188-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu19-8-2022
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
vừa ban hành quy định về tổ chức, quản lý
hoạt động khai thác và vận tải hành khách
bằng taxi và vận tải hành khách theo hợp
đồng tại cảng.
Tại quy định mới, cảng đưa ra nhiều
phương án quản lý cá nhân, đơn vị kinh
doanh vận tải (KDVT) bằng ô tô cùng nhiều
hình thức chế tài mạnh nhằm dẹp nạn chèo
kéo, làm giá khiến hành khách bức xúc trong
thời gian qua.
Theo đó, cảng chủ trì, chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc triển khai các quy định đối với
công tác tổ chức, quản lý hoạt động KDVT
hành khách bằng ô tô tại cảng; thực hiện điều
hành, giám sát các hoạt động đón trả khách
tại cảng.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
yêu cầu các doanh nghiệp khai thác hoạt
động KDVT hành khách bằng ô tô phải bố trí
số điện thoại liên lạc 24/24 giờ, cán bộ điều
hành có đủ năng lực, nắm vững các nội quy,
quy định của cảng và của doanh nghiệp mình
để phối hợp với lực lượng chức năng tại cảng
trong việc duy trì hoạt động khai thác và đảm
bảo an ninh trật tự tại cảng.
Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã KDVT
hành khách có ký hợp đồng với cảng mới
được hoạt động khai thác vận tải hành khách
theo hợp đồng tại cảng; chỉ được ký hợp
đồng vận chuyển với người thuê vận tải có
nhu cầu thuê cả chuyến xe, bao gồm cả thuê
tài xế; chỉ được đón trả khách đúng địa điểm
trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
Quy định mới này cũng yêu cầu xe không
được gom khách, đón khách ngoài danh sách
đính kèm hợp đồng đã ký do đơn vị KDVT
cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho
từng khách đi xe; không được bán vé hoặc
thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới
mọi hình thức; không được ấn định hành
trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều
khách hoặc nhiều người thuê vận chuyển
khác nhau…
Đối với xe buýt theo tuyến cố định: Phải có
chỗ ưu tiên và dán nhãn cho người khuyết tật,
người cao tuổi và phụ nữ mang thai; phải có
phù hiệu “xe buýt” và được dán cố định phía
bên phải mặt trong kính phía trước của xe,
phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên
xe; xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ trở
lên, có chỗ để hành lý phù hợp, bảo đảm an
toàn cho khách khi di chuyển lên xuống.
Quy định mới cũng đưa ra nhiều biện pháp
xử lý mạnh tay đối với các hành vi vi phạm
đón trả khách, sử dụng phương tiện không
đúng.
PHONG ĐIỀN
Phương tiện không đúng biển số đã đăng ký với
công ty bị cấmđón khách tại sân bay Tân SơnNhất.
Ảnh: PHONGĐIỀN
TP.HCM: Cần hạn
chế khai thác nước
ngầm quá mức
Việc khai thác nước ngầmquámức không những làm tăng nguy cơ sụt lún
mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
NGUYỄNCHÂU
T
rước ảnh hưởng của ô nhiễm
nguồn nước mặt và tác động
của biến đổi khí hậu thì nguồn
nước ngầm vẫn là nguồn nước
có vai trò quan trọng. Việc duy
trì khai thác nước dưới lòng đất
ở một mức độ phù hợp để có thể
duy trì cấp nước tối thiểu trong
trường hợp nguồn nước mặt bị
sự cố là yêu cầu cần thiết.
Nhiều gia đình
vẫn dùng song song
hai nguồn nước
Tình trạng khai thác nước
ngầm tràn lan là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm, tăng nguy cơ gây
sụt lún trên địa bàn TP.HCM.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ
gia đình vẫn còn sử dụng nước
giếng hoặc sử dụng song song
hai nguồn nước là nước giếng và
nước máy để phục vụ cho sinh
hoạt hằng ngày.
Ông Trần Văn Tư (ngụ huyện
Hóc Môn) cho biết gia đình ông
đã sử dụng nước giếng 40 năm
nay. Do phục vụ cho việc chăn
nuôi nên nếu dùng nước máy thì
chi phí sẽ rất cao, hơn nữa do thói
quen sử dụng nước giếng lâu nên
khó bỏ. Đến nay gia đình ông đã
gắn đồng hồ nước nhưng cũng
chỉ sử dụng nước máy vào việc
nấu ăn, tắm giặt.
Theođại diện củaUBNDhuyện
HócMôn, tính đến ngày 30-6, trên
toàn địa bàn huyện còn 43.707
giếng khoan, với lưu lượng nước
dưới đất khai thác hơn 66.637
m
3
/ngày đêm. Số lượng giếng
khoan trên địa bàn huyện đã giảm
25.961 giếng so với năm 2018
và lưu lượng khai thác giảm hơn
39.853 m
3
/ngày đêm.
Hiện nay còn khá nhiều hộ gia
đình sử dụng cả hai nguồn nước
phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày
nên số lượng giếng khoan được
trám lấp trên địa bàn chưa cao.
Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất,
kinh doanh còn sử dụng nước
dưới lòng đất cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ.
Theo báo cáo của UBND quận
Tân Phú, đến tháng 12-2020,
trên địa bàn quận có 2.375 giếng
khoan đang khai thác, sử dụng,
trong đó có 2.005 giếng khoan
hộ gia đình và 370 giếng khoan
doanh nghiệp. Tổng số giếng đã
trám lấp từ năm 2021 đến nay là
686/2.375 giếng.
Hiện nay còn khá nhiều
hộ gia đình sử dụng cả
hai nguồn nước phục
vụ cho sinh hoạt hằng
ngày nên số lượng
giếng khoan được
trám lấp chưa cao.
Không nên sử dụng nguồn nước ngầm
quá mức
Để hiệu quả hơn trong việc thực hiện giảm khai thác nước dưới
đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất, UBND quận Tân Phú
đề xuất UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị có liên quan cùng tuyên
truyền, vân động người dân sử dụng nướcmáy. Cạnh đó, cần tuyên
truyền việc hạn chế sử dụng nước ngầm để an toàn cho sức khỏe
của ngư i dân và hạn chế những hậu quả về môi trư ng, địa chất
trên địa bàn TP nếu sử dụng nước ngầm quá mức.
Đồng th i, các đơn vị liên quan cần tuyên truyền về xử lý vi phạm
hành chính theo quy định pháp luật đối với các trư ng hợp vi phạm
trong khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn TP.
Hiện nay trên địa bàn quận vẫn
cònmột số cơ sở, hộ gia đình duy
trì sử dụng hai nguồn nước, trong
đó sử dụng nguồn nước giếng
khoan cho các hoạt động tưới
cây, vệ sinh khuôn viên, kinh
doanh, sinh hoạt, rửa xe. Một
số khu nhà trọ thì sử dụng nhiều
nước giếng khoan để tiết kiệm
nguồn nước máy, điều này gây
khó khăn cho công tác quản lý
giếng khoan trên địa bàn.
Vì vậy, UBND quận đã đề ra
lộ trình, chỉ tiêu thực hiện hằng
năm, phấn đấu đến năm 2025
vận động ngưng không sử dụng
và trám lấp 2.375 giếng.
Nhiều giải pháp
để giảm khai thác
nước ngầm
Nhằm đảm bảo cung cấp nước
sạch cho người dân, TP.HCMđặt
ra mục tiêu trong năm 2022 giảm
tỉ lệ thất thoát nước sạch dưới
18,46% và duy trì tỉ lệ 100% hộ
dân sử dụng nước sạch. Ngoài ra,
TP sẽ tập trung đầu tư mở rộng
và cải tạo mạng lưới đường ống
cấp nước.
Để đạt được mục tiêu trên,
các địa phương cũng như những
đơn vị có liên quan đã thực hiện
nhiều giải pháp cụ thể.
Đại diện Tổng công ty Cấp
nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết
nhằm đảm bảo cung cấp nước
sạch cho người dânTP, tổng công
ty luôn đẩy mạnh công tác phát
triển mạnh cấp 1, 2, 3 và gắn
mới đồng hồ nước cho khách
hàng. Bên cạnh đó, Sawaco thưc
hiên tôt công tac điêu tiêt phân
vung phuc vu, đam bao phuc vu
câp nươc ổn định áp lực và chất
lượng, đam bao an toan trong san
xuât nươc, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu dùng nước trên địa bàn TP.
Ông Nguyễn Văn Đắng, Phó
Tổng giám đốc Sawaco, nói:
“Hiện tại Sawaco đã và đang
triển khai nhiều giải pháp, đặt
ra mục tiêu trong giai đoạn
2020-2025 hạn chế tối đa khai
thác nước ngầm, đảm bảo cấp
nước an toàn, liên tục. Công ty
sẽ nâng tổng công suất hệ thống
cấp nước từ 2,4 triệu m
3
/ngày
đêm lên 2,9 triệu m
3
/ngày đêm,
tỉ lệ thất thoát nước giảm xuống
còn 17,5%”.
Theo đại diện UBND huyện
Hóc Môn, trong thời gian qua,
UBND huyện cũng đã phối
hợp cùng Công ty cổ phần Cấp
nước Trung An trong việc phát
triển cấp nước đến từng hộ, vận
chuyển nước đến các bồn tập
trung, cũng như lắp đặt đồng
hồ tổng để các hộ dân sử dụng
nước sạch.
TrongkhiSởTN&MTTP.HCM,
TP.HCM đặt mục tiêu đảm bảo
việc khai thác, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài
nguyên nước dưới đất phải gắn
với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm,
suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Hằng năm Sở TN&MT đều
phối hợp với các địa phương
để rà soát danh sách hộ dân sử
dụng nước sạch sinh hoạt. Sở
này cho biết qua rà soát cho
thấy số lượng hộ dân khai thác
nước ngầm để sinh hoạt giảm
dần theo từng năm.•
Quy địnhmới cũng đưa ra nhiều biện
pháp xử lýmạnh tay đối với các hành
vi vi phạmđón trả khách, sử dụng
phương tiện không đúng.
SânbayTânSơn
Nhất siết hoạt động
đón trảkhách
Nhân viên Công ty cổ phần Cấp nước TânHòa đang lấpmột giếng khoan tại quận Tân Phú ngày 16-6. Ảnh: NC
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook