194-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu26-8-2022
LongAn
khẩn trương thuhồi
vàđóng cửa cáchầm
đất đãkhai thác
Hiện toàn tỉnh Long An có 640 hầm đất với
hơn 1.000 ha trải đều ở các huyện, thị xã.
Đến nay, tỉnh đã thu hồi và chỉnh lý về đất
đai được hơn 440 hầm. Số còn lại đang được
các địa phương vận động người sử dụng đất
thực hiện giao trả lại đất và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho Nhà nước quản lý theo
quy định.
Ông Võ Minh Thành, Giám đốc Sở TN&MT
tỉnh Long An,​cho biết: “Đối với doanh nghiệp
đã vận động được thời gian nhưng không bàn
giao giấy chứng nhận này và người dân cũng
không khiếu nại thì UBND cấp huyện tiến
hành thu hồi giấy và đóng cửa hầm.
Trường hợp người dân kiên quyết không
bàn giao mà theo rà soát trước đây người dân
đã chuyển nhượng cho doanh nghiệp rồi thì
cũng thực hiện hủy giấy và đóng cửa các hầm
đất này”.
Tại thị xã Kiến Tường, với gần 70 hầm đất
được khai thác phục vụ công trình san lấp
cụm, tuyến dân cư vượt lũ vào năm 2002-
2003, thị xã này đã chủ động rà soát, phân
loại và thu hồi được khoảng 90% để giao cho
UBND các xã, phường quản lý. Hiện các hầm
đất chủ yếu phục vụ nhu cầu tưới, tiêu vào
mùa khô. Thị xã cũng đã xin ý kiến để kêu gọi
đầu tư vào các hầm đất để tạo nguồn thu ngân
sách.
Ông La Văn Hâu, Phó Trưởng phòng
TN&MT thị xã Kiến Tường, cho biết: “Thực
hiện sự chỉ đạo của UBND thì ngành môi
trường cũng đã trồng cây hết tất cả hầm đất và
làm hàng rào, cắm biển báo tại các hầm đất để
không cho người dân đến tắm giặt, bơi… làm
xảy ra tai nạn không đáng có”.
Còn tại huyện Tân Thạnh, trên địa bàn
huyện có 64 hầm đất đã khai thác xong và hầu
hết đều không được cấp phép, do đó cũng gây
khó khăn cho công tác thu hồi. Song với sự
quyết tâm của địa phương nên đến nay, huyện
đã thu hồi và đóng được 46 cửa hầm.
Ông LCT, người dân xã Nhơn Hòa, huyện
Tân Thạnh, Long An, cho biết: “Người dân
chúng tôi quan tâm đến vấn đề an toàn tại các
hầm đất trên địa bàn. Nhiều hầm đất đã khai
thác xong từ lâu, rộng hàng chục hecta nhưng
việc đóng cửa mỏ, lắp biển cảnh báo, hàng
rào chắn... hầu như chưa có hoặc có thì cũng
đã xuống cấp, bị mất. Chúng tôi tự cảnh báo
nhau, nhắc các cháu nhỏ không đến gần hoặc
bơi, tắm vì rất nguy hiểm”.
Theo chủ trương của tỉnh Long An, sau khi
thực hiện đóng hoàn thành các cửa hầm đã
được khai thác, tỉnh sẽ cho chủ trương bán đấu
giá các hầm đất này để sử dụng cho mục đích
như nuôi trồng thủy sản, hồ chứa nước ngọt...
Qua đó hạn chế được tình trạng lãng phí đất
công và phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
HUỲNH DU
CầnsớmlàmgaBìnhTriệu
vàThủThiêmởTPThủĐức
Theo chuyên gia, việc xây dựng hai ga đường sắt Bình Triệu vàThủThiêm
là rất quan trọng đối với hệ thống giao thông khu vực nên cần sớmđược
triển khai thực hiện.
HUYVŨ
Đ
ại diện Ban quản lý dự án
đường sắt (Cục Đường
sắt Việt Nam) cho biết cả
hai dự án ga Bình Triệu và ga
Thủ Thiêm vẫn đang được tiến
hành các bước theo quy định.
Trong đó, ga Thủ Thiêm đang
trình chủ trương đầu tư, còn ga
Bình Triệu đang trong quá trình
lập quy hoạch.
Cơ quan chức năng
nói gì?
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ông Phan Công Bằng, Phó Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM, cho
biết: “Sở GTVT TP đã có văn
bản gửi Bộ GTVT về việc đẩy
nhanh triển khai hai nhà ga Thủ
Thiêm và Bình Triệu. Tuy nhiên,
đến nay Bộ GTVT chưa có phản
hồi văn bản của sở”.
Cụ thể, Sở GTVT TP đã có
văn bản đề nghị Bộ GTVT sớm
triển khai thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng, tái định cư đối
với ga Bình Triệu và công tác
quy hoạch chi tiết 1/500 đối với
ga Thủ Thiêm theo quy hoạch
mạng lưới đường sắt. Việc này
thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh
Tuấn tại cuộc họp ở TP.HCM
ngày 26-3-2021.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
,
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt
NamVũ Quang Khôi thông tin:
“Về nội dung thực hiện dự án
hai nhà ga Bình Triệu và Thủ
Thiêm, Bộ GTVT đã giao cho
Ban quản lý dự án đường sắt”.
Dự án được quy hoạch cách đây 20 năm
Từ năm 2002, dự án ga Bình Triệu được phê duyệt chi tiết sử dụng
đất tỉ lệ 1/2000 khu đầu mối giao thông và dân cư Bình Triệu.
Đến tháng 4-2013, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 tại Quyết
định 568. Theo đó, Thủ tướng đồng ý xây dựngmới các ga, bao gồm
ga khách trung tâm là ga Sài Gòn với diện tích 6,14 ha và ga khách
kỹ thuật phía bắc là ga Bình Triệu với diện tích 41 ha.
Theo quy hoạch, dự án ga Thủ Thiêm (ga đầu mối bao gồm tuyến
đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt nhẹ TP.HCM - sân
bay Long Thành; tuyến metro số 2, BRT số 1) được Chính phủ phê
duyệt từ năm 2013. Hiện TP đã cập nhật phạm vi nhà ga Thủ Thiêm
vàođồ ánđiều chỉnhquy hoạchphân khu tỉ lệ 1/2000 khuđô thị chỉnh
trang kế cận khu đô thị mớiThủThiêm, diện tích nhà ga là 14,7163 ha.
Chuyên gia cho rằng
việc có ga Bình Triệu
và ga Thủ Thiêm sẽ
giúp quy hoạch vùng
hoàn thiện hơn, tác
động cả đến quy hoạch
không gian, đô thị
vùng phía Nam.
TP.HCMkiến nghị BộGTVT sớmtriển khai thực hiện công tác giải phóngmặt bằng, tái định cư đối với ga Bình Triệu. Ảnh: HUY VŨ
Long An đã thu hồi và chỉnh lý được hơn 440 hầmđất
theo đúng quy định. Ảnh: HD
Ông Khôi thông tin thêm Cục
Đường sắt Việt Nam là bên quản
lý nhà nước về việc xây dựng
quy hoạch, Ban quản lý dự án
đường sắt là bên triển khai quy
hoạch mạng lưới đường sắt. Quy
hoạch này đã được Thủ tướng
phê duyệt (quy hoạch mạng lưới
đường sắt thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050).
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ông Vũ Hồng Phương, Giám
đốc Ban quản lý dự án đường
sắt, cho biết hai nhà ga này
nằm trong dự án các nhà ga
đầu mối, hiện nay chưa có dự
án chi tiết cụ thể.
“Dự án gaThủThiêmmới đang
trình chủ trương đầu tư. Nhà ga
này sẽ kết nối các tuyến đường
sắt. Còn quy hoạch tổng thể dự
án ga Bình Triệu được thực hiện
theo quy hoạch. Hiện nay, dự
án vẫn đang trong quá trình lập
quy hoạch nên chưa được triển
khai” - ông Phương nói thêm.
Cần triển khai sớm
“Ga Bình Triệu là ga đầu mối
các tuyến đường sắt đi các tỉnh
phíaNam. Trong quy hoạch vùng
thì Bộ Xây dựng, Bộ GTVT có
đề xuất hình thành các tuyến
đường sắt để vận tải hành khách,
hàng hóa về các tỉnh miền Tây,
miền Đông…” - ông Khương
VănMười, nguyên Chủ tịch Hội
Kiến trúc sư TP.HCM, cho biết.
Theo ông Mười, ở TP.HCM
có các ga đầu mối là ga Thủ
Thiêm và ga Bình Triệu. Trong
đó, ga Thủ Thiêm là ga đầu mối
của tuyến đường sắt tốc độ cao
Bắc - Nam, tuyến đường sắt nhẹ
TP.HCM - sân bay Long Thành,
tuyến metro số 2, BRT số 1.
Còn ga Bình Triệu ngoài là
đầu mối kết nối tàu đi Mộc Bài
(Tây Ninh), Cần Thơ, nối ra Nha
Trang, còn có thể phục vụ thêm
cho nhu cầu vận tải nội thành
(kết nối với ga Sài Gòn).
“Đây là quy hoạch đã được
nghiên cứu rất kỹ. Trong hệ thống
vận tải công cộng thì đường sắt
vận chuyển khối lượng hành
khách đông nhất, giúp giảm bớt
ùn tắc và rất quan trọng trong hệ
thống giao thông liên vùng, giúp
phát triển kinh tế qua việc luân
chuyển hàng hóa” - ông Mười
phân tích.
Vì vậy theo ông Mười, việc
TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT
cho triển khai sớm hai ga này
là rất chính xác vì tốc độ phát
triển khu vực Nam bộ đang diễn
ra rất nhanh, số lượng hàng
hóa và giao thông đang tăng
từng ngày. Việc có hai ga này
sẽ giúp quy hoạch vùng hoàn
thiện hơn, tác động cả đến quy
hoạch không gian, đô thị vùng
phía Nam.
Ngoài ra, ông Mười cũng cho
rằng vùng đất Thủ Thiêm được
nghiên cứu theo hướng là khu
vực kết nối giao thông đường bộ,
đường sắt, đặc biệt quan trọng
là kết nối sân bay Long Thành.
“Một ga đầu mối Bình Triệu
thì quá ít so với quy mô phát
triển trong tương lai nên chúng
ta cần thêm ga đầu mối là Thủ
Thiêm. Đầu mối của ga rất quan
trọng, hiện nay chúng ta chỉ
có vài tuyến với chục đầu máy
toa tàu nhưng tương lai sẽ rất
nhiều” - ông Mười nói.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook