144-2022 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư29-6-2022
Tiêu điểm
Iran chính thức nộp đơn xin gia nhập
BRICS
Hãng thông tấn Iran
Tasnim
dẫn lời phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh ngày 27-6 cho biết
chính quyền nước này đã chính thức nộp đơn xin gia nhập
Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) - gồm Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Động thái này diễn ra sau
khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi được mời tham dự hội
nghị thượng đỉnh của nhóm này ở Trung Quốc từ ngày 22
đến 24-6.
Hãng thông tấn
IRNA
nhận định “vị trí địa lý độc đáo và
năng lực của Iran trong các lĩnh vực năng lượng, vận chuyển
và thương mại” đã khiến các thành viên BRICS “đặc biệt
chú ý đến Iran như một tuyến đường vàng để kết nối phương
Đông với phương Tây”. Cũng theo
IRNA,
nếu Iran và các
quốc gia hùng mạnh khác gia nhập BRICS, nhóm kinh tế
này có thể còn mạnh hơn và có thể thách thức chính sách
của phương Tây. Ngoài Iran, Argentina cũng đã nộp đơn xin
gia nhập BRICS.
PHẠM KỲ
Mỹ: Phát hiện ít nhất 46 thi thể người
di cư trong xe đầu kéo
Ngày 27-6, nhà chức trách Mỹ phát hiện ít nhất 46 thi
thể trong một xe đầu kéo 18 bánh bị bỏ lại bên cạnh đường
ray xe lửa ở ngoại ô TP San Antonio, gần biên giới Mexico
thuộc bang Texas, hãng
Reuters
dẫn thông báo từ sở cứu
hỏa địa phương.
Theo Sở Cứu hỏa San Antonio, có 16 người còn sống và
được đưa đến bệnh viện. Ít nhất ba người bị bắt nhưng chưa
thể kết luận họ có liên quan đến hoạt động buôn người hay
không, cảnh sát trưởng TP San Antonio William McManus
cho hay.
Danh tính và quốc tịch các nạn nhân đang được xác minh.
Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard gọi vụ việc là “thảm
kịch ở Texas”, đồng thời cho biết lãnh sự quán địa phương
đang trên đường đến hiện trường.
Theo
Reuters
, những tháng gần đây Mỹ ghi nhận số lượng
kỷ lục người di cư vượt biên tại biên giới với Mexico. Điều
này làm dấy lên những chỉ trích về chính sách nhập cư của
chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
PHẠM KỲ
Mỹ chuẩn bị lập liên minh chống
đánh bắt cá trái phép
Mỹ vạch hàng loạt biện phápmạnh để đẩy lùi nạn đánh bắt cá trái phép trên toàn cầumà Trung Quốc
được cho là thủ phạm lớn nhất.
VĨCƯỜNG
H
ôm28-6(giờđịaphương),
hãng tin
Reuters
dẫn
thông báo từNhà Trắng
cho biết Tổng thống Mỹ Joe
Biden đã chính thức ký bản
ghi nhớ an ninh quốc gia về
chống đánh bắt cá trái phép.
Đây được cho là một phần nỗ
lực thực hiện cam kết của Mỹ
trong việc đối phó với các đội
tàu đánh cá bị cáo buộc đánh
bắt trái phép, trong đó có tàu
của Trung Quốc (TQ).
Mỹ làm rắn nạn
đánh bắt cá trái phép
Về lực lượng thực thi, quan
chức này cho biết Bộ Lao
động, Bộ Quốc phòng, Lực
lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ và
các cơ quan thực thi khác sẽ
cùng với các đối tác tư nhân
và nước ngoài điều tra các tàu
đánh cá vi phạm.
Trướcđómộtngày,CụcQuản
lýkhí quyểnvàđại dươngquốc
gia Mỹ (NOAA) cũng đề xuất
quy tắc để giải quyết vấn đề lao
động cưỡng bức và các vấn đề
về quyền lao động khác trong
ngànhthủysản.Theođó,cácquy
tắcmới banhànhcủaNOAAsẽ
đảm bảo tính nhất quán với kế
hoạch hành động quốc tế của
Tổ chứcNông lươngLiênHợp
Quốcnhằmngănchặn,xácđịnh
và loại bỏđánhbắt cá trái phép.
ThôngbáocũngnêurõMỹsẽ
lậpmộtliênminhvớiCanadavà
Anh để “hành động khẩn cấp”
nhằm cải thiện việc kiểm soát
và giám sát các hành vi đánh
bắt cá trái phép, không báo cáo
và không theo quy định.
TQ đứng sau nạn
đánh bắt cá trái phép
toàn cầu?
Theo
Reuters
,bảnghinhớnói
TQ liên tục đội sổ
trong 152 quốc gia
có đường bờ biển có
vi phạm đánh bắt
và để xảy ra nhiều
sự cố nhất, theo xếp
hạng của bảng chỉ
số đánh bắt cá trái
phép 2021 (IUU
Fishing Index).
VềphíaTQ, nướcnàyđếnnay
vẫn tuyênbốmình làmột quốc
gia có trách nhiệm, đã và đang
hợptácquốctếnhằmngănchặn
nạn đánh bắt cá trái phép. Bắc
Kinh gần đây còn đơn phương
đặt ra cái gọi là ”lệnh cấmđánh
bắt cá ở BiểnĐông”hằng năm,
lấy lý do là bảo vệ môi trường
và trữ lượng hải sản.
Mỹ tăng cường hợp tác với đối tác
Ngoài liênminh với Anh và Canada, thôngbáo từNhàTrắng
cho biết Mỹ có kế hoạch sẽ hợp tác với Việt Nam, Ecuador,
Panama, Senegal và Đài Loan trong nỗ lực đẩy lùi nạn đánh
bắt cá trái phép.
Một nữ quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với
Reuters
rằng
Washington quyết định lựa chọn năm quốc gia và vùng
lãnh thổ nói trên là bởi “đây là các bên sẵn sàng hợp tác với
Mỹ trong việc ngăn chặn các hành vi đánh bắt cá trái phép”.
Đội tàu cá TrungQuốc xâmnhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền
củaHànQuốc hồi tháng 7-2020. Ảnh: CBS
Hiện
trường
vụ phát
hiện 46
thi thể ở
TP San
Antonio
ngày 27-
6. Ảnh:
REUTERS
trên không nêu tên cụ thể nước
nào nhưng một quan chức Mỹ
giấu tên cho biết TQ là nước vi
phạm nhiều nhất. Theo quan
chứcnày,“TQdẫnđầunạnđánh
bắt trái phép trên toàn thế giới
và cản trở tiến triển trong việc
phát triển những biện pháp đối
phó với đánh bắt trái phép và
đánh bắt quá mức”.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển
Mỹ cũng nhận định rằng thực
trạng đánh bắt cá bất hợp pháp
đã vượt qua nạn cướp biển trở
thànhmối đe dọa hàng đầu đối
với an ninh hàng hải. Hành
động này có nguy cơ làm gia
tăng căng thẳng giữa các quốc
gia tranhgiànhnguồnkhai thác
quá mức. Theo xếp hạng của
bảngchỉsốđánhbắtcátráiphép
2021 (IUUFishing Index), TQ
liên tục đội sổ trong 152 quốc
gia có đường bờ biển, do vi
phạm đánh bắt cá và để xảy
ra nhiều sự cố nhất.
Nhiều nước khu vực ẤnĐộ
Dương - Thái Bình Dương
(AĐD-TBD) đã nhiều lần
phản đối việc các đội tàu cá
khổng lồ của TQ xâm phạm
vào vùng biển chủ quyền của
họ để khai thác cá trái phép.
Hành vi này gây thiệt hại kinh
tế và môi trường rất đáng kể
cho các nước này. Gần đây
nhất, Philippines đầu tháng
6 tố cáo bị tàu cá TQ xâm
phạm vùng đặc quyền kinh
tế để đánh bắt trái phép. Bộ
Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng
ủng hộ Manila.
Trả lời phỏng vấn tờ
South
ChinaMorning Post
, một ngư
dân Hàn Quốc tên Park Tae
Won chia sẻ các tàu cá TQ khi
đi đánh bắt “thường quét sạch
mọi thứ, từ các loài cá sống
gần bề mặt đến động vật có
vỏ dưới đáy biển”. Theo ông
Park, “họ khai thác mà không
quan tâm đến những thiệt hại
đối với sinh vật biển”.
Không chỉ ở AĐD-TBD,
các đội tàu TQ còn càn quét
đến kiệt quệ các vùng biển ở
xa hơn nhưTây Phi, NamMỹ.
Ở Sierra Leone - một nước
thuộc Tây Phi, nơi nghề đánh
bắt thủy sản chiếm 12% nền
kinh tế, người dân cho biết sản
lượng khai thác của họ đang
sụt giảm nhanh chóng do nạn
đánh bắt cá quá mức trên quy
mô lớn trong nhiều năm nay.
“Họluônxuấthiệnởvùngbiển
này, từ Ecuador tớiArgentina.
Công việc của chúng tôi là xua
đuổi, không để họ tiến vào bên
trong vùng biển Peru” - ông
Eduardo Atkins, sĩ quan chỉ
huy một tàu tuần duyên của
Peru, cho biết.
Đặc biệt, tháng 8-2020,
khoảng 300 tàu cá TQ đánh
bắt trái phép gần vùng biển
quanh quần đảo Galapagos
của Ecuador. Nhà chức trách
Ecuador thời điểmđó cho biết
số tàu cá TQ nhiều chưa từng
có tiền lệ và cáo buộc các tàu
này tắt hệ thống định vị và đổi
tên tàu để che giấu danh tính.
Nhiều hệ lụy
đằng sau
Bên cạnh hệ lụy kinh tế, giới
chức các nước và các chuyên
gia cũng lo ngại về an ninh từ
các đội tàu đánh bắt cá trái
phép của TQ. Họ cho rằng
lực lượng này là công cụ để
BắcKinh thực hiện những yêu
sách lãnh thổ phi lý của TQ,
bao gồm tuyên bố chủ quyền
phi pháp ở Biển Đông. Trong
khi 75%đội tàu đánh cá thuộc
sở hữu tư nhân, chính quyền
TQ vẫn duy trì hiện diện đáng
kể trong ngành khai thác hải
sản. Bên cạnh đó, hải quân,
hải cảnh và lực lượng bán vũ
trang do Bắc Kinh chỉ đạo
cũng thường tham gia cùng
đội tàu cá trong các hoạt động
gây hấn ở Biển Đông.
ÔngConor Kennedy và ông
AndrewErickson, hai chuyên
gia thuộc ĐH Hải chiến Mỹ,
đánh giá các đội tàu là “lực
lượng do chính quyền TQ tổ
chức, phát triển và kiểm soát,
hoạt động theo một chuỗi chỉ
huy quân sự trực tiếp, tiến
hành các hoạt động do Bắc
Kinh bảo trợ”. Ông Erickson
cho biết lực lượng dân quân
TQ hiện đã được hợp nhất với
đội tàu cá và đây là đội tàu
lớn nhất thế giới với ít nhất
187.000 tàu thuyền.
Trong khi đó, chuyên gia
Shuxian Luo và chuyên gia
Jonathan Panter tại ĐH Johns
Hopkins (Mỹ) từng khẳng
định rằng với số lượng lớn thì
ngay cả khi đó là những tàu
cá thuần túy không vũ trang
cũng có thể trở thành một lực
lượng quân sự hiệu quả nếu
hoạt động dưới sự chỉ huy của
các tàu dân quân.
“Dù chỉ được triển khai với
số lượng hạn chế, các tàu đánh
cá vẫn có thể kiềm chế hoặc
thậm chí là ngăn chặn hoàn
toàn khả năng các tàu chiến
chính quy triển khai chiến
tranh chống tàu ngầm và triển
khaimáy bay trực thăng” - ông
Luo và ông Panter cảnh báo.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook