13
nhanh do nồng độ kháng thể
cần thiết để trung hòa virus ở
mức cao hơn so với các biến
thể virus SARS-CoV-2 trước
đây. Do vậy những người đã
tiêm mũi cơ bản nếu không
tiêm mũi nhắc lại vẫn có
nguy cơ mắc bệnh.
PGS-TS Dương Thị Hồng,
Phó Viện trưởng Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương,
cho biết người đã từng mắc
COVID-19 vẫn có khả năng
bị tái nhiễm và mắc các biến
chứng của bệnh, bao gồm cả
trẻ em và người lớn. Một số
nghiên cứu gần đây cho thấy
người tái nhiễm vẫn có nguy
cơ mắc bệnh mức độ nghiêm
NHƯLOAN
T
hông tin về tình hình dịch
trong nước và thế giới,
GS-TS Phan Trọng Lân,
Cục trưởngCụcYtế dựphòng,
BộY tế, cho biết trên thế giới
số ca mắc COVID-19 hiện
tăng 8%, tử vong giảm 3%.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia
đang lo ngại đợt bùng phát
mới trong mùa hè.
Trên thế giới số camắc chưa
ổn định, lúc tăng, lúc giảm,
không đồng đều giữa các khu
vực. Khu vực châu Phi có sự
gia tăng số ca mắc, tử vong,
khu vựcTâyThái BìnhDương
gia tăng ca tử vong.
Biến thể phụ BA.5
lây lan nhanh hơn
biến thể BA.1 và BA.2
Ông Lân cũng thông tin
nếu trước đây chỉ lưu hành
chủ yếu hai biến thể phụ của
Omicron là BA.1, BA.2 thì
đến nay một số nước ở châu
Âu và Mỹ đã xuất hiện biến
thể phụBA.4, BA.5 và bắt đầu
có sự gia tăng về số ca mắc.
Theo cục trưởng Cục Y tế
dự phòng, hiện nay thế giới
vẫn đang tiếp tục đánh giá
về tính lây lan của hai biến
thể phụ mới BA.4, BA.5. Tuy
nhiên, một số đánh giá nhỏ
lẻ ban đầu cho thấy hai biến
thể phụ này lây lan nhanh
hơn biến thể BA.1 và BA.2.
Về khả năng gây bệnh nặng,
hiện chưa có bằng chứng cụ
thể, tuy nhiên một số nghiên
cứu cho thấy có biểu hiện
tăng nặng tại khu vực châu
Phi. Dù vậy, để có bức tranh
tổng thể cần thêm nghiên
cứu tại châu Âu, châu Mỹ.
Hiện các nước vẫn cần tiếp
tục duy trì các biện pháp ứng
phó như tiêm vaccine, giám
sát trọng điểm…
Về tìnhhìnhdịchCOVID-19
trong nước, ông Lân cho
biết Việt Nam hiện đã có sự
xâm nhập biến thể BA.5 của
Omicron. Với sự xuất hiện
của biến thể mới có thể có
nguy cơ lấn át biến thể cũ
BA.1 và BA.2.
Theo các chuyên gia, việc
xâm nhập này là tất yếu vì
các nước ở châu Âu, Mỹ
cũng đã ghi nhận, với sự
giao lưu đi lại như hiện nay
thì điều này là bình thường.
Hiện tại, Việt Nam vẫn duy
trì đà giảm số ca mắc mới,
tỉ lệ chết/mắc rất thấp, lưu
hành chủ yếu là biến thể phụ
BA.2 của biến thể Omicron
với biểu hiện lâm sàng nhẹ.
Hiện Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã bổ sung hai
biến thể phụ BA.4, BA.5 vào
danh mục các biến thể cần
giám sát trong khi cơ quan
kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh châu Âu (ECDC) liệt
hai dòng phụ này vào danh
mục các biến thể đáng lo ngại.
Hiệu quả bảo vệ
của vaccine phòng
COVID-19 trên 50%
Bộ Y tế cho biết để ngăn
ngừa và phòng chống dịch
COVID-19, WHO và Trung
tâmKiểmsoát bệnh tật (CDC)
Mỹ khuyến cáo tiêm nhắc lại
vaccine phòng COVID-19.
Các nghiên cứu trên thế giới
đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ
của mũi tiêm cơ bản vaccine
phòng COVID-19 giảm dần
theo thời gian trong vòng sáu
tháng sau khi tiêm và trong
điều kiện xuất hiện các biến
thể mới.
Đối với biến thể Omicron,
hiệu quả bảo vệ giảm rất
Người dân TP.HCMtiêmvaccine ngừa COVID-19. Ảnh: NGUYỆTNHI
Vaccine phòng COVID-19 vẫn có
hiệu lực với biến thể Omicron
Biến thể BA.5 vẫn là của biến thể Omicron với sự lây lan
nhanh, mạnh hơn các biến thể BA.1, BA.2. Dù biến thể phụ
này lây lan nhanh nhưng thực tế, số ca mắc nặng không
quá cao, không gây quá tải hệ thống y tế. Vaccine phòng
chống dịch COVID-19 hiện nay vẫn có hiệu lực đối với biến
thể Omicron. Vì vậy, việc người dân đi tiêm các mũi nhắc
lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế là điều cần thiết để phòng
chống các biến thể mới xâm nhập này.
Do vaccine phòng COVID-19miễn dịch không bền vững,
sau một thời gian miễn dịch giảm nên sau khi tiêm hai mũi
vaccine liều cơ bản, người dân nên tiêm mũi bổ sung, mũi
nhắc lại để kích thích hệ thống miễn dịch.
PGS-TS
TRẦN ĐẮC PHU
,
nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế),
cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng
Tiêu điểm
Khi chưa khống
chế hoàn toàn được
dịch COVID-19 và
vẫn còn nguy cơ
xuất hiện các biến
thể mới của virus
SARS-COV-2, liều
tiêm nhắc lại thực
sự cần thiết giúp duy
trì khả năng bảo vệ
trước nguy cơ mắc
bệnh, chuyển bệnh
nặng và tử vong.
TạiViệtNam,từkhidịchbùng
phát đến nay đã ghi nhận hơn
43.000 trường hợp tử vong do
COVID-19. Trong đó, 52,8% số
ca tửvong là chưa tiêmvaccine,
29,8% đã tiêm một mũi hoặc
hai mũi và chỉ có 7,3% đã tiêm
ba mũi.
Đời sống xã hội -
ThứTư29-6-2022
Biến thể BA.5
của Omicron
có đáng sợ?
Người dân đi tiêm các mũi nhắc lại theo
khuyến cáo của Bộ Y tế là điều cần thiết để
phòng chống các biến thể mới xâmnhập.
sẽ khôi phục khả năng miễn
dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ
trước nguy cơ nhiễm virus
SARS-CoV-2.
Việc tiêm các mũi nhắc
lại (mũi 3, mũi 4) vaccine
phòng COVID-19 là cần
thiết nhằm bảo vệ người đi
tiêm không bị mắc bệnh,
đặc biệt là tránh nguy cơ bị
bệnh nặng và tử vong do dịch
COVID-19 trong điều kiện
xuất hiện các biến thể mới.
Nhấn mạnh vai trò của
vaccine phòng COVID-19,
TS-BS Vương Ánh Dương,
Phó Cục trưởng Cục Quản
lý khám chữa bệnh, Bộ Y
tế, cho biết các bằng chứng
khoa học cho đến nay đã chỉ
ra rằng hiệu quả bảo vệ của
vaccine phòng COVID-19
là trên 50%.•
Không được lơ là, chủ quan trong tổ chức
kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Sáng 28-6, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng
Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đến kiểm tra công tác chuẩn bị
kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh Vĩnh Long.
Báo cáo công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho biết số lượng
thí sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi tỉnh Vĩnh Long
là 10.372. Số lượng cán bộ thực hiện công tác coi thi là
1.615.
Tại các địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện còn
nhiều phà, đò ngang sông nên Sở GD&ĐT đã có văn bản
phối hợp với các địa phương chỉ đạo các bến đò, phà ưu
tiên phục vụ đưa rước thí sinh dự thi.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc
Thưởng lưu ý tỉnh Vĩnh Long tập trung các nhóm nhiệm
vụ trọng tâm trong công tác tổ chức thi như công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của địa phương; hệ thống văn bản chỉ đạo
công tác chuyên môn; công tác phối hợp; công tác chuẩn
bị cơ sở vật chất, chuyên môn, con người; công tác thanh
tra, kiểm tra, lấy phòng ngừa là chính, kịp thời nhắc nhở,
tăng cường kỷ cương; công tác tổ chức thực hiện, quán
triệt đảm bảo thực hiện đúng quy chế và các hướng dẫn
của các cơ quan chức năng, không để sơ suất; đảm bảo
chế độ thông tin, báo cáo và công tác truyền thông...
TN
Chạy xe đạp, bé trai bị chấn thương,
phải làm hậu môn tạm
Các bác sĩ BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa cấp
cứu cho bé trai (chín tuổi, ở Đồng Tháp) bị chấn thương
tầng sinh môn sau khi chạy xe đạp.
Theo lời người nhà, vào cuối tuần, bé trai mượn xe của
hàng xóm để đạp chơi gần nhà. Xe đạp có kích thước lớn
hơn so với thể trạng của bé. Thêm vào đó, phần nhựa của
bàn đạp đã bị bể, chỉ còn phần trụ kim loại.
Do đường sá sau mưa trơn trượt nên bé bị té ngã. Phần
trụ kim loại của bàn đạp đã đâm trực tiếp vào vùng tầng
sinh môn của bé. Vết thương cách hậu môn 2 cm khiến bé
chảy nhiều máu, bí tiêu, tiểu.
Cha của em cho biết trước đó bé đã từng nhiều lần sử
dụng xe đạp này. Vì đang bận làm việc và thấy con hay
mượn xe chơi nên gia đình không lường trước được nguy
hiểm.
Bé trai được các bác sĩ tại BV Nhi Đồng 2 mở bàng
quang ra da, làm hậu môn tạm, hiện tại bé đã ổn định.
HOÀNG LAN
Thứ trưởng PhạmNgọc Thưởng kiểmtra phòng y tế tại điểmthi.
Ảnh: GDTĐ
trọng và phải điều trị hồi sức
tích cực.
Tiêm mũi nhắc vaccine
COVID-19 sẽ làm gia tăng
nồng độ kháng thể bảo vệ,
qua đó giúp cơ thể được
bảo vệ trước nguy cơ mắc
COVID-19, giảm tỉ lệ nhập
viện, giảm số ca tiến triển
bệnh nặng và tử vong do
dịch COVID-19.
Theo kết quả của một số
nghiên cứu gần đây, những
người đã tiêm vaccine liều
cơ bản và bị mắc COVID-19,
miễn dịch bắt đầu giảmở tuần
10-19 sau tiêm. Nếu những
người này được tiêm nhắc lại
vaccine phòng COVID-19 thì