134-2022 - page 9

9
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho rằng nếu tách Tổng cục Đường
bộ Việt Nam thành hai cục sẽ có bất cập, vì hai cơ quan này đều quản lý
đường bộ.
Đề nghị rà soát, điều chỉnh thời lượng
đèn tín hiệu giao thông
Theo Sở GTVT TP.HCM, mới đây tại kỳ họp thứ tư, HĐND TP
khóa X, Sở GTVT TP đã nhận được phản ánh của cử tri với nội
dung: “Đề nghị điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại các đoạn
đường vắng lúc đêm khuya vì các đối tượng lợi dụng lúc người
dân dừng lại để cướp giật tài sản…”.
Để kịp thời chấn chỉnh theo phản ánh của cử tri, đảm bảo các
phương tiện lưu thông ổn định và an toàn giao thông, Sở GTVT
TP có văn bản gửi Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường
bộ, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị. Theo đó,
Sở GTVT TP đề nghị rà soát và triển khai thực hiện việc điều
chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông cho phù hợp với thực tế
tình trạng lưu thông của các phương tiện trong ngày (đặc biệt về
đêm).
Sở GTVT TP cũng yêu cầu các đơn vị cũng cần đưa ra nhiều
kịch bản điều khiển thời lượng khác nhau, nhằm đảm bảo các
phương tiện lưu thông ổn định và an toàn giao thông. Lưu ý, thời
lượng đèn tín hiệu giao thông phải đảm bảo thời gian tối thiểu
theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT.
ĐÀO TRANG
ÔngNguyễn
VănHuyện
(ngồi giữa)
điều hành
phiên họp
của Tổng cục
Đường bộ. Ảnh:
V.LONG
“Nhà cửa, xe cộ có
thể chia được nhưng
chiamáy chủ, hạ
tầng công nghệ
trong quản lý, giám
sát đường bộ, nhất
là giámsát doanh
thu của 68 dự án
BOT rất khó” - ông
Huyện nói.
VIẾT LONG
S
áng 16-6, ông Nguyễn
Văn Huyện, Tổng cục
trưởngTổngcụcĐường
bộ Việt Nam (ĐBVN),
“trải lòng” về đề xuất tách
Tổng cục ĐBVN thành Cục
ĐBVN và Cục Đường bộ
cao tốc VN.
Theo ông Huyện, sau 12
năm thành lập, đến nay đơn
vị đãhoàn thành tốt nhiệmvụ
đượcgiao.Tuynhiên,theosắp
xếp của Chính phủ, tổng cục
phải có bộmáy thống nhất từ
trung ương đến địa phương
nhưng Tổng cục Đường bộ
chưa đáp ứng đủ tiêu chí nên
thuộc đối tượng xem xét tổ
chức lại. Dù vậy, ôngHuyện
cho rằng nếu tách Tổng cục
ĐBVNthànhhaicụcsẽcóbất
cập, vì hai cơ quan này đều
quản lý đường bộ. Trong khi
đường cao tốc là một cấp kỹ
thuật theo tiêu chuẩn đường
bộ.Đườngcaotốckhôngphải
là một cấp quản lý.
“Cạnh đó, việc sắp xếp
nhân sự cũng có những bất
cập, bởi nếu tách thêm một
Cục Đường bộ cao tốc VN
với quymô 170 người lấy từ
CụcĐBVNsang rất lãngphí,
vì quản lý chưa được 200 km
đường cao tốc đầu tư công.
Còn 1.000 kmđường cao tốc
"Tách Tổng cục Đường bộ
thành 2 cục sẽ bất cập"
BV Răng Hàm Mặt bị nhắc nhở phải hoàn trả
vỉa hè
Sở GTVT TP.HCM cho biết Thanh tra sở vừa tiến hành kiểm
tra, xử lý tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, đặc biệt
là khu vực các bệnh viện (BV) sử dụng vỉa hè để trông giữ xe
máy.
Theo Sở GTVT TP, việc tự ý tổ chức chiếm dụng vỉa hè làm
điểm trông giữ xe tại khu vực trước 263-265 Trần Hưng Đạo
theo giải trình của BV Răng Hàm Mặt TP.HCM là không thực
hiện đúng trên phạm vi cho phép của UBND TP. Cụ thể, BV đã
không chừa tối thiểu 1,5 m chiều rộng vỉa hè dành cho người đi
bộ theo Quyết định 74/2008.
Do đó, Sở GTVT TP đề nghị BV hoàn trả vỉa hè theo nguyên
trạng. Đồng thời, BV cần rà soát điều chỉnh biện pháp thi công
cải tạo, nâng cấp BV nhằm đảm bảo đáp ứng về diện tích đỗ xe
phục vụ người dân đến thăm, khám chữa bệnh trong suốt thời
gian hoạt động của BV. BV cũng cần liên hệ UBND quận 1 để
có ý kiến chính thức về việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè
phục vụ việc thi công cải tạo, nâng cấp BV.
Ngoài ra, Sở GTVT TP cũng đề nghị UBND TP Thủ Đức, các
quận, huyện khi xem xét cấp phép sử dụng tạm thời một phần
vỉa hè ngoài mục đích giao thông, tổ chức trông giữ xe tuyệt
đối tuân thủ quy định “lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng
cho mục đích giao thông”. Đối với trường hợp đặc biệt, việc sử
dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác
do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng
đến trật tự, an toàn giao thông.
T.NGUYÊN
đầu tư BOT do các nhà đầu
tư quản lý, khai thác, quản lý
nhà nước chỉ xử lý các tình
huống. Trong khi có 25.000
km đường bộ khác cần quản
lý…” - ông Huyện nói.
Ông Huyện cho biết
thêm Nghị quyết 18 của
Ban chấp hành Trung ương
Đảng về sắp xếp bộ máy
của hệ thống chính trị tinh
gọn có nêu “một cơ quan
thực hiện nhiều việc và một
việc chỉ giao cho một cơ
quan chủ trì thực hiện và
chịu trách nhiệm chính”.
Trong khi đó đường cao
tốc chỉ là một cấp đường
bộ, nếu không tách thành
hai cục thì khi đi tuần kiểm
có thể một đoàn kiểm tra
cả quốc lộ lẫn cao tốc bên
cạnh. Nhưng nếu tách ra
cần hai bộ máy để kiểm
tra, quản lý.
Mặt khác, luật không
thể tách thành luật đường
bộ và luật đường cao tốc,
không có luật thì không
có nghị định, tách thành
hai cục làm việc rất khó.
“Song song đó, tách làm
hai cục, nhà cửa, xe cộ có
thể chia được nhưng chia
máy chủ, hạ tầng công
nghệ trong quản lý, giám
sát đường bộ, nhất là giám
sát doanh thu của 68 dự án
BOT rất khó” - ông Huyện
phân tích thêm.
Tổng cục trưởng Tổng
cục Đường bộ cũng khẳng
định việc ông ký đề án là
theo sự thống nhất chung
của bốn lãnh đạo và sáu
ủy viên thường vụ. “Chứ
bản thân không nhất trí, vì
tôi sống với ngành đường
bộ cả đời, nếu đẻ ra cái gì
đó mà què quặt không điều
hành được thì rất nguy
hiểm” - ông Huyện nói.
Hiện Bộ GTVT đang
thẩm định lại đề án trước
khi bộ trình Chính phủ.
Tuy nhiên, cá nhân ông
Huyện cho rằng nếu xóa
mô hình tổng cục thì phải
có đánh giá tác động nhưng
chưa có chỉ đạo việc này.
“Đùng một phát thì tách,
dưới phải nghe trên, tôi
phải theo nghị quyết của
lãnh đạo” - ông Huyện
chia sẻ.
Trước đó, Bộ GTVT
có dự thảo nghị định quy
định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ GTVT. Trong đó,
đáng chú ý là đề xuất tách
Tổng cục ĐBVN. Nguyên
nhân tách là do Bộ Nội vụ
cho rằng Tổng cục ĐBVN
chưa đáp ứng các tiêu chí
thành lập tổng cục. Tuy
nhiên, tờ trình này cũng
nêu rằng sau khi tổ chức
lại, cơ bản Cục ĐBVN sẽ
tiếp tục thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn của
Tổng cục ĐBVN hiện nay.
Cạnh đó, việc thành lập
một cục riêng quản lý một
phần trong hệ thống đường
bộ là không cần thiết, đi
ngược với tinh thần Nghị
quyết 18. Song song đó sẽ
có sự trùng lặp, chồng chéo.
Ngoài ra, hệ thống đường
cao tốc hiện nay cũng có
rất nhiều đoạn đầu tư theo
phương thức đối tác công
tư PPP, nếu đề xuất của Bộ
GTVT được phê duyệt, các
doanh nghiệp BOT sẽ rơi
vào tình trạng “một cổ hai
tròng”, chịu sự quản lý từ
hai cơ quan tương đương.
Điều này sẽ gây không ít
khó khăn cho hoạt động
của các doanh nghiệp.•
Hàng ngàn hộ dân lắp nước máy nhưng không sử dụng
SởGTVT TP.HCMđề nghị BV RăngHàmMặt TP.HCMhoàn trả vỉa hè
theo nguyên trạng. Ảnh: ĐT
Sáng 16-6, tại quận Tân Phú (TP.HCM) diễn ra buổi lễ
ký kết liên tịch giữa UBND quận Tân Phú và Công ty cổ
phần Cấp nước Tân Hòa về việc phối hợp tổ chức vận động
người dân, doanh nghiệp hạn chế sử dụng nước ngầm, trám
lấp giếng khoan, giảm hóa đơn có chỉ số tiêu thụ 0-4 m
3
các hoạt động an sinh xã hội chăm lo cho người dân trên địa
bàn quận Tân Phú.
Theo ông Nguyễn Mười, Giám đốc Công ty cổ phần Cấp
nước Tân Hòa, hiện trên địa bàn quận Tân Phú còn khoảng
27.000 giếng khoan, nhiều hộ gia đình thường sử dụng
song song cả nước máy và nước ngầm, số lượng này khá
lớn. Mặc dù số lượng khách hàng của Công ty cổ phần Cấp
nước Tân Hòa là 150.000 hộ bao gồm quận Tân Bình và
Tân Phú nhưng số khách hàng không sử dụng nước máy là
hơn 10.000 hộ (trong tháng không tiêu thụ). “Việc sử dụng
nước ngầm gây ra nhiều hệ lụy như gây sụt lún, ảnh hưởng
sức khỏe. Do đó, công ty hỗ trợ trám lấp giếng cho người
dân, người dân nào có nhu cầu trám lấp giếng có thể liên hệ
với địa phương để được hỗ trợ” - ông Nguyễn Mười thông
tin.
Tại buổi lễ ký kết, ông Nguyễn Quốc Bình, Phó Chủ tịch
UBND quận Tân Phú, kêu gọi mỗi hộ gia đình, cá nhân,
doanh nghiệp ngưng khai thác, sử dụng giếng khoan, cùng
sử dụng nguồn nước sạch để bảo vệ nguồn tài nguyên nước,
cũng như bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình.
Ông Bình đề nghị UBND các phường trên địa bàn quận
Tân Phú thực hiện vận động, tuyên truyền người dân hạn
chế sử dụng nước ngầm, đồng thuận sử dụng nước sạch,
tiến tới ngưng sử dụng và thực hiện trám lấp các giếng
khoan không còn sử dụng. Đồng thời tăng cường công
tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi
trường và tài nguyên nước.
NGUYỄN CHÂU
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook