144-2022 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư29-6-2022
UBND TP.HCM vừa có văn bản giao nhiệm vụ cho Sở
GTVT TP.HCM và các sở, ban ngành, quận, huyện liên quan
gấp rút triển khai dự án đường vành đai 3 TP.HCM.
Sở GTVT TP.HCM cho biết đường vành đai 3 TP.HCM là
dự án quan trọng quốc gia với khối lượng công việc rất lớn,
yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi triển khai thực hiện hoàn
thành trong thời gian rất ngắn.
Theo đó, Sở GTVT TP.HCM đã chủ động phối hợp với Sở
GTVT các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An, các sở,
ngành của TP và Ban quản lý dự đầu tư xây dựng công trình
giao thông TP nghiên cứu đề xuất phương thức chỉ đạo, điều
hành để triển khai thực hiện dự án.
Sở GTVT đã đề xuất mô hình chỉ đạo dự án đường vành đai
3, trong đó có tổ công tác dự án các đường vành đai 3, vành đai
4 TP.HCM thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chức năng của Tổ công tác Chính phủ là chỉ đạo, điều phối
chung các đơn vị liên quan của các địa phương trong quá trình
thực hiện, đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.
Tổ công tác Chính phủ họp (khi cần thiết) theo nội dung
yêu cầu công việc cần phối hợp giữa các địa phương hoặc
giữa địa phương với bộ, ngành trung ương theo đề xuất của
Ban chỉ đạo dự án TP.HCM (với vai trò đầu mối) hoặc khi có
chỉ đạo của tổ trưởng.
Để đảm bảo tiến độ dự án, Sở GTVT TP cũng đề xuất một
số nội dung, trong đó có các cơ chế khuyến khích và bảo vệ
cán bộ năng động, sáng tạo có những sáng kiến, giải pháp
mang lại hiệu quả cho dự án.
Sở GTVT cũng đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều hành dự án nhằm cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác, khách quan.
Trước những kiến nghị trên, UBND TP.HCM đã chấp thuận
đề xuất mô hình chỉ đạo thực hiện dự án theo đề nghị của Sở
GTVT, đồng thời giao sở này khẩn trương thực hiện.
UBND TP cũng giao Sở GTVT phối hợp với các sở, ban
ngành lập kế hoạch chi tiết hội nghị triển khai đường vành
đai 3. Lưu ý thời gian tổ chức hội nghị diễn ra trước kỳ họp
HĐND TP.HCM giữa năm 2022.
ĐÀO TRANG
Đề xuất chuyểnmục đích gần
450 ha đất tại quận 7
Ngoài Khu chế xuất TânThuận, các khu đất đề nghị chuyển đổi ở quận 7 đa phần là các cảng dọc sông Sài Gòn.
VIỆTHOA
T
rong các khu đất có tổng
quy mô gần 450 ha tại hai
phường Tân Thuận Đông
và Tân Phú (quận 7, TP.HCM)
có 300 ha đất là Khu chế xuất
(KCX) Tân Thuận đã được
UBND quận 7 đề xuất chuyển
đổi sang chức năng khác để
phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội quận
trong thời gian tới.
Việc chuyển đổi hoặc di
dời KCX có tuổi đời hơn 30
năm này cũng được nhiều đại
biểu, nhà khoa học có ý kiến
tại hội thảo khoa học “Chiến
lược phát triển quận 7 đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045” do quận 7 phối hợp với
Viện Nghiên cứu phát triển tổ
chức ngày 28-6.
Dự kiến diện tích
chuyển đổi hơn
500 ha
Trong báo cáo tham luận,
UBND quận 7 cho biết mục
tiêu đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm2045 là xây dựng quận
trở thành một trong các trung
tâm dịch vụ, tài chính, thương
mại, du lịch, khoa học - công
nghệ gắn với giáo dục, y tế,
thể dục thể thao chất lượng cao
của TP, của vùng và của khu
vực. Trong định hướng này,
quận 7 cũng xác định không
còn khu công nghiệp, KCX.
Để hình thành nên hệ sinh thái
đó, quận 7 dự kiến phải có quỹ
đất dự kiến khoảng 500 ha.
Quỹ đất này sẽ được chuyển
đổi chức năng sử dụng đất,
chức năng quy hoạch đô thị
từ hệ thống cảng dọc sông Sài
Gòn, cụm công nghiệp Phú
Mỹ, KCX Tân Thuận. Cùng
với đó là các khu đất do TP
giao cho các đơn vị khác quản
Đặt quận 7 trong liên kết vùng
KCX Tân Thuận
được thành lập từ
năm 1991 và còn 19
năm nữa sẽ kết thúc
sứ mệnh lịch sử khi
hết thời hạn cho thuê
đất vào năm 2041.
Khu chế xuất Tân Thuận nằmgiữa hai khu đô thị lớn là Thủ Thiêmvà khu đô thị cảngHiệp Phước, Nhà Bè. Ảnh: VIỆTHOA
Các sở, ban ngành TP.HCMđang gấp rút lên kế hoạch để thực hiện
xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM. Đồ họa: HỒTRANG
TP.HCMgiaonhiệmvụđể gấp rút làmđườngvànhđai 3
Tại hội thảo, Chủ tịch UBNDTP PhanVăn Mãi cho rằng nếu chỉ
đặt quận 7 trong khu đô thị Nam TP hay trong TP thôi chưa đủ
mà phải đặt trong kết nối vùng. Quận 7 là cửa ngõ phía namTP,
kết nối đông tây theo trục ven biển, nếu chiến lược phát triển
TP hướng ra biển thì quận 7 sẽ là nơi tiếp cận mặt biển thuận lợi
nhất. Vì vậy, quận 7 cần khai thác lợi thế này và phân tích sâu, đặt
trong bối cảnh, không gian phát triển rộng lớn hơn.
Ông Mãi cho rằng với vai trò là trung tâm của khu Nam TP,
quận 7 cần tạo ra sức hấp dẫn của mình từ lợi thế về sông nước,
gia tăng nội lực để nơi này trở thành điểm đến toàn cầu khi TP
là trung tâm giao thương quốc tế.
“TP hiện đang đặt mục tiêu đến năm 2030 là TP dịch vụ, công
nghiệp hiện đại, là đầu tàu kinh tế số, trung tâmkhoa học - công
nghệ và văn hóa. Cần xây dựng quận 7 theo định hướng này,
có đặc trưng riêng và đặt trong tốp đầu của việc thực hiện các
mục tiêu này” - ông Mãi nói.
Về KCX Tân Thuận, từ ý kiến của các nhà khoa học và đại
biểu, ông Mãi cho rằng cần phải đánh giá lại công năng của
KCX này, trên cơ sở đó để tái cơ cấu KCX Tân Thuận theo hướng
công nghệ cao. Biến nơi này thành trung tâm đổi mới sáng tạo
cũng là hướng cần nghiên cứu khi vị trí của KCX này nằm ngay
sát Thủ Thiêm.
lý trên địa bàn quận 7 đang sử
dụng không hiệu quả.
Cụ thể, quận 7 đề xuất
chuyển đổi tại các khu đất có
tổng diện tích gần 450 ha tại
hai phường Tân Thuận Đông
và Tân Phú. Thứ nhất, 300 ha
tại KCX Tân Thuận dự kiến
chuyển đổi thành khu công
nghệ cao xen kẽ đất ở và dịch
vụ thương mại.
Thứ hai, các khu đất hiện
nay đang quy hoạch là kho
tàng bến bãi gồm các cảng
Gas (2 ha), Vict (18 ha), Bến
Nghé (23,3 ha), Tân Thuận
(40 ha), rau quả (5,6 ha), tổng
diện tích là 83,2 ha. Quận
7 đề xuất chuyển đổi thành
chức năng quy hoạch là y tế,
giáo dục, nhà ở. Cạnh đó,
cảng Lotus với quy mô 16,6
ha đang là đất công nghiệp
cũng được đề nghị chuyển
đổi thành khu nhà ở cao tầng
và thương mại dịch vụ.
Thứ tư, khu đất gần 49,7
ha tại cụm công nghiệp Phú
Mỹ là đất cụm công nghiệp
chuyển sang đất hỗn hợp.
KCX Tân Thuận sắp
hoàn thành sứ mệnh
lịch sử
Ông Nguyễn Văn Đua,
nguyên Phó Bí thư thường
trực Thành ủy quận 7, đánh
giá cao vai trò lịch sử quan
trọng của KCX Tân Thuận
trong hơn 30 năm hình thành
và phát triển. Đây là KCX
hình thành sớm nhất trong
cả nước, đã đóng góp rất
lớn cho sự phát triển kinh
tế - xã hội.
Tuynhiên, đến thời điểmhiện
tại, khi đô thị quận 7 và khu
Nam TP đã phát triển, không
gian đô thị mở rộng trong khi
các nhà máy, xí nghiệp tại
KCX này công nghệ đã lạc
hậu và hiệu quả cũng không
cao. Cùng với đó, hiện nay
KCX này đang nằm giữa hai
khu đô thị Thủ Thiêm (TPThủ
Đức) và khu đô thị cảng Hiệp
Phước (huyện Nhà Bè) sẽ tạo
ra các cực phát triển mới.
Việc chuyển đổi quy hoạch
KCX Tân Thuận sang chức
năng khác sẽ là “hậu cần” cho
hai khu đô thị này khi dân cư
làm việc ở Thủ Thiêm và khu
đô thị cảng Hiệp Phước sẽ sinh
sống tại đây. “Những nhà máy
thâmdụng laođộngởKCXTân
Thuận sẽ được chuyển dịch,
nhường chỗ cho các trườnghọc,
bệnh viện, nhà hát, trung tâm
thương mại, khách sạn… có
chất lượng, đạt trình độ châu
Á và thế giới thì đó là vai trò
mới, đóng góp mới của Tân
Thuận” - ông Đua nói.
Để làm được điều này, theo
ông Đua, TP cần nghiên cứu
điều chỉnh chức năng KCX
Tân Thuận sang khu dịch vụ
giáo dục, y tế, văn hóa, văn
phòng làm việc, khách sạn,
thương mại chất lượng cao.
Việc này nếu làm đồng bộ
với quy hoạch chung TP đang
trong quá trình điều chỉnh thì
rất thuận lợi và khả thi. Cạnh
đó, cần tính toán các chính
sách để không ảnh hưởng tiêu
cực đến các nhà đầu tư đang
sản xuất tại KCX này.
Th e o TS Tr ầ n Ho à ng
Ngân, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển TP,
giữa một đô thị lớn và hiện
đại như quận 7 thì việc để
một KCX có quy mô lớn
như vậy không còn phù
hợp. Bởi 300 ha nằm ngay
cạnh lõi đô thị quận 7 với
một lượng lớn xe container
lưu thông hằng ngày sẽ gây
cản trở giao thông và không
phù hợp với hạ tầng đô thị.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook