188-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu19-8-2022
Chủ tịch Quốc hội “nóng” với việc 13 năm
chưa đấu giá tần số
Ngày 18-8, tiếp tục phiên họp
chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tần số vô tuyến điện.
Tại phiên họp, một câu hỏi đặt ra:
“Vì sao 13 năm qua chưa đấu giá
tần số vô tuyến điện, nguyên nhân
do đâu?”.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường Lê Quang
Huy lý giải Luật Tần số vô tuyến
điện có hiệu lực từ năm 2010. Đến
năm 2016, khi các quy định pháp luật
về đấu giá tần số vô tuyến điện đã cơ
bản được hoàn thiện, Bộ TT&TT đã
thành lập Hội đồng đấu giá để triển
khai. Nhưng Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công được ban hành và có
hiệu lực từ năm 2017 giao Chính phủ
quy định chi tiết về mức thu, phương
thức thu tiền cấp quyền sử dụng tần
số vô tuyến điện.
Ông Huy cho biết lần này dự thảo
luật có bổ sung quy định thống nhất
thu tiền cấp quyền với tần số vô tuyến
điện có giá trị thương mại cao, áp
dụng với cả ba phương thức cấp phép
là đấu giá, thi tuyển và cấp trực tiếp…
Nêu quan điểm, Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ cho rằng lý do giải
trình vì sao 13 năm qua chưa đấu giá
tần số, băng tần “chưa thuyết phục”.
Ông Huệ lưu ý tần số, băng tần là tài
nguyên rất đặc biệt về quốc phòng,
an ninh, có giá trị kinh tế vô cùng
lớn. “Các nước đều đấu giá và người
ta thu rất nhiều tiền. Mình không đấu
giá, cũng không thu tiền, từ trước tới
giờ chỉ cấp, 13 năm rồi” - Chủ tịch
Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị cần
nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá thẳng
thắn, giải trình rõ chuyện này.
Đồng tình, Chủ nhiệmỦy ban Tài
chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường
nhận xét quãng thời gian 13 năm là “quá
lâu”. “Tôi kiến nghị Bộ TT&TT làm
sớm để đấu giá, có được khoản thu về
cho ngân sách” - ông Cường phát biểu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang
Phương đánh giá các băng tần được
cấp phép sử dụng hiệu quả sẽ mở
đường cho các dịch vụ băng thông
rộng, Internet tốc độ cao phát triển,
tạo tiền đề phát triển chính phủ điện
tử, chính phủ số. Ông đề nghị dự
thảo quy định ba phương thức đấu
giá, cấp trực tiếp và thi tuyển phải rất
rõ ràng, minh bạch mới giảm được
lãng phí trong sử dụng.
Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Đức Hải đề nghị các cơ quan
liên quan tiếp tục rà soát các quy định
về quản lý, phân bổ, thu hồi tần số vô
tuyến điện; quy định về các phương
thức cấp phép, cấp lại giấy phép,
chuyển nhượng quyền sử dụng băng
tần… Đặc biệt là tiêu chí đấu giá việc
sử dụng tần số vô tuyến điện.
Dự án luật nói trên được Quốc hội
cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng
5-2022, dự kiến thông qua tại kỳ họp
tháng 10 tới đây.
ĐỨC MINH
vị thế
Việc vận dụng bài
học từ Cách mạng
Tháng Tám thể hiện
ở chỗ kết hợp nhuần
nhuyễn giữa sức
mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
đa phương hóa, đa dạng hóa,
trung lập, không chọn bên nào
mà chọn chính nghĩa cần tiếp
tục phát huy. Cần kiên định
với đường lối đối ngoại quốc
phòng “bốn không”: Không
tham gia liên minh quân sự;
không liên kết với nước này
để chống nước kia; không cho
nước ngoài đặt căn cứ quân sự
hoặc sử dụng lãnh thổ VN để
chống lại nước khác; không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.
Mặt khác, chúng ta cần gắn
sự phát triển của mình với
thế giới. Cần tiếp tục theo xu
hướng phát triển chính gắn với
quan sát và nhận thức cục diện
thế giới, sự vận động của các
nước lớn để tận dụng thời cơ.
. Ông đề cập nhiều về sự dự
báo, chiến lược dài hơi nhưng
thế giới có những tình huống
đột xuất, ngoài dự tính, cần
ứng phó nhanh. Có thể nhìn
nhận vấn đề này thế nào từ
thành công của Cách mạng
Tháng Tám?
+ Những vấn đề như cuộc
xung đột ở Ukraine, chuyến
đi của bà Nancy Pelosi - Chủ
tịch Hạ viện Mỹ tới Đài Loan
là ví dụ cho thấy tình hình
thế giới phức tạp với các
mối quan hệ chồng chéo, đặc
biệt là quan hệ giữa các nước
lớn. Một khái niệm cần được
nghiên cứu kỹ đó là ứng xử
khôn ngoan, khéo léo. VN đã
thực hiện nhiều ứng xử quốc
tế thành công.
Đó cũng là kế thừa tư tưởng
Hồ Chí Minh, luôn dĩ bất biến
ứng vạn biến, lấy một nguyên
tắc có tính chất quan trọng làm
nền tảng và thay đổi các yếu
tố khác cho phù hợp. Cách
ứng xử của VN đối với những
vấn đề như trên cho thấy VN
trung thành với đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, không
can thiệp vào công việc nội
bộ của nước khác. 
VN hiện nay được các nước
lớn nhưMỹ, Nga, Trung Quốc
mong muốn phát triển quan
hệ. Đây có thể xem là thời
cơ. Trong những năm qua,
các tổng thống Mỹ đều liên
tục tăng cường quan hệ với
VN. Trong khi đó, Nga cũng
muốn giữ quan hệ tốt với
VN và coi VN nhưmột đối tác
truyền thống, đồng thời cũng
là đối tác mới. Trung Quốc
cũng muốn giữ quan hệ tốt
với VN. Liên minh châu Âu
và Nhật đều coi VN là đối tác
quan trọng.
Có được điều này là nhờ
những yếu tố sau: VN là một
trong những nước có vị trí
địa chính trị, địa chiến lược
rất quan trọng. Mặt khác, sự
phát triển của VN tạo ra ảnh
hưởng mạnh đối với nhiều
nước. Sự phát triển đó thể hiện
tính tự lực, tự cường, sự trỗi
dậy của một dân tộc có những
nét đặc biệt. Điều mà các
nước đánh giá cao VN là sự
ổn định về chính trị. Không
phải ngẫu nhiên mà thế giới
đánh giá VN là một điểm đến
của hòa bình. Cuộc gặp gỡ
thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
lần thứ hai ở VN là một bằng
chứng sinh động. Tiếng nói
của VN ngày càng có trọng
lượng. Các nước đang ủng hộ
VN gia nhập hàng ngũ cường
quốc tầm trung.
Nhờ vậy, VN có rất nhiều
cơ hội để phát triển. Và khi
các nước lớn cạnh tranh với
nhau càng nhiều thì thời cơ
cho những nước như VN
càng lớn. Nước ta bình tĩnh,
khéo léo trước tình hình thế
giới phức tạp, kiên trì đường
lối ngoại giao hiện nay thì sẽ
làm bạn được với tất cả các
bên, có nhiều mối quan hệ tốt.
. Xin cám ơn ông.•
_ 19-8-2022) 
Mít-tinh tổng khởi nghĩa tại quảng trườngNhà hát lớnHàNội.
Ảnh: Tư liệu
PhóBí thưNguyễnHồHải: Cấp cơ sở cần sâu sát,
gầndânhơn
Chiều 18-8, Phó Bí thư Thành
ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã có
buổi khảo sát về việc xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở; tổ chức bộ
máy ở phường, xã có dân số đông
tại phường Bình Hưng Hòa A (quận
Bình Tân, TP.HCM). Hoạt động
khảo sát này nhằm góp phần hoàn
thiện dự thảo nghị quyết mới thay
thế Nghị quyết 54.
Báo cáo với đoàn khảo sát, Bí
thư Đảng ủy phường Bình Hưng
Hòa A Nguyễn Quang Hưng cho
biết hiện cán bộ, công chức và cán
bộ không chuyên trách ở phường
đã quá tải. Công tác quản lý, điều
hành bị hạn chế, thiếu tính chủ
động trong giải quyết các sự việc phát sinh, quản lý địa
bàn gặp rất nhiều áp lực, nhất là trong lĩnh vực đất đai,
xây dựng.
Ông Hưng dẫn chứng trước đây một lĩnh vực được
giao cho 2-3 người thực hiện nhưng nay chỉ một người
phải đảm bảo nhiều việc ở nhiều lĩnh vực. Hiện phường
có 14 công chức nhưng phải bố trí bốn công chức tại bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả, sáu công chức làm công tác
chuyên môn sẽ gặp khó.
“Có những công chức vừa phải tiếp dân, vừa phải
đi địa bàn, vừa phải thực hiện công tác chuyên môn.
Như công chức địa chính vừa tiếp dân, vừa phải đi khu
phố xác minh, vừa phải tham mưu văn bản. Công chức
tư pháp vừa phải tiếp dân ký hồ sơ sao y, chứng thực,
vừa phải xác minh thi hành án, vừa phải tham mưu văn
bản…” - ông Hưng cho biết.
Với cán bộ không chuyên trách, họ phải thực hiện 30
đầu việc. Cán bộ phụ trách kinh tế phường phải đảm
đương 45 đầu việc… Cạnh đó, họ cũng phải thực hiện
một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo
phân công.
Từ đó, phía phường Bình Hưng
Hòa A kiến nghị TP tiếp tục xin cơ
chế, chính sách đặc thù bố trí số
lượng công chức, cán bộ đối với
phường đông dân.
Cụ thể, phường kiến nghị được
bố trí tối đa 23 cán bộ, công chức/
phường đối với đơn vị hành chính
loại 1. Đồng thời cho phép đối với
phường có trên 50.000 dân thì cứ
thêm 10.000 dân bố trí bổ sung
một công chức. Phường có trên
10.000 dân bố trí thêm một phó
chủ tịch UBND phường phụ trách
lĩnh vực kinh tế - môi trường.
Cùng với đó, phường đề xuất có nguồn kinh phí dự
phòng để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tại địa
phương; tăng kinh phí khoán hoạt động hành chính của cán
bộ, công chức phường tương đương công chức cấp quận.
Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Hồ Hải nói dù nhiều việc nhưng cấp cơ sở cần
sâu sát, gần dân hơn để nắm được tâm tư, tình cảm của
người dân, những chuyển biến trong dân. Bởi nếu buông
lỏng thì việc xây dựng chính quyền địa phương gặp
rất nhiều hạn chế. Ông cũng yêu cầu chính quyền địa
phương quan tâm đến lực lượng cơ sở, nắm bắt tâm tư,
tình cảm của cán bộ, đảng viên…
Ông Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh: Thành ủy TP.HCM
rất quan tâm, muốn lắng nghe thêm để tạo điều kiện,
động lực cho cán bộ cơ sở. Cùng với đó, Ban Thường vụ
Thành ủy cũng có họp bàn, có nghe và đề ra giải pháp,
kiến nghị nhưng thực tế luôn biến động nên muốn lắng
nghe, có kiến nghị phù hợp từ góc độ địa phương.
THANH TUYỀN - BẢO PHƯƠNG
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ đang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: LÊ ÁNH
Phó Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễnHồHải phát
biểu tại buổi làmviệc với phường BìnhHưngHòa
A, quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: BẢOPHƯƠNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook