6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa9-8-2022
Cưỡng chế 9 hộ kinh doanh tại đồi cát Mũi Né hết hạn thuê nhưng không trả mặt bằng
Ngày 8-8, Chi cục Thi hành án dân sự TP Phan Thiết
(Bình Thuận) đã phối hợp với chính quyền địa phương
và Công an TP Phan Thiết tiến hành vận động, cưỡng chế
chín trường hợp thuê mặt bằng kinh doanh nhưng đã hết
hạn nhiều năm không chịu trả lại mặt bằng tại khu du lịch
đồi cát bay Mũi Né.
Được biết chín hộ kinh doanh nói trên thuê tổng cộng
hơn 2.800 m
2
tại khu du lịch đồi cát bay Mũi Né để kinh
doanh. Đây là diện tích đất công được giao cho Ban quản
lý du lịch Hàm Tiến - Mũi Né quản lý.
Năm 2003, UBND TP Phan Thiết có quyết định về
phương thức huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu du
lịch đồi cát bay Mũi Né bằng phương thức đấu thầu, cho
thuê mặt bằng đối với các hộ có nhu cầu kinh doanh nước
giải khát và dịch vụ.
Năm 2004, Ban quản lý du lịch Hàm Tiến - Mũi Né ký
hợp đồng với các hộ kinh doanh cho thuê mặt bằng với
thời hạn 10 năm (đến năm 2014) và sau đó gia hạn thêm
ba năm đến năm 2018 hết hạn phải trả lại mặt bằng. Tuy
nhiên, sau khi hết hạn, hầu hết các hộ thuê đều không chịu
trả lại mặt bằng như hợp đồng đã ký và cam kết.
Các hộ kinh doanh này đều cho rằng trước khi họ
thuê thì ngay tại mặt bằng họ đang kinh doanh, từ năm
1996 khi chưa có đường nhựa, họ đã tự khai hoang,
dựng lều bạt kinh doanh nước giải khát (tuy nhiên,
nhiều hộ dân cũng thừa nhận khi khai hoang, họ không
đăng ký đất khai hoang trong hồ sơ địa chính; không kê
khai; không đóng thuế đất...).
Do không am hiểu pháp luật nên họ ký hợp đồng thuê
mặt bằng và yêu cầu được tiếp tục kinh doanh, khi nào
Nhà nước thỏa thuận bồi thường khi thu hồi đất đúng quy
định, họ sẽ trả lại.
Trước tình hình này, Ban quản lý du lịch Hàm Tiến -
Mũi Né đã khởi kiện các hộ kinh doanh thuê mặt bằng ra
tòa và tại hai cấp tòa sơ và phúc thẩm đều xử chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn, buộc các hộ kinh doanh nói trên
phải trả lại mặt bằng đã thuê.
Theo UBND TP Phan Thiết, trong sáng 8-8, qua vận
động đã có hai hộ dân tự tháo dỡ, trả lại mặt bằng và
đoàn cưỡng chế sẽ tiếp tục thuyết phục, vận động các hộ
kinh doanh còn lại tự nguyện trả mặt bằng. Được biết có
tổng cộng 23 hộ thuê mặt bằng của Ban quản lý du lịch
Hàm Tiến - Mũi Né để kinh doanh nhưng hết hạn không
trả mặt bằng.
PHÚ NHUẬN
Lựclượngcưỡngchếtạikhudulịchđồicátbay.Ảnh:PĐ
sách đã bị thiệt hại hơn 760 tỉ đồng.
Sau này, các bị cáo tại Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, Tổng công ty 3/2…
tiếp tục có hàng loạt sai phạm khác
khiến tài sản nhà nước thất thoát
thêm cả ngàn tỉ đồng.
Năm 2015, UBND tỉnh Bình
Dương ban hành quyết định cổ phần
hóa Tổng công ty 3/2. Tổng công ty
phải chuyển giao khu đất 43 ha về
Công tyĐầu tư và quản lý dự ánBình
Dương (Công ty Impco - trực thuộc
Tỉnh ủy) và được giữ lại khu đất 145
ha để sử dụng sau khi cổ phần hóa.
Tuy nhiên, với động cơ cá nhân,
ông Nguyễn Văn Minh (cựu chủ
tịch HĐQT Tổng công ty 3/2) đã
thỏa thuận với con rể là Nguyễn
Đại Dương chuyển nhượng trái
phép khu đất này.
Tháng 3-2010, ông Minh nói với
con rể về việc Tổng công ty 3/2 đang
tìmđối tác để thực hiện dự án tại khu
đất 43 ha. Sau đó, Dương cùng một
số người góp vốn 60 tỉ đồng thành
lậpCông tyCPBất động sảnÂu Lạc.
Dù chưa thông qua HĐQT cũng
như chưa báo cáo Tỉnh ủy, bị cáo
Minh tự ý đại diện Tổng công ty 3/2
ký hợp đồng thỏa thuận với Công
ty Âu Lạc thành lập liên doanh
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng
Tân Phú. Liên doanh có vốn điều lệ
200 tỉ đồng, trong đó Tổng công ty
3/2 góp 60 tỉ đồng, tương ứng 30%.
Quá trình thực hiện, thay vì chuyển
khu đất 43 ha về cho Công ty Impco
như phương án đã được Tỉnh ủy
phê duyệt, ông Minh lại chỉ đạo cấp
dưới ký hợp đồng chuyển nhượng
khu đất này cho Công ty Tân Phú.
Tiếp đó, bị cáo Minh xin chủ
trương từ Tỉnh ủy chuyển nhượng
nốt 30% vốn góp của Tổng công ty
3/2 tại Công ty Tân Phú cho Công
ty Âu Lạc. Lẽ ra các lãnh đạo tỉnh
Bình Dương bao gồm ông TrầnVăn
Nam (cựu bí thư Tỉnh ủy) phải yêu
cầu Tổng công ty 3/2 hủy bỏ hợp
đồng chuyển nhượng khu đất 43 ha
để chuyển giao khu đất cùng với
30% vốn góp tại Công ty Tân Phú
về cho Công ty Impco.
Thế nhưng nhóm bị cáo lại đồng
ý với đề xuất của Tổng công ty 3/2.
Được “bật đèn xanh”, Tổng công ty
3/2 chuyển nhượng 30% vốn góp
tại Công ty Tân Phú cho Công ty
Âu Lạc. Lúc này, toàn bộ quyền
sở hữu khu đất 43 ha và 30% vốn
góp tại Công ty Tân Phú - là tài
sản nhà nước đã hoàn toàn rơi vào
tay tư nhân.
Cơ quan tố tụng xác định khu
đất 43 ha trị giá gần 1.400 tỉ đồng
nhưng bị chuyển nhượng với giá chỉ
hơn 250 tỉ đồng; 30% vốn góp tại
Công ty Tân Phú trị giá 60 tỉ đồng
nhưng chuyển nhượng với giá hơn
160 tỉ đồng. Sau khi cộng trừ, số
tiền bị thất thoát là hơn 984 tỉ đồng.
Thâu tóm lợi ích cho
“sân sau”
Để thực hiện dự án trên khu đất
145 ha, ông Minh ký hợp đồng với
hai công ty Hàn Quốc thành lập
liên doanh Công ty CP Đầu tư và
Phát triển Tân Thành. Liên doanh
có vốn điều lệ 30 triệu USD, trong
đó Tổng công ty 3/2 góp 30% vốn
bằng quyền sử dụng khu đất 145
ha, tương ứng 9 triệu USD.
Do dự án chậm tiến độ, hai công
ty Hàn Quốc rút lui. Bị cáo Minh
sắp xếp cho hai đơn vị “thế chỗ”,
gồm Công ty CP Hưng Vượng và
Công ty TNHH Phát Triển. Đây đều
là các công ty “sân sau”, có vốn góp
của bị cáo Minh và con gái Nguyễn
Thục Anh.
Năm 2015, trong lúc dự án đang
TUYẾNPHAN
N
gày 15-8 tới, TAND TP Hà
Nội sẽ xét xử 28 bị cáo trong
vụ án bán rẻ “đất vàng” xảy
ra tại Tổng công ty Sản xuất - xuất
nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng
công ty 3/2).
Tài sản nhà nước rơi vào
tay tư nhân
Theo cáo trạng, năm2012 và 2013,
UBND tỉnh Bình Dương lần lượt có
các quyết định giao hai khu đất 43 ha
và 145 ha cho Tổng công ty 3/2 để
xây dựng khu dân cư, thương mại,
sângolf, nghỉ dưỡng…Quá trìnhgiao
đất, do áp dụng sai đơn giá (tính giá
năm 2006 thay vì năm 2012 - PV),
chỉ tính riêng tiền sử dụng đất, ngân
Ba bị cáoNguyễn VănMinh, Nguyễn Thục Anh vàNguyễnĐại Dương
(từ trái qua)
. Ảnh: TH
3 cha con
cựu chủ tịch
hầu tòa
vì thâu tóm
“đất vàng”
Ba cha con cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2
cùng bị truy tố trong vụ thâu tóm
“đất vàng” BìnhDương, gây thiệt hại
hàng ngàn tỉ đồng.
thực hiện, tỉnh Bình Dương cổ
phần hóa đối với Tổng công ty
3/2. Theo quyết định, khu đất 145
ha phải được tính vào giá trị doanh
nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.
Thế nhưng bị cáo Minh lại chỉ đạo
cấp dưới sắp xếp khu đất vào mục
“chờ thanh lý” - tức là loại ra khỏi
giá trị doanh nghiệp.
Song song với việc cổ phần hóa,
bị cáo Minh yêu cầu tiếp tục thực
hiện hợp đồng liên doanh tại Công
ty Tân Thành. Hậu quả, quyền sử
dụng khu đất 145 ha bị đăng ký
biến động từ Tổng công ty 3/2 sang
Công ty Tân Thành.
Về phía chính quyền, các bị cáo
thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Tài
chính tỉnh Bình Dương… khi rà
soát kết quả xác định giá trị doanh
nghiệp biết rõ Tổng công ty 3/2 loại
trừ khu đất 145 ha nhưng vẫn đồng ý.
Bị cáo Trần Thanh Liêm, khi ấy là
chủ tịch UBND tỉnh, dù nhận thức
khu đất 145 ha phải được đưa vào
xác định giá trị doanh nghiệp khi
cổ phần hóa nhưng vẫn ký quyết
định phê duyệt giá trị Tổng công ty
3/2 không bao gồm giá trị sử dụng
khu đất này.
Cơ quan tố tụng xác định hành
vi phạm tội của các bị cáo gây thiệt
hại hơn 4.000 tỉ đồng. Con số này
được tính dựa trên giá trị khu đất
145 ha là hơn 4.400 tỉ đồng nhưng
không được đưa vào giá trị doanh
nghiệp để cổ phần hóa, mà mang đi
góp vốn tại Công ty Tân Thành với
trị giá chỉ hơn 440 tỉ đồng.•
Ba cha con cùng bị truy tố
Vụ án này, bị cáoNguyễnVănMinhbị truy tố hai tội vi phạmquy định về
quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãngphí và thamô tài sản. Nguyễn
Thục Anh (con gái bị cáo Minh) bị truy tố tội tham ô tài sản, Nguyễn Đại
Dương (con rể bị cáo Minh) bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. 25 bị cáo còn lại, gồm hàng loạt
cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương, bị truy tố về một trong hai tội nêu trên.
Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm
chủ tọa. 61 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó ông Nam
có năm người.
Tỉnh ủy, UBND, Cục Thuế, Sở Tài chính và Sở TN&MT tỉnh Bình Dương
được triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan tố tụng xác định
hành vi phạm tội của
các bị cáo gây thiệt hại
hơn 4.000 tỉ đồng.