191-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa23-8-2022
Đề nghị của luật sư về con rể cựu chủ tịch
Bị cáoNguyễnĐại Dương (con rể cựu chủ tịchTổng công ty 3/2Nguyễn
Văn Minh) bị VKS đề nghị phạt 6-7 năm tù về tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
VKS cáo buộc dù không đứng tên góp vốn, thành lập Công ty Âu Lạc
nhưng Dương đã nhờ ông Dương Đình Tâm đứng tên 45% vốn điều lệ
và là người trực tiếp điều hành công ty này.
Sau khi Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng trái phép khu đất 43 ha và
30%vốn góp tại Công tyTân Phú, Dương trực tiếp thỏa thuận với Công ty
KimOanh, ký hợp đồng hứa mua hứa bán để chuyển nhượng lại toàn bộ
vốn góp của Công ty Âu Lạc tại Công tyTân Phú cho Công ty KimOanh…
Tự bào chữa, bị cáo Dương thêm một lần phủ nhận việc thỏa thuận
với cha vợ cũng như việc góp vốn rồi nhờ người đứng tên cổ phần tại
Công ty Âu Lạc. Bào chữa cho Dương, luật sư đưa ra nhiều căn cứ cho
rằng thân chủ không phạm tội, đề nghị HĐXX tuyênDương không phạm
tội và trả tự do cho bị cáo.
Với khu đất 43 ha, ông Liêm nhắc
đến cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy
vào tháng 4-2017, khi ấy ông chỉ
nhận thức Tổng công ty 3/2 muốn
chuyển nhượng 30% vốn góp ở
Công ty Tân Phú cho tư nhân để
lấy tiền đầu tư dự án khác.
“Khi đó, Thường trực Tỉnh ủy
đều thống nhất như thế chứ không
ai nói đến việc chuyển nhượng đất.
Tổng công ty 3/2 thực hiện không
đúng với chủ trương của Tỉnh ủy
về việc chuyển nhượng đất” - bị
cáo tự bào chữa.
Cựu chủ tịch cho rằng khi biết
Tổng công ty 3/2 có vi phạm, Thường
trực Tỉnh ủy đã có thái độ rất kiên
quyết, dứt khoát trong việc điều
tra, xử lý cũng như khắc phục hậu
quả. Bị cáo mong tòa xem xét cho
mình được hưởng mức án nhẹ nhất
vì không có động cơ vụ lợi hay lợi
ích nào khác…
Xin miễn hình phạt cho
cựu phó bí thư
Một bị cáo khác là ông Phạm
Văn Cành, cựu phó bí thư thường
trực Tỉnh ủy Bình Dương, bị VKS
đề nghị mức án 4-5 năm tù về tội
vi phạm quy định về quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí.
Theo cáo buộc, ông Cành cùng
hai bị cáo Trần Văn Nam (cựu bí
thư Tỉnh ủy) và Trần Thanh Liêm
là những cá nhân chịu trách nhiệm
cao nhất trong việc thống nhất chủ
trương, quyết định và chỉ đạo Tổng
công ty 3/2 chuyển giao khu đất 43
ha và 30% vốn góp tại Công ty Tân
Phú về cho Công ty Impco.
Tuy nhiên, tại cuộc họp Thường
trực Tỉnh ủy hồi tháng 4-2017, khi
biết Tổng công ty3/2 đã chuyển
nhượng trái phép khu đất 43 ha,
ông Cành không những không
yêu cầu cầu hủy bỏ hợp đồng mà
còn đồng ý theo ý kiến của ông
Nam cho tổng công ty này chuyển
nhượng nốt 30% vốn góp. Việc
này đồng nghĩa Nhà nước mất
toàn bộ quyền quản lý tài sản tại
dự án trên khu đất 43 ha, gây thiệt
hại 984 tỉ đồng.
Trước khi phiên tòa mở, ông
Cành vừa phẫu thuật loại bỏ khối
u ở não. Vì lý do sức khỏe, bị cáo
có đơn xin xét xử vắng mặt và được
HĐXX chấp thuận.
TUYẾNPHAN
N
gày 22-8, TAND TP Hà Nội
tiếp tục phiên xử 28 bị cáo
trong vụ bán rẻ đất vàng xảy
ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất
nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng
công ty 3/2).
Cựu chủ tịch tỉnh nói
không vụ lợi
Ông Trần Thanh Liêm, cựu chủ
tịch UBND tỉnh Bình Dương, bị
VKS đề nghị mức án 9-10 năm tù
về tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát lãng phí.
Ông Liêm cùng một số lãnh đạo
Tỉnh ủyBìnhDương bị cáo buộc biết
Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng
trái phép khu đất 43 ha nhưng không
yêu cầu hủy bỏ giao dịch này mà
lại đồng ý cho tổng công ty bán nốt
30% vốn tại Công ty Tân Phú, gây
thiệt hại 984 tỉ đồng.
Ông Liêm cũng là người ký quyết
định phê duyệt giá trị Tổng công
ty 3/2 khi cổ phần hóa, không bao
gồm khu đất 145 ha, dẫn tới thiệt
hại hơn 4.000 tỉ đồng.
Tự bào chữa, ông Liêm cho rằng
nhận nhiệm vụ chủ tịch UBND tỉnh
vào cuối năm 2015 nên không nắm
được tình hình hoạt động của Tổng
công ty 3/2, cũng không được bàn
giao cụ thể để quản lý đơn vị này.
Về sai phạm đối với khu đất 145
ha, ông Liêm trình bày rằng nhận
thức Tổng công ty 3/2 thuộc Tỉnh
ủy nên không theo dõi, không có
nhiều thông tin. “Bị cáo không theo
dõi, không thường xuyên kiểm tra
việc cổ phần có đúng hay không
nên để xảy ra sai sót” - ông Liêm
phân trần.
Bị cáo Trần Thanh Liêm, cựu chủ tịchUBND tỉnh BìnhDương. Ảnh: UYÊNTRANG
Cựu chủ tịch Bình Dương xin
mức án nhẹ nhất
Ông TrầnThanh Liêm, cựu chủ tịchUBND tỉnh BìnhDương, mong tòa cho hưởngmức án nhẹ nhất
vì không có động cơ vụ lợi hay lợi ích nào khác…
Bào chữa cho ông Cành, luật sư
cho rằng quá trình điều tra, truy tố,
thân chủ của mình luôn thừa nhận
hành vi sai phạm. Theo luật sư,
Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương
đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng
vẫn không ngăn chặn được sự việc
xảy ra. Thêm vào đó, các bị cáo tại
Tỉnh ủy cũng xuất phát từ mong
muốn giữ uy tín của Tỉnh ủy mà
dẫn đến sai phạm…
Luật sư còn nêu quan điểm cho
rằng cáo buộc của VKS liên quan
đến con số thiệt hại hơn 984 tỉ đồng
là chưa xác đáng vì thời điểm mà
cơ quan tố tụng căn cứ để tính thiệt
hại chưa hợp lý.
Cuối phần bào chữa, luật sư đưa
ra các tình tiết giảm nhẹ, trong đó
nhấn mạnh việc bị cáo Cành vừa
trải qua đợt điều trị loại bỏ khối
u ở não, phạm tội lần đầu và có
vai trò không đáng kể. Luật sư đề
nghị HĐXX cho thân chủ được
áp dụng chính sách khoan hồng
đặc biệt, miễn hình phạt đối với
bị cáo.•
Ròng rãkêuoan30năm,mẹ con cụbà85 tuổi được xin lỗi vàbồi thường5 tỉ
Ông Liêm cũng là người
ký quyết định phê duyệt
giá trị Tổng công ty 3/2
khi cổ phần hóa, không
bao gồmkhu đất 145 ha,
dẫn tới thiệt hại hơn
4.000 tỉ đồng.
Ngày 22-8, luật sư Hà Công Tâm (Đoàn Luật sư TP
Hà Nội) cho biết TAND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự,
liên quan đến việc yêu cầu xin lỗi và bồi thường cho
người bị oan.
Luật sư Tâm là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho cụ Nguyễn Thị May (85 tuổi), cùng hai con là Trần
Thị Nga (58 tuổi) và Trần Ngọc Hùng (53 tuổi, đều trú tại
TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng). Đây là ba nhân vật trong
loạt bài
“Cụ bà 83 tuổi và 2 con kêu
oan suốt 30 năm”
mà báo
Pháp Luật
TP.HCM
từng phản ánh.
Theo quyết định của tòa án, VKS
quân sự Quân khu 1 đồng ý bồi
thường cho ba mẹ con cụ May 5 tỉ
đồng, trong đó cụ May 1,5 tỉ đồng,
ông Hùng 2 tỉ đồng và bà Nga 1,5 tỉ
đồng. Phía VKS cam kết thực hiện
chi trả ngay sau khi có nguồn kinh
phí đảm bảo.
Về yêu cầu phục hồi danh dự, VKS
quân sự Quân khu 1 sẽ đăng báo xin lỗi và cải chính công
khai trên năm số báo tỉnh Cao Bằng, đồng thời sẽ cấp lại
quyết định đình chỉ bị can cho ba mẹ con cụ May.
Theo nội dung vụ án oan, tối 7-2-1988, Thượng úy
Lê Danh Tân (công tác tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao
Bằng) trên đường trả phép có ghé nhà cụ May ngủ nhờ.
Khoảng 4 giờ hôm sau, Thượng úy Tân bị ngã xuống hố
phân heo, dẫn tới tử vong.
Tháng 3-1988, VKS quân sự tỉnh Cao Bằng (nay là
VKS quân sự Quân khu 1) đã khởi
tố ông Hùng về tội giết người. Hai
tháng sau, cụ May và bà Nga cùng bị
khởi tố về tội danh trên.
Tháng 3-1991, VKS quân sự Quân
khu 1 đình chỉ bị can đối với ba mẹ
con cụ May vì không đủ chứng cứ
chứng minh hành vi phạm tội. Ba mẹ
con cụ May được trả tự do sau khi
cụ May bị tạm giam năm tháng, ông
Hùng 22 tháng và bà Nga hai tháng.
Kể từ đó, do không nhận được
giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác định mình không
phạm tội, cụ May đã gửi đơn khắp nơi kêu oan và yêu cầu
bồi thường. Mãi đến tháng 5-2020, VKS quân sự Quân
khu 1 trả lời đơn theo hướng không có căn cứ để giải
quyết. Cụ May khiếu nại nhưng cơ quan này vẫn bảo lưu
quan điểm.
Từng trả lời báo
Pháp Luật TP.HCM,
đại diện VKS
quân sự Quân khu 1 khẳng định không có căn cứ để xin
lỗi công khai cũng như bồi thường oan cho ba mẹ con
cụ May.
Tháng 10-2021, ba mẹ con cụ May khởi kiện VKS quân
sự Quân khu 1, yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường.
Ban đầu, cụ May yêu cầu bồi thường 15 tỉ đồng, sau đó
điều chỉnh xuống còn 10 tỉ đồng.
Tháng 4-2022, trong quá trình thụ lý vụ án, TAND
tỉnh Cao Bằng tổ chức buổi kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận công khai chứng cứ; đồng thời tiến hành phiên hòa
giải giữa nguyên đơn và bị đơn. Sau một số lần làm
việc, hai bên đi đến thống nhất và đạt được thỏa thuận
như đã nêu.
PHÚC BÌNH
CụNguyễnThịMaytrongmộtlầntraođổivớiPV.
Ảnh:TUYẾNPHAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook