188-2022 - page 13

13
Giáo dục mầm non tại KCX, KCN
ở TP.HCM sẽ phát triển?
NGUYỄNQUYÊN
C
hiều 18-8, đoàn Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục của
Quốc hội giám sát việc
thực hiện chính sách pháp luật
đối với giáo dục mầm non tại
các khu chế xuất (KCX), khu
công nghiệp (KCN) trên địa
bàn TP.HCM đã có buổi làm
việc với UBND TP.HCM.
Có chính sách ưu đãi
đối với các nhà
đầu tư vào GD&ĐT
ÔngLêHoàiNam,PhóGiám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM,
cho biết TP hiện có 16 KCX,
KCN với 776 trường mầm
non, 1.177 nhóm, lớp độc
lập tư thục. Đến nay đã có 24
trường mầm non ở vị trí liền
kề và bên trong khuôn viên
của các KCX, KCN, cơ bản
đáp ứng nhu cầu gửi con của
công nhân.
Các chính sách về pháp
luật đối với giáo dục mầm
non tại các KCX, KCN luôn
được TP triển khai đầy đủ.
Tuy nhiên, theo ông Nam,
trong quá trình thực hiện kế
hoạch đầu tư xây dựng các
dự án trường mầm non tại
các KCX, KCN gặp khó do
vướng mắc tại một số nghị
định. Cụ thể, Nghị định 36 của
Chính phủ về KCX, KCN và
khu kinh tế quy định “không
có dân cư sinh sống trong
KCX, KCN”. Do đó, KCX,
KCN hình thành và được Bộ
Xây dựng phê duyệt không
có quỹ đất để xây dựng các
công trình phục vụ tiện ích
cho người lao động...
Từ đó, TP.HCM kiến nghị
một số vấn đề sau. Đối với
Chính phủ, TP kiến nghị cần
ban hành nghị định triển khai
chính sách ưu đãi về đất đai,
tín dụng, thuế nhằm khuyến
khích xã hội hóa trong việc
đầu tư phát triển trường, lớp
mầm non ngoài công lập tại
các KCX, KCN. Cần “luật
hóa” trách nhiệm của các
doanh nghiệp, tránh việc chỉ
vận động, kêu gọi khiến hiệu
quả không như mong đợi.
Chính phủ cần xác định rõ
trách nhiệm của cơ quan quản
lý nhà nước, của đoàn thể và
của nhà đầu tư từ ưu đãi, vay
vốn, đất đai; chính sách đối
với giáo viên hợp đồng trong
các cơ sở giáo dục mầm non.
Ngoài ra, Chính phủ ban
hành chính sách ưu đãi chuyên
biệt dành cho các nhà đầu tư
vào lĩnh vực GD&ĐT. Thực
tế, ngoài mức thuế suất thu
nhập doanh nghiệp áp dụng
cho dự án giáo dục ở mức
tương đối thấp thì các dự án
giáo dục chưa được hưởng
hỗ trợ đặc biệt nào trong
quá trình đầu tư như hỗ trợ
về tìm kiếm địa điểm, về các
thủ tục... Bên cạnh đó, cần
có quy định không chuyển
đổi mục đích sử dụng đất ở
sang đất giáo dục để thúc đẩy
phát triển giáo dục mầm non
ngoài công lập.
Đối với Bộ GD&ĐT,
TP.HCMkiến nghị điều chỉnh
Nghị định 46 về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra,
Bộ GD&ĐT xem xét điều
chỉnh Thông tư 13 về ban
hành quy định tiêu chuẩn cơ
sở vật chất các trường mầm
non, tiểu học, THCS, THPT
nhiều cấp học. Trường mầm
non có quy mô tối thiểu chín
nhóm, lớp và tối đa 20 nhóm
lớp. Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường
được xác định trên cơ sở số
nhóm, lớp, số trẻ em với bình
quân tối thiểu 12 m
2
cho một
trẻ, đối với các đô thị miền
núi, khu vực trung tâm các
đô thị có quỹ đất hạn chế
cho phép bình quân tối thiểu
10 m
2
cho một trẻ chưa phù
hợp thực tế. Mặt khác, bộ
cần điều chỉnh Thông tư 02
về ban hành danh mục, đồ
dùng, đồ chơi, thiết bị dạy
học cho giáo dục mầm non
do chưa phù hợp với điều
kiện thực tế.
Quan tâm đặc biệt
đến đội ngũ nhà giáo
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục của Quốc hội,
chia sẻ qua giám sát, đoàn
rất ấn tượng trước các chính
sách phát triển giáo dục mầm
non của TP.
“TP.HCM luôn làm đúng
chủ trương, rất linh hoạt,
quyết đoán, sáng tạo trong
việc thực hiện chính sách.
Đây chính là điều kiện tiên
quyết để TP giải quyết những
vấn đề mang tính chất đặc
thù” - bà Mai Hoa nói.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ
nhiệmỦy ban Văn hóa, Giáo
dục củaQuốc hội gửi gắmđến
TP.HCM ba vấn đề cần quan
tâm trong thời gian tới. Thứ
nhất, TP.HCM cần tiếp tục có
nhiều chính sách cụ thể hơn
nữa cho giáo dục mầm non
tại các KCX, KCN để con
em công nhân được chăm lo
một cách tốt nhất. Thứ hai,
đầu tư cho giáo dục mầm non
tại các KCX, KCN không chỉ
đầu tư vào cơ sở vật chất mà
Đời sống xã hội -
ThứSáu19-8-2022
cần phải tập trung vào đội ngũ
nhà giáo. “TP.HCM cần quan
tâm đến đội ngũ này không
chỉ về chế độ đãi ngộ mà còn
là môi trường làm việc, phải
làm sao để các cô luôn cảm
thấy vui vẻ” - bà Hoa nói.
Ngoài ra, đoàn cũng mong
muốn trong các chính sách cho
giáo dục cần có sự phối hợp
liên ngành một cách nhanh
chóng, chính xác. Mặt khác,
trong thời gian tới cần có giải
pháp để tăng cường vai trò của
các doanh nghiệp trong việc
đầu tư cho giáo dục.
Tại buổi làm việc, liên
quan đến những kiến nghị
của TP.HCM đối với Bộ
Tiêu điểm
Mỗi năm bình quân
TP.HCM tăng gần
10.000 trẻ mầm non
Hằng năm bình quân trẻ
mầmnon tăng gần 10.000 trẻ.
Tính đến cuối năm2021-2022,
toànTP có 3.112 cơ sở giáodục
mầm non gồm 1.351 trường,
1.761 nhóm trẻ - lớpmẫu giáo,
lớp mầm non độc lập, 14.420
nhóm - lớp học. Số trẻ mầm
non là gần 305.000 trẻ, với hơn
25.000 giáo viên.
Ông
LÊ HOÀI NAM
,
Phó Giám đốc
Sở GD&ĐT TP.HCM
GD&ĐT, bà Nguyễn Minh
Huyền, chuyên viên Vụ Giáo
dục mầm non, Bộ GD&ĐT,
cho biết những vấn đề trên
đều đang được chỉnh sửa.
Cụ thể, trong chương trình
xây dựng văn bản pháp luật
của Bộ GD&ĐT năm nay,
Chính phủ có giao sửa Nghị
định 46 quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục. Hiện nay, ban
soạn thảo đang chuẩn bị họp
để lấy ý kiến chỉnh sửa nghị
định. Đề xuất của TP.HCM
liên quan đến quy hoạchmạng
lưới cơ sở giáo dục mầm non
làmột trong những điểm trong
dự thảo đang có sự sửa đổi.•
Về Thông tư 06 liên quan đến tăng số
lượng biên chế kế toán, văn thư, thủ quỹ,
hiện nay Bộ GD&ĐT đã và đang xây dựng
thông tư mới hướng dẫn về vị trí việc làm.
Văn bản dự thảo đã được gửi trên mạng
để xin ý kiến, hiện Bộ GD&ĐT đang triển
khai các bước tiếp theo. Các khó khăn của
TP.HCM khi đề xuất tăng biên chế cũng là
kiến nghị Vụ Giáo dục mầm non gửi cho
Cục Nhà giáo trong quá trình xây dựng
thông tư. Về việc xem xét điều chỉnh Thông
tư 13 ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở
vật chất các trường mầm non, Vụ Giáo dục
mầm non cũng nhận ra những bất cập, sẽ
tiếp thu và báo cáo lãnh đạo Bộ GD&ĐT
trong thời gian tới.
Sẽ có thêm đổi mới ở Thông tư 06 và Thông tư 13
Thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho
biết tính đến 17 giờ ngày 18-8, hệ thống tuyển sinh chung
đã ghi nhận có tổng số thí sinh (TS) đăng ký xét tuyển là
941.164; số TS đã nhập nguyện vọng là 588.884 em; với
2.802.694 nguyện vọng; số lượng nguyện vọng trung bình
theo TS là 4,76.
Trước đó, hôm 13-8, Bộ GD&ĐT thông tin dù đã quá
2/3 thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển nhưng có
đến 50% TS chưa đăng ký.
Do đó, Bộ GD&ĐT thông tin tới các sở GD&ĐT cùng
các cơ sở GD&ĐT, yêu cầu nhắc nhở TS đăng ký nguyện
vọng lên hệ thống tuyển sinh chung theo đúng kế hoạch
tuyển sinh năm 2022, tránh làm mất cơ hội xét tuyển.
TS sau khi đăng ký xét tuyển vẫn tiếp tục được điều
chỉnh nguyện vọng (trong thời gian quy định) không giới
hạn số lần.
Sau 17 giờ ngày 20-8, hệ thống sẽ tự động khóa chức
năng đăng ký xét tuyển để chuyển sang quy trình tiếp
theo. Khi đó, TS không còn quyền đăng ký, điều chỉnh
nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Đại diện Vụ Giáo dục đại học đề nghị các sở GD&ĐT,
các cơ sở GD&ĐT tăng cường truyền thông, khuyến cáo,
nhắc nhở TS thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng
xét tuyển trước hạn cuối (trước 17 giờ ngày 20-8) để tránh
các rủi ro về kỹ thuật (nếu có).
Từ ngày 21 đến 28-8, hệ thống chỉ cho phép TS nộp lệ
phí xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi (các
phương thức khác không phải nộp).
Lưu ý, tất cả TS xét tuyển năm 2022 đều phải đăng ký
nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh của Bộ
GD&ĐT (trừ TS trúng tuyển thẳng theo Điều 8 của quy
chế nếu đã xác nhận nhập học trên hệ thống).
PHI HÙNG
Đã có hơn 2,8 triệu nguyện vọng của thí sinh đăng ký trên hệ thống tuyển sinh chung
Các bé TrườngMầmnon Tân Tạo, quận Bình Tân trongmột giờ học. Ảnh: NTCC
Bộ cần điều chỉnh
Thông tư 02 về ban
hành danh mục, đồ
dùng, đồ chơi, thiết
bị dạy học cho giáo
dục mầm non do
chưa phù hợp với
điều kiện thực tế.
TP.HCMkiến nghị Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục
và đề xuất Bộ GD&ĐT điều chỉnhmột số điều trong thông tư để tạo điều kiện phát triển giáo dục mầmnon
tại khu chế xuất, khu công nghiệp.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook