty
tiếp tục giữ vững thành quả
cung cấp nước sạch cho 100%
hộ dân TP.
Hiện tại, Sawaco đã và đang
triển khai nhiều giải pháp, đặt
ra mục tiêu trong giai đoạn
2020-2025 hạn chế tối đa khai
thác nước ngầm, đảm bảo cấp
nước an toàn, liên tục. Công
ty sẽ nâng tổng công suất hệ
thống cấp nước từ 2,4 triệu
m
3
/ngày đêm lên 2,9 triệu
m
3
/ngày đêm, tỉ lệ thất thoát
nước giảm xuống còn 17,5%.
Để giúp người dân thay đổi
nhận thức và khuyến khích sử
dụng nước sạch thay cho nước
ngầmnhằmđảmbảo sức khỏe,
Sawaco luôn cung cấp nguồn
nước sạch liên tục, chất lượng,
đồng thời vận động người dân
hạn chế khai thác nước ngầm.
“Đối với cáckhucôngnghiệp,
khu chế xuất sẽ có giá bán sỉ
nước hợp lý. Đó cũng chính là
trách nhiệm của Sawaco trong
việc bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên cũng như bảo vệ
môi trường. Từ đó, hướng đến
phát triển bền vững trong giai
đoạn hiện nay, khi sự biến đổi
khí hậu đang dần gây ra nhiều
hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống và sức khỏe nhân
dân” - ông Đắng thông tin.
Tiến hành trám lấp
nhiều giếng khoan
Để đảm bảo hoàn thành
mục tiêu tiến tới chấm dứt
khai thác nước dưới đất,
UBND TP.HCM yêu cầu các
cơ quan, đơn vị liên quan cần
tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động người dân,
tổ chức, doanh nghiệp thực
hiện việc hạn chế khai thác,
sử dụng nước dưới đất. Cạnh
đó, cần trám lấp giếng theo
quy định nhằm bảo vệ nguồn
nước dưới đất, hạn chế các
nguy cơ do khai thác nước
dưới đất gây ra.
Công tySawaco cho biếtmột
trong những nhiệm vụ trọng
tâm mà đơn vị đặt ra là phối
hợp cùng các địa phương triển
khai thực hiện kế hoạch “giảm
khai thác nước dưới đất và trám
lấp giếng khai thác nước dưới
đất trên địa bàn TP.HCM đến
năm 2025”.
Ông Nguyễn Quốc Bình,
Phó Chủ tịch UBND quận
Tân Phú, đánh giá tình trạng
khai thác nước ngầm tràn
lan, không kiểm soát là một
trong những nguyên nhân gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm
và nguồn tài nguyên nước,
tăng nguy cơ gây sụt lún trên
địa bàn TP. Ngoài ra, việc sử
dụng nước giếng khoan, chưa
qua xử lý có nguy cơ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người.
Theo ông Bình, để thực hiện
kế hoạch giảm khai thác nước
dưới đất và trám lấp giếng
khoan, kế hoạch thực hiện
chương trình cung cấp nước
sạch và chấm dứt khai thác
nước ngầm trên địa bàn TP
giai đoạn 2021-2025, UBND
quận Tân Phú đã ban hành và
tổ chức triển khai thực hiện
về giảm khai thác nước dưới
đất và trám lấp giếng khai
thác nước dưới đất trên địa
bàn quận.
“Quận sẽ thông qua công tác
tuyên truyền, vận động để tổ
chức hộ cá nhân hiểu tiến tới
ngưng khai thác nước ngầmvà
thực hiện trám lấp các giếng
khoan” - ông Bình cho hay.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook