3
Thời sự -
ThứBa23-8-2022
3 yếu tố then chốt để
phát triển côngnghiệp
quốc phònghiệnđại
TheoThủ tướng, một trong ba yếu tố then
chốt để phát triển công nghiệp quốc phòng
hiện đại là tiềm lực khoa học công nghệ,
nhân lực và xây dựng thể chế.
Ngày 22-8, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức
Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết
08-NQ/TW ngày 26-1-2022 của Bộ Chính trị khóa
XIII về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng
(CNQP) đến năm 2030 và những năm tiếp theo”.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh
Chính nhấn mạnh đây là hội nghị rất quan trọng, diễn
ra vào thời điểm cả nước và toàn Đảng đang tích
cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng, nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội, tăng cường mở rộng quan hệ đối
ngoại, củng cố quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng đã quán triệt, làm rõ các vấn đề chính
trị, lý luận, thực tiễn và chỉ ra những nhiệm vụ, giải
pháp phát triển CNQP theo hướng chủ động, tự lực,
tự cường, lưỡng dụng, hiện đại trên ba yếu tố then
chốt. Gồm tiềm lực khoa học công nghệ, nhân lực và
xây dựng thể chế; phát triển CNQP lưỡng dụng; nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 08 đã đề ra.
Thủ tướng nhấn mạnh Nghị quyết 08 thể hiện sự
quan tâm sâu sắc, sự kỳ vọng và tin tưởng của Đảng,
Nhà nước và Nhân dân đối với ngành CNQP, cụ thể
hóa mục tiêu xây dựng quân đội đến năm 2025 cơ
bản tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc. Phấn
đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Việc thực hiện
Nghị quyết 08 cũng góp phần thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu
rộng, thực chất và hiệu quả.
Để tổ chức thực hiện thật tốt, có kết quả thiết thực
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, Thủ tướng đề nghị
các đại biểu tham dự hội nghị cần tiếp tục nhận thức
thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, ý nghĩa,
tầm quan trọng và nội dung của nghị quyết. Tiếp
tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tổ chức lại các cơ sở
CNQP nòng cốt, tiến tới thành lập tổ hợp CNQP bảo
đảm tinh, gọn, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại.
Xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao; coi trọng kết
hợp xây dựng, phát triển CNQP trong chiến lược xây
dựng, phát triển công nghiệp quốc gia. Xây dựng và
thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa
phương về phát triển CNQP…
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục tuyên truyền, quán
triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và các
nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Nghị quyết 08
của Bộ Chính trị đến đúng đối tượng, đảng viên và
cán bộ, chiến sĩ.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần nắm
vững, hiểu sâu, thực hiện đúng, thực hiện nghiêm
Nghị quyết 08; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận
thức, thống nhất cao ý chí và hành động để phát
triển CNQP gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn
của công nghiệp quốc gia. Từ đó đủ sức mạnh,
tiềm lực, khả năng phục vụ có hiệu quả các mục
tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai
đoạn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc.
VIẾT THỊNH
CHÂNLUẬN
S
áng22-8,ỦybanThường
vụQuốc hội (UBTVQH)
và Chính phủ tổ chức
Hội nghị đánh giá tình hình
thực hiện Kế hoạch số 81/
KH-UBTVQH15 ngày 5-11-
2021 và triển khai chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Không còn “giao
phó” theo nghĩa
“giao cho cấp phó”
Phát biểu tại hội nghị, Chủ
tịch QH Vương Đình Huệ
nhấn mạnh cần quán triệt và
thực hiện nghiêm túc tinh
thần chỉ đạo của trung ương
về phòng chống tham nhũng;
xây dựng các cơ chế, quy
định để phòng chống tham
nhũng, tiêu cực ngay trong
công tác xây dựng pháp luật.
Theo đó, tuyệt đối không để
xảy ra tình trạng tham nhũng
chính sách, lồng ghép lợi ích
nhóm, cục bộ hoặc nghiêng
về tạo thuận lợi cho cơ quan
quản lý nhà nước mà thiếu
sự đồng hành với người dân
và cộng đồng doanh nghiệp.
Đánh giá cao sự phối hợp,
đồng hành giữa các cơ quan
của QH với các cơ quan trình
rất chặt chẽ, không phân biệt
“quyền anh, quyền tôi”, Chủ
tịchQH cho rằng đến lần trình
QH thứ hai thì “đổi vai hay
không đổi vai” - cơ quan nào
chủ trì báo cáo QH - cũng
không còn quan trọng nữa.
Cũng theo Chủ tịch QH,
thời gian qua, lãnh đạo Chính
phủ, các bộ trưởng hết sức
tích cực, dành nhiều thời
gian hơn cho công tác xây
dựng pháp luật, không còn
tình trạng “giao phó - giao
cho cấp phó” như trước đây
nữa. Do đó, “chúng ta phải
tiếp tục cơ chế phối hợp từ
sớm, từ xa và cộng đồng trách
nhiệm, lắng nghe lẫn nhau,
lắng nghe người dân, cộng
đồng doanh nghiệp. Theo
cách thức này thì các dự án
luật dù khó mấy chúng ta
cũng làm được và đạt được
sự đồng thuận cao” - Chủ tịch
QH nhấn mạnh.
Chủ tịch QH cũng yêu cầu
cần tiếp tục đổi mới quy trình
xâydựngpháp luật;UBTVQH
và Chính phủ tăng cường các
lệnh, dự thảo nghị quyết có
đáp ứng đủ yêu cầu để đưa
vào chương trình. Trong đó,
cần lưu ý dự án luật, pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết có
đáp ứng đủ điều kiện để trình
ra QH hay không.
Cùng đó là tiếp tục triển
khai các giải pháp đổi mới đã
được thực tiễn kiểm nghiệm,
có hiệu quả nhằm đẩy nhanh
tiến độ xem xét, cho ý kiến
và thông qua luật, nghị quyết
tại kỳ họp QH. Từ đó, tạo cơ
sở để rút ngắn thời gian tiến
hành kỳ họp nhưng vẫn bảo
đảmhiệu quả và nâng cao chất
lượng của công tác lập pháp;
“Tuyệt đối không để
xảy ra tham nhũng
chính sách”
phiên họp chuyên đề xây dựng
luật, bố trí thời gian phù hợp để
thảo luận, xem xét kỹ lưỡng;
tổ chức các hội nghị đại biểu
QH chuyên trách. Đặc biệt,
Chủ tịch QH nhấn mạnh cần
đổi mới cách thức lấy ý kiến
của nhân dân, chuyên gia...
Cần nâng chất
phản biện xã hội
Tại hội nghị,
UBTVQH
yêu cầu các cơ quan của
QH, trong quá trình thẩm
tra, giúp UBTVQH tiếp thu
chỉnh lý các dự án cần thể
hiện quan điểm đối với đề
nghị xây dựng luật, pháp
hướng dẫn thực hiện các khâu
của quy trình xây dựng pháp
luật hợp lý để thực hiện đồng
bộ, thống nhất.
UBTVQHyêu cầu thời gian
tới, các cơ quan của QH cần
tích cực, chủ động theo dõi,
nắmbắt tiến độ của các dự án,
thường xuyên phối hợp chặt
chẽ, đôn đốc cơ quan chủ trì
soạn thảo để bảo đảm tiến độ,
chất lượng.
UBTVQH cũng đề nghị
Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam, Hội Luật gia Việt
Nam, Liên đoàn Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) tiếp tục phối hợp chặt
chẽ, nâng cao chất lượng phản
biện xã hội, chủ động tham
gia đóng góp ý kiến đối với
các dự án luật, pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết.•
Theo Chủ tịch QH,
chúng ta phải tiếp
tục cơ chế phối hợp
từ sớm, từ xa và
cộng đồng trách
nhiệm, lắng nghe
lẫn nhau, lắng nghe
người dân, cộng
đồng doanh nghiệp.
Theo Chủ tịchQuốc hội Vương ĐìnhHuệ, cần xây dựng các cơ chế,
quy định để phòng chống thamnhũng, tiêu cực ngay trong công tác
xây dựng pháp luật.
Thủ tướngPhạmMinhChínhphát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Ảnh: VGP
Tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Hoàng Thanh Tùng cho biết sau chín tháng
triển khai Kết luận số 81, đến nay đã hoàn
thành 49,6%tổng sốnhiệmvụ lậpphápđề ra.
Từ đầu nămđến nay, QH đã thông qua sáu
luật, tám nghị quyết; UBTVQH đã thông qua
hai pháp lệnh, hai nghị quyết; tại kỳ họp thứ
ba, QH đã xem xét, cho ý kiến sáu dự án luật.
Đối với các dự án luật đã được QH cho ý
kiến, ngay sau kỳ họp QH, các cơ quan đã
tích cực nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại
biểu QH để chỉnh lý. Đến nay đã có 5/6 dự án
được UBTVQH xem xét, cho ý kiến.
Tuy vậy, một số tồn tại, hạn chế cần được
khắc phục, rút kinh nghiệm như một số cơ
quan, tổchức chưa kịp thời banhànhkếhoạch
triển khai thực hiện, chậm gửi báo cáo hoặc
báo cáo không đầy đủ nội dung theo yêu cầu
về kết quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ
lập pháp được giao…
Đoàn chủ tịch hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
ChủtịchQuốchộiVươngĐìnhHuệvàBộtrưởngBộCônganTôLâm
bên lề hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Hoàn thành 49,6% tổng số nhiệm vụ lập pháp