144-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư29-6-2022
Diễnbiếnmới vụán
camerangó qua
hàngxóm
Liên quan đến vụ án camera ngó qua nhà hàng
xóm mà
Pháp Luật TP.HCM
đã từng phản ánh, ngày
27-6, bị can Huỳnh Thanh Lam ngụ TP Cà Mau được
VKSND TP Cà Mau mời đến làm việc. 
Buổi làm việc có sự tham gia của Viện phó
VKSND TP Cà Mau Trần Quốc Hội với hai nội dung
chính. Một là phía VKS mong bị can Lam thông cảm
tiếp tục chờ đợi, VKS sẽ có động thái tố tụng tiếp
theo trong thời gian sớm nhất. Hai là VKS thông tin
cho bị can Lam biết hồ sơ vụ án đã chuyển qua cơ
quan điều tra để điều tra bổ sung về vấn đề thẩm định
giá. 
“Tôi không đồng ý thông cảm, tôi yêu cầu phải làm
đúng luật tố tụng về mặt thời gian. Đồng thời yêu cầu
phải trả lời các đơn khiếu nại của tôi bằng văn bản”
- ông Lam nói với PV sau buổi làm việc.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 174 Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015, trường hợp vụ án do tòa án trả
lại để yêu câu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ
sung không quá một tháng. Thời hạn điều tra bổ sung
sẽ được tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ
vụ án và yêu cầu điều tra bô sung.
Hồ sơ thể hiện vào năm 2019, ông Lam mua thửa
đất cập ranh với ông Tô Thiên Phong, tọa lạc tại
khóm 5, phường 1, TP Cà Mau. Khi ông Lam có
vài tác động lên thửa đất mới mua như đắp đất, dọn
cây… thì phía ông Phong lắp đặt các camera ngó qua
đất nhà ông Lam.
Sau nhiều lần yêu cầu ông Phong quay mắt camera
sang hướng khác không thành, ngày 15-8-2019,
ông Lam dùng thanh gỗ bằng cây bình bát chọc vào
để đổi hướng hai camera. Sau đó, ông Phong đã tố
giác vụ việc và đến ngày 8-12-2019, Công an TP Cà
Mau khởi tố vụ án, khởi tố ông Lam về tội hủy hoại
tài sản.
Vụ án sau đó bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều
lần do còn nhiều tình tiết chưa rõ ràng, không đủ cơ sở
kết tội.
Đặc biệt, vào ngày 6-1, khi tòa đang xét xử sơ thẩm
đến phần tranh luận thì phía đại diện VKSND TP Cà
Mau bất ngờ yêu cầu được rút toàn bộ hồ sơ vụ án để
bổ sung, làm rõ thêm một số tình tiết. HĐXX đã chấp
nhận đề nghị này và trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Sau nhiều tháng không thấy VKSND TP Cà Mau có
động thái tố tụng mới, ông Lam đã gửi liên tiếp ba đơn
khiếu nại vào hồi tháng 3 và tháng 4-2022. Ngày
15-6-2022, do đơn khiếu nại chưa được trả lời,
ông Lam đã yêu cầu được gặp viện trưởng VKSND TP
Cà Mau để hỏi cho rõ.
Theo hồ sơ vụ án và qua các lần xét xử dang dở cho
thấy có hai vấn đề chính khiến tòa trả hồ sơ nhiều lần.
Một là vấn đề thu thập chứng cứ hai camera hỏng.
Ông Lam tác động đến hai camera vào ngày 15-8-2019
nhưng bốn ngày sau công an mới đến thu thập hai
camera. Đặc biệt, trước đó, ông Phong tự thuê người
tháo gỡ hai camera đặt dưới bụi tre, tức nó không được
thu thập tại hiện trường.
Hai là vấn đề thẩm định giá hai camera. Hội đồng
thẩm định giá thẩm định hai camera có giá 2,6 triệu
đồng (bao gồm cả công lắp đặt). Trong khi bị can Lam
tự chứng minh nó chỉ có giá 350.000-550.000
đồng/cái, tức cả hai cái có giá tối đa là 1,1 triệu đồng.
Cơ sở bị can Lam đưa ra để phản bác kết quả thẩm
định giá là các chứng từ mua bán thực tế của nhiều
đơn vị bán hàng cùng loại, cùng hãng, gần thời điểm
ông Phong mua hai camera tang vật. Bị cáo Lam cũng
đã đích thân mua hàng lấy hóa đơn để chứng minh nó
không đến 2 triệu đồng.
TRẦN VŨ
Ông
Huỳnh
Thanh
Lamtại
phiên
xử trước
khi VKS
rút hồ
sơ. Ảnh:
TRẦN
TUYẾNPHAN
T
rưa 28-6, sau bốn ngày
nghị án kéo dài, TAND
huyện Sóc Sơn, TP Hà
Nội đã tuyên án đối với bốn
bị cáo trong vụ ngăn cản
nhóm “sa tặc” hút cát trái
phép trên sông.
Đây là vụ án gây nhiều tranh
cãi trong dư luận khi cả bốn
bị cáo đều kêu oan, xảy ra
cách đây đã bốn năm nhưng
đến nay cấp sơ thẩm mới có
thể ra phán quyết.
Tuyên phạt cao nhất
10 năm tù
HĐXXđãtuyênphạtNguyễn
Văn Cường (40 tuổi) hai
năm sáu tháng tù về tội bắt
giữ người trái pháp luật, bảy
năm sáu tháng tù về tội cướp
tài sản, tổng hợp hình phạt
10 năm tù.
Cùng hai tội danh trên,
Nguyễn Tuấn Anh (21 tuổi)
bị tuyên phạt tổng cộng bảy
năm tù, Dương Văn Quý (27
tuổi) và Dương Văn Cương
(28 tuổi) cùng bị tuyên phạt
tổng cộng chín năm tù.
Tòa nhận định các bị cáo dù
không có thẩm quyền nhưng
đã dùng vũ lực bắt, trói rồi
đưa bị hại về nhà trái pháp
luật. Việc lấy hai chiếc điện
thoại của bị hại đã đủ yếu tố
cấu thành tội cướp tài sản.
Hành vi trên xâmphạmđến
sức khỏe, thân thể và tài sản
của người khác. Trong đó,
Cường đóng vai trò cao nhất,
ba bị cáo còn lại với vai trò
đồng phạm giúp sức.
Nhóm bị cáo
phản đối cáo trạng
Theo cáo buộc, rạng sáng
11-7-2018, ông Đào Công
Thành (56 tuổi) cùng một
nhóm người đi trên hai chiếc
thuyền, đến sông Cầu khai
thác cát trái phép. Do biết có
thuyền hút cát gần với khu vực
đất nông nghiệp của gia đình,
Cường rủ thêm năm người
đi ngăn cản nhóm “sa tặc”.
Tại bến sông, Cường bị
chém gây thương tích (sau
này kết luận giám định tỉ
lệ tổn hại sức khỏe là 8%).
Nhóm Cường sau đó đánh,
trói, cầm hai chiếc điện thoại
của ông Thành.
Dobịchảymáu,Cườngđược
đưa đến bệnh viện. Những
người còn lại đưa nhóm ông
Thành về nhà Cường để giải
Nguyễn Văn Cường
(bìa phải)
cùng các bị cáo tại tòa. Ảnh: UYÊNTRANG
4 người tự bắt “sa tặc”
vẫn bị kết tội
Bốn bị cáo bị TANDhuyện Sóc Sơn tuyên phạt tổng cộng 35 năm tù
do tự ý bắt giữ “sa tặc” trên sông.
Tách vụ án để điều tra việc Cường bị chém
HĐXX nhận định
các bị cáo dù không
có thẩm quyền
nhưng đã dùng vũ
lực bắt, trói rồi đưa
bị hại về nhà
trái pháp luật.
Tính đến nay, ông Thành đã bị xử phạt vi
phạmhành chínhvì khai thác cát nhưngkhông
có giấy phép. Cường và ba bị cáo cùng bị truy
tố, xét xử như đã nêu trên.
RiêngviệcCườngbị chémgây thương tích thì
côngantáchvụánđểtiếptụcđiềutra,xácminh.
Tại phiên tòa, khi bào chữa cho các bị cáo,
một số LS cho rằng cơ quan công an tách vụ
án đối với hành vi gây thương tích cho Cường
là không phù hợp, làmsai bản chất vụ việc, bởi
nếu Cường không bị chém thì sẽ không xảy ra
chuỗi hành vi sau này…
quyết. Nhóm ông Thành bị
giữ ở nhà Cường khoảng 30
phút thì lực lượng công an
có mặt (vợ ông Thành trình
báo), đưa mọi người về trụ
sở làm việc.
Quá trình xét xử, bốn bị
cáo nhiều lần phản đối cáo
trạng của VKS. Nhóm này
cho biết mục đích ban đầu ra
bến sông chỉ muốn ngăn cản
“sa tặc”, khi Cường bị chém
thì cả nhóm mới phản kháng
rồi giữ người.
Cường và luật sư (LS) của
mình cho rằng hành vi chém
người là phạm tội quả tang,
do vậy bị cáo hay bất cứ ai
khác đều có quyền bắt giữ để
giao cho cơ quan chức năng.
Về hai chiếc điện thoại của
ông Thành, nhóm bị cáo khai
rằng ông này chủ động đưa
cho Cường chứ không phải
dùng vũ lực để cưỡng đoạt.
Mục đích Cường cầm điện
thoại của ông Thành là muốn
ngăn ông này gọi thêm người
đến đánh nhau chứ không
phải cướp.
Trên đường đến bệnh viện,
Cường chủ động đưa hai chiếc
điện thoại cho em trai, dặn dò
phải nộp cho công an ngay
và tại bệnh viện, người nhà
Cường bày tỏ mong muốn
giao nộp điện thoại nhưng
cán bộ công an đề nghị bàn
giao sau.
Về việc bắt giữ nhóm ông
Thành, Cường khai chỉ dùng
dây buộc trong ít phút, sau đó
thả ra. Khi lên bờ, do phải đến
bệnh viện nên Cường không
biết gì về diễn biến việc sau
đó, bao gồm việc đưa nhóm
ông Thành về nhà mình.
Được triệu tập tới tòa, em
trai Cường cho hay nhómông
Thành là người chủ động đề
xuất về nhà Cường để giải
quyết chứ không phải bị ép
về. Khi tới nhà, hai bên ngồi
viết biên bản tường trình sự
việc, tiếp đó công an ập vào
và đưa mọi người đi.
Tòa hỏi thêmmột số người
với tư cách chứng kiến sự
việc. Những người này cho
hay nhóm ông Thành khi ở
nhà Cường đều được tự do
đi lại, không bị ai đánh đập
hoặc dùng vũ lực.
Bào chữa cho Cường và ba
bị cáo, cácLSđưa ra nhiều căn
cứđể chứngminh nhómbị cáo
không có động cơ cướp tài sản,
hành vi giữ người xuất phát từ
việc Cường bị tấn công trước.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày
nghị án, HĐXXđã quyết định
tuyên án như trên đối với bốn
bị cáo.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook