8
Đô thị -
ThứBa9-8-2022
Không có “đại bàng” khó mà “làm tổ”
Tại diễn đàn, Bộ trưởng BộVH-TT&DL NguyễnVăn Hùng đề nghị các
địa phương thực hiện quy hoạch điểm đến, quy hoạch khu du lịch. Ở
cấp bộ, cấp quốc gia sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể để tạo điều kiện
cho kết nối, thu hút đầu tư, cùng với đó rà soát chính sách hiện hành,
xem ở đâu là điểm nghẽn để kiến nghị tháo gỡ.
Hiện nay, quy hoạch tổng thể đang rất khó. Đầu tư cho du lịch phải
rất căn cơ, không có“đại bàng”thì khómà“làm tổ”được.Vì vậy, phải dựa
vào tiềm lực xã hội, huy động sức mạnh từ các nguồn lực khác nhau
để tạo ra các khu du lịch, điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch tầm cỡ.
Ở tầm quốc gia, bộ sẽ kết nối và liên kết. Trước mắt, tại các sự kiện
quốc tế chúng ta sẽ tăng cường xúc tiến, khơi thông, làm “ấm lại” thị
trường du lịch như tại Hội chợ du lịch Hàn Quốc tới đây; kết nối với Mỹ, mở rộng lại thị trường; đề xuất cơ chế thành
lập trung tâm xúc tiến du lịch ở các nước.
ngoài trời trở về với thiên nhiên, du
lịch gắn với công nghệ cao, sản phẩm
du lịch mới, tính linh hoạt trong quá
trình du lịch.
Ông Tuấn đề xuất giải pháp: Cần
tạo động lực cho các doanh nghiệp
phục hồi và phát triển thông qua
hành lang pháp lý, cơ chế, chính
sách. Ngoài ra, nên mở đường
bay thẳng quốc tế tới các điểm
đến an toàn, đặc biệt là xu hướng
du lịch không tiếp xúc thông qua
tăng cường ứng dụng công nghệ
kỹ thuật số.
Góp ý thêm, ông Nguyễn Thiên
Phúc, Giám đốc sản phẩmVidotour
Indochina Travel, cho rằng nếu khôi
phục lại chính sách miễn thị thực
như năm 2019, chúng ta sẽ có lượng
khách không nhiều nhưng sẽ là lượng
khách nhất định đi vào giờ chót.
Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ
Tổng cục Du lịch giới thiệu VN là
điểm đến an toàn, cùng với đó là
chiến lược truyền thông mạnh mẽ
từ các bộ, ngành và cả người dân.
Đẩy nhanh số hóa trong
du lịch
TS Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp
hội Du lịch TP Đà Nẵng, nhận định
việc thu hút khách du lịch đến VN
vào những tháng cuối năm 2022 là
vấn đề quan trọng và cấp thiết. VN
đã có những sản phẩm có sức cạnh
tranh rất tốt, đã tốt rồi thì phải làm
sao để giới thiệu đến được với các
nhóm khách. Ngoài ra, cần sớm có
kế hoạch chuyển đổi số quốc gia cho
ngành du lịch.
“Chúng ta cần thúc đẩy đổi mới,
chuyển đổi số, đó là xu hướng bắt
buộc. Cách xúc tiến truyền thống
THUTRINH-BẢOPHƯƠNG
T
ại Diễn đàn Lữ hành toàn quốc
2022 về giải pháp phục hồi và
phát triển du lịch quốc tế ở Việt
Nam (VN) (nằm trong khuôn khổ
sự kiện Liên kết sức mạnh VN 2022
diễn ra tại TP.HCM), các sở, ngành,
chuyên gia đã đề xuất những giải
pháp mới để du lịch quốc tế VN
phục hồi và phát triển.
Cần tập trung sáu vấn đề
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn
Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch VN, cho biết thị trường
du lịch có những bước khởi sắc,
nhất là hoạt động du lịch nội địa.
Mặc dù vậy, lượng khách quốc tế lại
khá hạn chế, tính đến nay cả nước
đón hơn 700.000 lượt, chỉ đạt 15%
so với kế hoạch đón 5 triệu khách
quốc tế năm nay.
Để tận dụng cơ hội thu hút khách
quốc tế vào những tháng cuối
năm, ngành du lịch cần tập trung
sáu vấn đề: Làm mới sản phẩm
du lịch, đào tạo nguồn nhân lực
du lịch, nâng cao năng lực cạnh
tranh hấp dẫn, đẩy nhanh chuyển
đổi số, đổi mới công tác xúc tiến
quảng bá du lịch, tiếp tục hỗ trợ
doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám
đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho rằng:
Muốn đẩy mạnh hoạt động du lịch,
các cấp, các ngành cần phải thật sự
tạo điều kiện cho du lịch. Bên cạnh
sự chủ động thammưu thì phải có sự
chủ động vào cuộc quyết liệt, đồng
bộ và vào cuộc như “người trong
cuộc” của đa ngành giao thông, ngoại
giao, công an…
Nói đến xu hướng du lịch quốc tế ở
VN trong bối cảnh mới, ông Nguyễn
Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu phát triển du lịch, cho rằng có
bảy xu hướng: Du lịch an toàn, du
lịch phục hồi sức khỏe, xu hướng lựa
chọn phương thức di chuyển, du lịch
LượngkháchquốctếđếnViệtNamhiệnchưacao,tỉlệhiệnchỉđạt15%sovớikếhoạchnămnay.Ảnh:T.TRINH
Phải chuyển đổi số để phát triển
du lịch quốc tế ở Việt Nam
Các ý kiến cho rằng để phát triển du lịch quốc tế sau dịch COVID-19, doanh nghiệp du lịch cần có giải pháp
tiếp cận với du khách bằng cách xây dựng nền tảng du lịch thôngminh.
vẫn làm nhưng phải thêm hướng
tiếp cận, vẫn tiếp tục hoạt động
xúc tiến truyền thống để thu hút
khách hàng tiềm năng. Hướng
tiếp theo là xúc tiến các nền tảng
công nghệ số, đưa cơ sở dữ liệu
sản phẩm đến trực tiếp với khách
hàng. Hiện cơ sở dữ liệu, các nền
tảng số về du lịch ở VN còn rất
thấp, phải sớm thay đổi việc này”
- TS Dũng cho biết.
Ông Nguyễn Đức Anh, Chủ tịch
Câu lạc bộDu lịchMICE, CEOVplus
Vietnam, cho biết khách quốc tế đến
đây mà chúng ta không có nền tảng
công nghệ tốt thì họ sẽ không đến
nữa. “Xu thế đang phát triển du lịch
không chạm, tất cả thực hiện trên nền
tảng. Vì vậy, về công nghệ số chúng
ta phải làm được, chắc chắn phải
làm được. Nếu có 1 đồng làm nền
tảng và chi phí nhân sự thì phải có
3 đồng để quảng cáo và 1 đồng cho
duy trì và nâng cấp hệ thống” - ông
Đức Anh nhận định.
Ông Đức Anh cho rằng nếu
liên kết chặt chẽ giữa nhà quản
lý nền tảng (người làm công nghệ
du lịch) và các điểm đến, các nhà
cung cấp, các doanh nghiệp du
lịch thì đây là một nền tảng - một
sàn thương mại về du lịch có tính
liên kết cao và có đủ sức mạnh để
cạnh tranh với các nền tảng trên
thế giới hiện nay.•
Nguyên nhân cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết chậm tiến độ
Tính đến nay lượng
khách quốc tế hạn chế,
cả nước đón hơn 700.000
lượt, chỉ đạt 15% so với kế
hoạch đón 5 triệu khách
quốc tế năm nay.
Ngày 8-8, Ban quản lý dự án (QLDA) 7, Bộ GTVT cho
biết tính từ thời điểm tháng 3, tiến độ dự án cao tốc Vĩnh
Hảo - Phan Thiết (thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn
1) có nhiều chuyển biến tích cực, nhà thầu đã tăng cường
huy động máy móc, thiết bị, tổ chức tăng ca, kíp thi công.
Tuy nhiên, sản lượng thi công của dự án đang bị chậm
2,7% so với kế hoạch. Nguyên nhân chậm tiến độ là do một
số yếu tố khách quan liên quan đến thiếu mỏ vật liệu, giá
nguyên vật liệu, nhiên liệu, giá nhân công tăng đột biến,
mùa mưa tới sớm hơn dự kiến... Bên cạnh đó, trong giai
đoạn đầu triển khai dự án, một nhà thầu chưa tập trung tài
chính, thiết bị, vật tư, nhân sự chủ chốt để thực hiện dự án.
Về nguyên nhân chủ quan, lãnh đạo các đơn vị thi công
thiếu sự quan tâm sâu sát; sự yếu kém của nhân sự thực
hiện dự án của một số nhà thầu dẫn đến công tác nghiệm
thu, thanh toán rất chậm… Bên cạnh đó, công tác lập, trình
duyệt các phát sinh, điều chỉnh trong quá trình thi công dẫn
đến công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng thi công
chậm.
Trước tình trạng trên, Ban QLDA7 đã tổ chức họp kiểm
điểm tiến độ với lãnh đạo cấp cao của từng đơn vị thi công.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị rà soát, cam kết khối lượng,
sản lượng thi công các hạng mục còn lại và đưa ra các mốc
thời gian, khối lượng cần hoàn thành theo giai đoạn.
Trong đó, đối với phần việc đắp nền tuyến chính sẽ cơ
bản hoàn thành công tác đắp nền tuyến chính trong tháng 8.
Các khối lượng còn lại như các đoạn đắp cao, đường gom,
hoàn thành trong tháng 9. Hoàn thành việc cấp phối đá dăm
và cấp phối đá dăm gia cố xi măng cơ bản hoàn thành trong
tháng 10. Bê tông nhựa rỗng sẽ hoàn thành trong tháng 11.
Đối với phần cầu và công trình trên tuyến sẽ cơ bản hoàn
thành trong tháng 10.
Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, Ban QLDA7 đã tổ chức
mời các lãnh đạo cấp cao của nhà thầu họp kiểm điểm tiến
độ và cam kết kế hoạch thực hiện từ nay đến hết năm. Các
nhà thầu đã rà soát, cam kết sẽ tập trung huy động máy
móc, thiết bị, nhân sự, tài chính để đảm bảo cơ bản hoàn
thành gói thầu theo thời gian quy định của hợp đồng.
Ban QLDA7 đã chấn chỉnh và xử lý nhà thầu yếu kém,
chậm tiến độ trong tháng 3, 4 vừa qua.
ĐÀO TRANG
CôngtrìnhdựáncaotốcVĩnhHảo-PhanThiết.Ảnh:ĐT
Du khách quốc tế thamquan tại một ngày
hội liên kết du lịch ở TP.HCM. Ảnh: T.TRINH